Tái cơ cấu thị trường tài chính chưa như kỳ vọng
Tuy nhìn nhận nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng bước đầu đạt kết quả tích cực, nhưng đa số ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đánh giá, việc tái cơ cấu thị trường tài chính chưa đạt kết quả như kỳ vọng.
Bước đầu tích cực
Liên quan đến tái cơ cấu thị trường tài chính, Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đã giao Chính phủ triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành cơ cấu lại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường tài chính ổn định, lành mạnh;
Cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng; giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu;
Giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế; giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, thị trường chứng khoán phái sinh và tín dụng tiêu dùng.
Cơ cấu lại bộ máy quản lý thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Quan tâm bảo vệ người sử dụng các dịch vụ tài chính…
Soi chiếu lại kết quả thực hiện những yêu cầu trên của Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết 24/2016/QH14.
Theo đánh giá của Chính phủ, trong số 8 mục tiêu đề ra, đến nay sơ bộ có 4 mục tiêu đã hoàn thành và 4 mục tiêu có khả năng hoàn thành.
Quy mô và cơ cấu thị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng…
Theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu về cơ cấu lại nền kinh tế đến nay cho thấy nhiều kết quả tích cực.
Về việc thực hiện cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất về kết quả đạt được và những bất cập được nêu trong báo cáo của Chính phủ.
Theo đó, từ năm 2016, quá trình cơ cấu lại 3 lĩnh vực này đã có những chuyển biến mang tính căn cơ so với giai đoạn trước.
Video đang HOT
Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai trên nguyên tắc thận trọng và đạt được một số kết quả.
Các khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu cơ bản hoàn chỉnh, đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận sự phát triển của thị trường tài chính đang đặt ra một số vấn đề trong quản lý rủi ro.
Việc cấp vốn trung và dài hạn vẫn dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng. Công tác theo dõi, ứng phó biến động trên thị trường còn một số hạn chế…
Trong khi đó, dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, kết quả tái cơ cấu thị trường tài chính chưa đạt như mong đợi. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn quá phụ thuộc vốn vào ngân hàng như hiện tại đã kéo dài và gây nên nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Thế nhưng, đến nay quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính, tiền tệ chưa khắc phục được rõ nét tình trạng này.
Với kết quả tái cơ cấu thị trường tài chính đến thời điểm này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng còn khó khăn trong thu hút nhà đầu tư tư nhân để tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém. Còn một số vướng mắc trong công tác phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành để triển khai hiệu quả Nghị quyết 42 của Quốc hội…
Tiếp tục nỗ lực tái cơ cấu
Liên quan đến giải pháp tái cơ cấu thời gian tới, để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội, Chính phủ đặt mục tiêu đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, xây dựng thị trường vốn nhằm bảo đảm hiệu quả trung gian tài chính, cân bằng giữa phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Cùng với đó là giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng đến mức phù hợp so với tăng trưởng GDP (tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 14 – 16% vào năm 2020).
Trên cơ sở kết quả thẩm tra kế hoạch của Chính phủ về tiếp tục tái cơ cấu thị trường tài chính thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra những định hướng lớn trong giai đoạn 2019 – 2020.
Theo đó, cơ quan này đề nghị Chính phủ tập trung bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng pháp luật, thể chế, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng.
Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, tháo gỡ các rào cản trong quá trình tổ chức triển khai.
Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đồng thời tăng cường tính trách nhiệm và giải trình của các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu trong việc hoàn thành các nhiệm vụ, đặc biệt là nhóm nhiệm vụ về hình thành đồng bộ và phát triển các thị trường yếu tố sản xuất…
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn ở mức sơ khai
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Qua quá trình tái cơ cấu, đến nay thị trường tài chính từng bước chuyển dịch lên cấp độ phát triển cao hơn với những thành tựu trong phát triển thị trường vốn, giảm sức ép cho thị trường tiền tệ. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ mức 28% năm 2016 lên mức dự kiến đạt 36,4% năm 2018. Tuy nhiên, các thị trường yếu tố sản xuất còn lại nhìn chung vẫn chậm phát triển. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn ở mức sơ khai, quy mô nhỏ.
Để tiếp tục tái cơ cấu hiệu quả nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng, cần triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 24 và theo dõi, bám sát tình hình thực hiện để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh kế hoạch, lộ trình triển khai trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường vốn
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại nhiều quốc gia, nếu doanh nghiệp cần 10 đồng để khởi nghiệp, thì họ chỉ cần có 6 đồng, còn lại đi vay 4 đồng. Để có nguồn vốn dài hạn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thường huy động qua thị trường vốn, chỉ lượng vốn lưu động nhỏ mới vay ngân hàng.
Còn ở ta, hễ bắt đầu kinh doanh là người dân nghĩ ngay đến việc vay vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ vốn tự có rất thấp.
Tình trạng doanh nghiệp quá phụ thuộc vào vốn ngân hàng không chỉ gây nên những rủi ro cho chính họ, mà cả hệ thống ngân hàng. Điều này đã được thể hiện trong thời gian qua.
Để khắc phục hiện trạng trên, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính cần được thúc đẩy theo hướng đảm bảo cân bằng hơn tỷ lệ vốn mà thị trường tiền tệ và thị trường vốn tài trợ cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, cần có các hình thức tạo thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường vốn. Về phần mình, để huy động được vốn qua thị trường vốn, ngoài việc nâng cao tính minh bạch, các doanh nghiệp cần có ý tưởng kinh doanh sáng tạo, khả thi để tạo được sức hấp dẫn trong quá trình huy động các nguồn vốn trong xã hội.
Nguyễn Hữu
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ủy ban chứng khoán yêu cầu công ty chứng khoán đảm bảo hệ thống giao dịch
Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Phạm Hồng Sơn yêu cầu các công ty chứng khoán phải đảm bảo hệ thống công nghệ thông suốt trong giao dịch.
Tại Hội nghị thành viên thường niên 2018 do hai Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức ngày 26/10, vấn đề lỗi hệ thống giao dịch của một số công ty chứng khoán được nêu lên đúng thời điểm ngày 25/10 vừa qua xuất hiện tình trạng lỗi hệ thống của một công ty chứng khoán khiến nhà đầu tư không thể đặt lệnh.
Việc hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán phát sinh lỗi là điều khó tránh. Tuy nhiên lỗi nảy sinh trong tình huống thị trường biến động mạnh sẽ khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại lớn hơn và dễ gây bức xúc. Đã từng có các trường hợp lỗi hệ thống làm mất khả năng đặt lệnh xảy ra với cả công ty chứng khoán lớn nằm trong Top 10 của thị trường.
Đề cập trực tiếp đến rủi ro này, ông Phạm Hồng Sơn yêu cầu các công ty chứng khoán cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, cải thiện chỉ số an toàn tài chính; đồng thời, cần nâng cao hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo giao dịch trên thị trường thông suốt hơn nữa trong thời gian tới.
Thông điệp mạnh mẽ được đưa ra trong thời gian tới là cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tăng cường tái cấu trúc hệ thống công ty chứng khoán. Những công ty không đủ điều kiện, không đảm bảo an toàn tài chính ... sẽ kiên quyết đưa ra các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ. Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.
Đại diện các Sở Giao dịch cũng cho biết mục tiêu trọng tâm trong công tac thanh viên bao gồm: (i) đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công nghệ thông tin KRX để nâng cao tính an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống; (ii) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa thêm lệnh PLO vào phiên giao dịch sau giờ; Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (cover warrant) vào giao dịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; (iii) HNX sửa đổi Quy chế tạo lập thị trường; HOSE sửa đổi Quy chế thành viên theo hướng nâng cao năng lực tài chính của thành viên, đảm bảo tính thanh khoản và an toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, các Sở cũng sẽ tăng cường công tác quản lý, giám sát thành viên, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường chứng khoán của khu vực, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường của thành viên, đồng thời đa dạng các dịch vụ cung cấp cho thành viên.
Hiện tại số lượng công ty chứng khoán thành viên của HNX là 72 công ty, của HOSE là 71 công ty, trong đó có 4 thành viên là tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ hoán đổi danh mục ETF. Kết quả kinh doanh của các công ty thành viên trong 6 tháng đầu năm 2018 tích cực với tổng doanh thu tăng xấp xỉ 51%, lợi nhuận sau thuế tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017 nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động môi giới và tự doanh.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều công ty chứng khoán nhỏ đã thực hiện tăng vốn, tái cơ cấu nhân sự và tìm hướng đi mới nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018, song vẫn còn 18/72 công ty bị thua lỗ và chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.
K. Hà
Theo vneconomy.vn
Tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu: Chuyển biến tích cực Mặc dù thời gian triển khai chưa dài nhưng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 1058) đã đi vào cuộc sống, tạo được nhiều chuyển biến tích cực....