Tái diễn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt
Huyện Xuân Lộc là địa bàn có tuyến đường sắt đi qua dài nhất so với các địa phương khác trong tỉnh. Tình hình vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt thời gian qua ở địa phương này cũng diễn ra khá phức tạp.
Dù đã được làm hàng rào tôn lượn sóng, nhưng người dân vẫn xây dựng công trình nhà ở, ki-ốt trái phép ngay trong hành lang an toàn đường sắt tại xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc). Ảnh: T.Hải
Mặc dù các cơ quan chức năng của huyện Xuân Lộc đã ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trong hành lang ATGT đường sắt nhưng tình trạng vi phạm vẫn tái diễn, khiến nguy cơ mất ATGT còn cao.
* Vi phạm tràn lan
Ông Hoàng Nghĩa Cường, Trưởng ga đường sắt Ga Gia Ray (xã Xuân Trường) cho hay, những năm trước cung đường này khá phức tạp vì tình trạng nhiều người dân tự mở lối đi dân sinh cắt ngang qua đường sắt và đã xảy ra nhiều trường hợp thương vong do băng qua đường sắt.
“Từ nay đến hết tháng 12-2019, địa phương và các ngành chức năng phải giải quyết dứt điểm các công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép trong hành lang ATGT đường sắt và phải có văn bản báo cáo với UBND tỉnh. Nếu không quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc thì tai nạn đường sắt còn tiếp tục xảy ra” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh chỉ đạo.
Sau khi ngành đường sắt phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các tuyến đường song hành; đồng thời rào tất cả các lối đi tự phát thì tình hình ATGT tại đoạn đường này đã được cải thiện. Tuy nhiên qua kiểm tra, tình hình các hộ dân xây dựng vi phạm hành lang ATGT đường sắt vẫn còn tồn tại và diễn ra tràn lan. Có những trường hợp, người dân ngang nhiên xây ki-ốt, nhà cửa ngay cạnh đường sắt.
Cụ thể, chỉ trên đoạn đường sắt dài khoảng 10km thuộc địa bàn xã Xuân Trường và xã Suối Cao đã có gần 130 trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, có những công trình chỉ cách đường sắt khoảng 3m (theo quy định phải đảm bảo tối thiểu từ 8-8,6m). Trong đó, đặc biệt là trường hợp công trình vi phạm hành lang ATGT đường sắt đã xây dựng hoàn thành với quy mô lớn (hơn 139m2) của ông Trần Văn Thái thuộc xã Xuân Trường.
Theo ông Hoàng Nghĩa Cường, công trình này vi phạm đã nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ngành đường sắt đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tự nguyện tháo dỡ. Tuy nhiên, hộ dân này cố tình không chấp hành, sắp tới các ngành chức năng sẽ áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý nhằm trả lại hành lang đường sắt thông thoáng.
Tương tự, tại khu vực thuộc xã Xuân Thọ có đến hàng chục ki-ốt, nhà dân ngay trong hành lang ATGT đường sắt. Thậm chí, các ngành chức năng dù đã tiến hành xây dựng đường gom, làm hàng rào tôn lượn sóng ngăn không cho người dân tái lấn chiếm hoặc tự ý mở các lối đi ngang qua đường sắt, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.
Video đang HOT
Ông Đào Văn Hà (ngụ ấp Thọ Phúc, xã Xuân Thọ) cho biết, nhiều người xây dựng ki-ốt rồi tổ chức buôn bán đủ loại hàng hóa cho đến làm nhà ở kiên cố ngay cạnh đường sắt. Để đi lại dễ dàng, băng từ bên này sang bên kia đường, họ còn mở các lối đi ngang qua đường sắt nên rất nguy hiểm. Vào ban đêm, khi chạy tàu ngang đây nếu lái tàu không quan sát kỹ thì nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao do nhiều người tự tiện đi lại trên đường sắt.
“Cần phải xử lý nghiêm những trường hợp này bởi người này lấn chiếm được thì người khác cũng làm theo. Địa phương khi phát hiện vi phạm phải dẹp ngay từ đầu, không để tái phạm hết lần này đến lần khác được” – ông Hà nói.
* Phải xử lý dứt điểm
Thừa nhận công tác triển khai các đường gom, xóa bỏ đường ngang dân sinh, bảo đảm hành lang ATGT đường sắt gặp nhiều khó khăn, Thượng tá Ngô Văn Tin, Phó trưởng Công an huyện Xuân Lộc cho rằng, tuyến đường sắt qua địa bàn huyện dài hơn 30km nên việc quản lý, giám sát tại một số địa bàn chưa được triệt để. Vẫn còn tình trạng người dân tự mở các lối đi để vào các khu vực canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Tại khu vực Ga Gia Ray (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc), các lối đi ngang qua đường sắt được mở trái phép, người dân vô tư đi lại nên rất nguy hiểm
Thời gian qua, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát các hộ dân sống dọc hành lang ATGT đường sắt và cho ký cam kết không vi phạm hành lang ATGT đường sắt, nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ lập biên bản, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, sau khi cho ký cam kết và xử lý thì người dân vẫn không chấp hành gây khó khăn trong việc dẹp vi phạm hành lang ATGT đường sắt.
“Để đảm bảo ATGT đường sắt, trong thời gian tới, đặc biệt là thời điểm cuối năm khi phát hiện nhà dân xây dựng công trình sai phạm chúng tôi sẽ tổng hợp, theo dõi để xử lý. Với những trường hợp kiên quyết không tự tháo dỡ công trình lấn chiếm sẽ bị cưỡng chế nhằm xỏa bỏ dứt điểm” – Thượng tá Ngô Văn Tin khẳng định.
Theo đánh giá của Ban ATGT tỉnh, để xảy ra tình trạng này là do công tác theo dõi và xử lý triệt để tình trạng người dân xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, dẫn đến một số trường hợp người dân cố tình vi phạm. Mặc dù, UBND tỉnh và Ban ATGT tỉnh đã có các văn bản nhắc nhở, yêu cầu huyện Xuân Lộc xử lý và báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như an toàn cho các chuyến tàu, huyện Xuân Lộc cần phối hợp với ngành đường sắt tiếp tục vận động người dân tự nguyện tháo dỡ. Những trường hợp cố tình không chấp hành cần có biện pháp mạnh hơn.
Thanh Hải
Theo Đongnai
Đầu tư cho vùng dân tộc, đất nghèo Xuân Lộc thành làng quê trù phú
Từ một vùng đất "nhiều không", gồm những xã xa xôi, hẻo lánh, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn để nâng cao thu nhập, giảm nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số...
Hộ nghèo giảm nhanh
Ấp Bình Hòa (xã Xuân Phú) có trên 30% dân số là đồng bào dân tộc Châu Ro. Nguồn thu nhập chính của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây bà con chỉ trồng 1 vụ lúa trong năm, nhưng từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bà con được tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây, con, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên giờ đây bà con đã biết thâm canh 2 - 3 vụ lúa/năm, năng suất lao động tăng lên, vì vậy thu nhập ngày càng được cải thiện.
Nhiều công trình, trụ sở làm việc ở xã Xuân Phú được xây dựng khang trang. Ảnh: Trang Thảo
Già làng Hùng Văn Xứng, người dân tộc Châu Ro ở ấp Bình Hòa cho biết, những năm gần đây số hộ nghèo trong ấp giảm nhanh, giờ chỉ còn vài hộ cận nghèo. Không chỉ kinh tế được cải thiện mà đời sống văn hóa của bà con dân tộc Châu Ro ở Bình Hòa cũng được nâng cao. Theo già làng Xứng, trước đây kinh tế khó khăn, chưa có nhà văn hóa, các lễ hội của đồng bào chỉ làm ở quy mô nhỏ lẻ hoặc diễn ra trong gia đình.
Nhưng từ năm 2004, khi được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng nhà văn hóa, nơi đây đã trở thành nhà lưu giữ những tư liệu, hình ảnh quý về ấp Bình Hòa, là nơi bà con tổ chức sinh hoạt, hội họp, diễn ra các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm.
Điều đáng mừng là công tác giáo dục cho các thế hệ măng non ở Bình Hòa ngày càng được chú trọng. Thầy giáo Tằng Vảy Sồi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ cho biết: Trước đây, việc vận động trẻ em đến trường rất khó khăn, nhưng giờ đây nhận thức của bà con dân tộc được nâng lên, việc vận động trẻ em đến trường đúng độ tuổi cũng thuận lợi hơn. Hiện, tỷ lệ học sinh con em bà con dân tộc Châu Ro trong độ tuổi đến trường đã đạt 100%, không có học sinh bỏ học.
Mặc dù Xuân Phú là xã có nhiều đồng bào có đạo, nhiều người dân tộc thiểu số, nhưng dường như không có sự khác biệt đáng kể nào về cảnh quan giữa các xóm, ấp. Trụ sở Đảng ủy xã, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã, trường học, trạm y tế... được bố trí dọc hai bên quốc lộ. Những con đường trải bê tông phẳng phiu, rộng rãi tỏa về các ấp với những ngôi nhà xây kiên cố, lưới điện, trang trại trồng rau sạch có hệ thống tưới phun sương... đã biến nơi đây thành một vùng quê trù phú.
Nhiều giải pháp nâng cao đời sống vùng dân tộc
Trương phong Dân tôc huyện Xuân Lộc Nguyên Thanh Ngoc cho biết, Xuân Lộc hiện có 24 dân tộc thiểu số với trên 20.000 ngươi (chiếm ty lê 8,03% dân số toàn huyện). Trong đo, có trên 9.300 ngươi dân tộc thiểu số la đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng. Co 174 đồng bào dân tộc thiểu số la đang viên đang sinh hoat tai cac chi bô.
Nhưng năm qua, cac công đông ngươi dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đa đóng gop chung vao viêc hoan thanh va vươt cac muc tiêu xây dưng quê hương như: co 97,8% khu, ấp va trên 99% hộ gia đình trong toan huyên được công nhận văn hóa; tích cực hô trơ nhau thoat ngheo, chăm lo hoc hanh cho con..., góp phần đưa Xuân Lộc trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Đồng Nai.
Từ một vùng kinh tế khó khăn với những phong tục truyền thống có phần lạc hậu, làng Chăm ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc đang đổi thay từng ngày nhờ những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước.
Công nhân đang xử lý trứng tại Trang trại gà Thanh Đức ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc. Ảnh: B.Nguyên
Được biết, làng Chăm ở ấp 4 có hơn 2.200 nhân khẩu, là làng Chăm lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 90% đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh tập trung sinh sống tại đây. Những năm trước đây, người làng Chăm thường sống cuộc sống khép kín, chỉ quan hệ với nhau trong bản làng. Hủ tục này khiến đời sống của đồng bào Chăm gặp không ít khó khăn. Chưa kể, kinh tế của làng chỉ phụ thuộc vào canh tác 2 vụ lúa nước nên cuộc sống càng thêm vất vả, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Những năm gần đây, được sự tuyên truyền, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, người dân làng Chăm đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Gia đình ông Abtukholick có hơn 1 ha đất canh tác, nhưng suốt nhiều năm trời, mảnh đất này không giúp đời sống của gia đình ông thoát cảnh đói nghèo luẩn quẩn. Cách đây 4 năm, được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Abtukholick đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Với số tiền này trong tay, ông chuyển sang chăn nuôi bò và chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang cây thanh long ruột đỏ.
Nhờ chăm chỉ lao động, nên vườn thanh long luôn tươi tốt cho năng suất cao, mỗi năm mang thu nhập về cho gia đình ông hơn 400 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, nay ông Abtukholick đã là một nông dân sản xuất giỏi.
Ông Abdohamit, Trưởng ban giao cả Thánh đường Hồi giáo làng Chăm, xã Xuân Hưng chia sẻ: "Nhờ Đảng, nhà nước quan tâm hỗ trợ nên kinh tế làng Chăm khấm khá lên rất nhiều, có đường, điện, trường học, con cái chúng tôi được học hành đầy đủ. Hơn nữa có nhiều công ty xí nghiệp về đây nên con em chúng tôi có việc làm ổn định, các gia đình ngày càng phát triển".
Cùng với đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, huyện Xuân Lộc đã có nhiều giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc trên địa bàn. Với việc triển khai các Chương trình 134, 135, các vùng dân tộc trên địa bàn đã mang một diện mạo mới: nhà ở, đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sạch sinh hoạt... được đầu tư, nâng cấp. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, 100% hộ dân có điện sản xuất và nước sạch sinh hoạt...
Trong giai đoạn 2010-2018, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản của huyện Xuân Lộc đạt 4-5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,69% năm 2008 xuống còn 0,85% vào năm 2018.
Theo Danviet
Ngăn chặn hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt Theo thống kê, trên toàn mạng đường sắt quốc gia hiện còn tồn tại hơn 4.000 lối đi tự mở và khoảng 1.500 đường ngang hợp pháp. Ngay trên địa bàn TP Hà Nội và một số địa phương như Hà Nam, Nam Định, nhiều vị trí hành lang an toàn giao thông (ATGT) đang bị người dân và kể cả các cơ...