Tái cơ cấu nền kinh tế: Tham vọng mới, nỗi lo cũ
Sự thất bại, nếu có thể nói thế, trong thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn vừa qua đang hối thúc Chính phủ tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2020. Những phác thảo đầu tiên của bản đề án này đã thành hình, nhưng liệu “bổn cũ” có lặp lại?
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua, với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu thị trường tài chính. Có lẽ cũng bởi thế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cơ quan chủ trì soạn thảo đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đã vạch ra tới 6 điểm “được” sau 3 năm thực hiện đề án.
Tái cơ cấu chưa thành công
Trong đó, một trong những điểm được lớn nhất là “kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế dần hồi phục, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, lạm phát được kiểm soát”. Kéo theo đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo; năng suất lao động tăng bình quân 4,2%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 29%.
Có 6 điểm được, nhưng rồi chính ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cũng đã thừa nhận, trong ba nhiệm vụ chủ yếu của tái cơ cấu kinh tế thì nhiệm vụ về cải cách mối quan hệ nhà nước – thị trường chỉ đạt thành công bước đầu, nhiệm vụ hiện đại hóa cấu trúc các ngành kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra.
“Nhìn chung, tái cơ cấu nền kinh tế chưa thay đổi được mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, chưa thay đổi được các cơ cấu kinh tế thiết yếu giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất là trong bối cảnh của một nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam”, ông Cung nói.
Còn TS. Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế thẳng thắn, thay vì nói “chất lượng tăng trưởng được cải thiện”, thì chỉ có thể nói rằng “chất lượng tăng trưởng có phần được cải thiện”.
Chậm trễ trong triển khai, mục tiêu đề ra chưa đạt được thì dù bề nổi của quá trình tái cơ cấu kinh tế là hàng loạt ngân hàng được sáp nhập, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành được thoái, cũng khó có thể “trốn tránh” một sự thật là Việt Nam đã chưa thành công trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Không thể là thành công khi chất lượng tăng trưởng mới chỉ có phần được cải thiện, mô hình tăng trưởng mới chưa định hình, vẫn chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế lại đang có xu hướng giảm dần. Nếu như tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 1990 – 2007 là 7,8%, thì sang giai đoạn 2007 – 2012 còn 6,7%, và từ năm 2012 đến nay chỉ còn khoảng 5,8%.
Một khi kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, những hệ lụy của việc kinh tế toàn cầu đang còn nhiều bất ổn là khó tránh khỏi. Song các chuyên gia kinh tế cũng đã nhiều lần chỉ ra rằng, chính những yếu kém trong nội tại nền kinh tế mà chưa có cách nào cải thiện được mới là nguyên nhân cơ bản nhất khiến nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức hiện nay. Vì thế một bản đề án mới về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 được xây dựng.
Tham vọng mới
Video đang HOT
Thực ra, nếu nói tham vọng mới thì không hẳn, bởi các mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn là vậy. Chỉ có điều, theo ông Nguyễn Đình Cung thì giai đoạn tái cơ cấu vừa qua mới dừng lại ở phục hồi ổn định vĩ mô và cắt giảm thiệt hại do phân bổ nguồn lực không hiệu quả trong giai đoạn trước. “Do vậy, giai đoạn tiếp theo cần tập trung thay đổi cấu trúc nền kinh tế, sản xuất và kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng, làm bệ đỡ cho tăng trưởng lâu dài”, ông Cung cho biết.
Một điểm được tiếp tục nhấn mạnh trong đề án lần này, đó là việc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh đồng thời theo hai trụ cột bổ trợ và tăng cường lẫn nhau. Đó là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành kinh tế, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của từng ngành và của nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách toàn diện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, xây dựng Nhà nước kiến tạo, qua đó để thị trường có vai trò quyết định trong huy động và phân bổ các nguồn lực sản xuất.
Hàng loạt mục tiêu và kế hoạch cụ thể trong tái cơ cấu nền kinh tế cũng đã được đề cập trong đề án. Những mục tiêu và kế hoạch triển khai không có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước, song rất dễ nhận thấy, trọng tâm của kế hoạch này vẫn đang được đặt vào “cặp đối trọng” nhà nước và tư nhân. Mấu chốt của vấn đề vẫn là sự phân bổ nguồn lực vẫn còn bất bình đẳng giữa hai khu vực, cũng như sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, khiến cho thị trường trở nên méo mó, cơ chế phân bổ nguồn lực thì chủ yếu vẫn theo hướng xin – cho, bình quân chủ nghĩa…
“Chúng ta có lẽ đã hiểu sai bản chất vấn đề khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cho đến ngày hôm nay”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nói như vậy.
Còn dự thảo đề án của CIEM cũng đã chỉ ra rằng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã không hề làm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, bởi quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp với quan chức nhà nước vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi doanh nghiệp đã được cổ phần hóa.
Điều này trên thực tế đã được khẳng định từ lâu, khi mà nói cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, song tỷ lệ các doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối là rất lớn, đến nỗi các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên e dè khi mua cổ phần của các doanh nghiệp này vì biết rằng họ sẽ khó có thể có tiếng nói ở một doanh nghiệp như vậy. Và nói là thoái vốn Nhà nước, nhưng thực tế, lũy kế từ năm 2012 đến tháng 10/2015, mới thoái được 16.450 tỷ đồng, thu về 22.870 tỷ đồng, bao gồm cả thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Con số này chỉ tương đương 2% tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời kỳ.
Cũng bởi thế, có tới 4 mục tiêu cụ thể đã được bản đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đề cập trong nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đó là giam ty lê năm giư cô phân cua nha nươc trong phân lơn doanh nghiêp co vôn nha nươc; giam bơt cac nganh nghê đươc quy đinh Nha nươc cân năm giư đa sô cô phân; thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiêp không thuôc nganh nghê nha nươc cân năm giư sô cô phân trên 50%; và nâng cao hiêu qua kinh doanh cua tât ca cac doanh nghiêp co vôn nha nươc vượt qua mức hiệu quả trung bình của ngành mà doanh nghiệp hoạt động.
“Đây là cơ hội lớn của đất nước, nếu không làm, đất nước không thể phát triển được”, ông Thiên nói.
Và nỗi lo cũ
Vẫn biết nếu không thực hiện tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tụt hậu, chứ chưa nói đến cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập ngày càng toàn diện. Thế nên, quyết tâm tái cơ cấu kinh tế là rất lớn. Bản đề án của CIEM dự thảo cũng đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia kinh tế. Nhưng một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra, đó là chúng ta sẽ triển khai đề án mới thế nào và liệu “bổn cũ” có soạn lại?
TS. Lưu Bích Hồ thì có vẻ lo lắng, bởi các mục tiêu đặt ra trong đề án là quá tham vọng. “Chỉ riêng xem xét thông qua đã mất 1 năm, chúng ta chỉ còn 4 năm để thực hiện, lại đặt trong điều kiện, tốc độ và hiệu suất làm việc của bộ máy quản lý của ta thuộc hàng yếu kém so với nhiều nước trên thế giới”, TS. Lưu Bích Hồ nói.
Trong khi đó, TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh, muốn tái cơ cấu, phải nhấn mạnh vào kinh tế tư nhân, để làm sao Việt Nam có được những tập đoàn tư nhân lớn, chứ nếu doanh nghiệp vẫn cứ nhỏ li ti, vẫn thực hiện tái cơ cấu theo kiểu cũ, phân bổ nguồn lực theo kiểu xin – cho, thì… sẽ chết.
“Chúng ta muốn chia đều tất cả, thì làm sao tái cơ cấu được. Tái cơ cấu là phải ưu tiên cho những doanh nghiệp, địa phương làm tốt, có tiềm năng phát triển. Dứt khoát không “xin – cho”, không chia đều theo kiểu tỉnh nghèo cũng bằng tỉnh giàu”, ông Thiên nhấn mạnh.
Tương tự, ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM lại nhắc tới sự trả giá, mà ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện tái cơ cấu kinh tế, ông đã nhiều lần nói tới.
“Tái cơ cấu là đụng chạm đến rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau, nên họ đã viện ra đủ thứ để không thực hiện tái cơ cấu, và vì thế mà đề án đã không được thực hiện triệt để. Lần này câu hỏi vẫn được đặt ra là chúng ta có sẵn sàng trả giá không? Có dám đóng cửa doanh nghiệp nhà nước nếu họ làm ăn không hiệu quả không? Đóng cửa thì thất thu ngân sách, người lao động mất việc. Nhưng nếu không chấp nhận trả giá thì sẽ rất khó tái cơ cấu”, ông Lê Xuân Bá nhấn mạnh.
Nếu vậy, xem ra câu chuyện tái cơ cấu không hẳn nằm ở bản đề án đã từng được xây dựng, thực hiện và đang tiếp tục được hoàn thiện bằng “phiên bản mới”. Vấn đề nằm ở quyết tâm chính trị xem chúng ta có thực sự dám đi đến tận cùng của việc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng hay không.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Phá sản ngân hàng yếu kém thế nào?
Trong dự thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 do Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì soạn thảo, việc tiếp tục tái cơ cấu ngành ngân hàng được xem là một nhiệm vụ trọng tâm.
Sau khi sáp nhập thành công vào SHB, thương hiệu Habubank đã biến mất khỏi thị trường mà không hề gây ảnh hưởng gì đến hệ thống, khách hàng...
Điều này được nhiều chuyên gia ủng hộ. Theo đó, việc lựa chọn phương thức cho ngân hàng yếu kém phá sản mà không ảnh hưởng đến hệ thống, khách hàng và nhà nước, thúc đẩy các ngân hàng tốt phát triển là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất.
Phá sản không gây đổ vỡ hệ thống
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Phó Thống đốc NHNN, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành ngân hàng đã qua nhiều cuộc đại phẫu. Do vậy, từ năm 2016, các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực tài chính, nhất là các ngân hàng quy mô vốn còn thấp. Đồng thời, tăng cường quản trị rủi ro để hạn chế nợ xấu. Điều quan trọng nhất các ngân hàng phải tăng thêm là vốn phải là "vốn sạch", bởi nếu tăng bằng vốn ảo thì sớm muộn cũng gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù tái cấu trúc giai đoạn 3 năm 2012 - 2015 đã hoàn tất, nhưng NHNN vẫn tiếp tục xử lý các TCTD yếu kém, sáp nhập sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Nếu các NHTM yếu kém không tự khắc phục được cũng sẽ dẫn đến việc phá sản. Trước mắt, có thể cho phá sản các quỹ tín dụng, các Cty tài chính hoạt động yếu kém để thị trường quen dần, sau đó sẽ đến nhà băng nhỏ yếu kém - ông Thanh khẳng định.
VN có thể rút kinh nghiệm từ Mỹ, thiết lập một cơ chế và quy trình phá sản hợp lý. Thực tế, có những quan ngại là nếu cho phép phá sản, hệ thống ngân hàng có thể bị ảnh hưởng dây chuyền và người dân kéo đến rút tiền ồ ạt, dẫn đến việc đưa cả hệ thống vào khủng hoảng. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu việc phá sản được lên kế hoạch chặt chẽ và hợp lý - Chuyên gia kiểm toán KPMG Lê Hữu Hòe khẳng định.
Người dân sẽ không kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt nếu NHNN có thể thỏa thuận với một ngân hàng nào đó tiếp nhận khối lượng tiền gửi của ngân hàng phá sản và bảo lãnh khối lượng tiền gửi đó. Đồng thời, NHNN tìm cách thanh lý tài sản để có tiền mặt bù vào số tiền đã phải ứng ra hoặc đang bảo lãnh. Việc làm này không khác gì biện pháp mà hiện nay NHNN đang áp dụng khi tiếp quản 3 NHTM đã mua với giá 0 đồng.
Hiện tiền gửi tại các ngân hàng này không được NHNN bảo lãnh, nhưng người dân cảm thấy an tâm khi những ngân hàng này trở thành một ngân hàng của nhà nước. Vậy, khi VN cho phép ngân hàng phá sản, ngoài việc cơ quan bảo hiểm tiền gửi bồi thường cho người gửi tiền, việc NHNN bảo lãnh tiền gửi của người dân tại những ngân hàng bị NHNN đóng cửa sẽ làm họ an tâm và tránh được hiện tượng rút tiền ào ạt. Với những tiền đề này, đã đến lúc NHNN cần phải đẩy mạnh áp dụng Luật Phá sản các ngân hàng với các phương thức và một trình tự hợp lý, không gây đổ vỡ hệ thống...
Theo các chuyên gia tài chính, trong kinh doanh, mọi DN đều bình đẳng, các ngân hàng thương mại cũng là một DN, vì vậy việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến chấm dứt hoạt động là chuyện rất bình thường. Lúc kinh tế khó khăn, hàng nghìn DN thua lỗ phá sản, còn nhiều ngân hàng lại báo cáo lãi hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng khi các ngân hàng yếu kém, thua lỗ lại được nhà nước đứng ra bảo đảm tính thanh khoản là điều rất vô lý.
Kinh nghiệm từ Mỹ
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc phá sản của ngân hàng cũng là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia khác. Nếu nhà nước muốn cứu thì hãy cứu hàng trăm nghìn DN khó khăn hiện nay, vì khi họ phá sản, hàng loạt người sẽ phải thất nghiệp. Cho nên, ngân hàng nào kinh doanh tốt thì phát triển, nếu không hiệu quả, không sáp nhập, thì mạnh dạn cho phá sản. Người dân cũng phải lựa chọn ngân hàng tốt, tạo được lòng tin, để gửi tài sản của mình vào đó.
TS Hiếu phân tích, việc đóng cửa một ngân hàng ở Mỹ được thực hiện với trình tự rất chuyên nghiệp, trật tự và an toàn cho hệ thống. Theo đó, một ngân hàng nếu được các cơ quan thanh tra, giám sát thẩm định là có khả năng phá sản thì các cơ quan quản lý như FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation - Cty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang) sẽ lên kế hoạch đóng cửa và thường tìm những ngân hàng khác có thể mua lại toàn bộ hay từng phần của ngân hàng sẽ bị đóng cửa, hoặc chính FDIC là cơ quan tiếp quản và thanh lý tài sản.
Việc đóng cửa được chuẩn bị trong bí mật tuyệt đối để tránh khách hàng kéo đến rút tiền ồ ạt và tránh thất thoát tài sản do cán bộ ngân hàng có thể biết trước hành động của FDIC.
Khi đóng cửa ngân hàng, một đội ngũ đồ sộ các nhân viên công lực của FDIC lập tức tiếp quản ngân hàng đó và tuyên bố sa thải hoặc bắt giữ các cán bộ cao cấp của ngân hàng có hành vi vi phạm. Cơ quan quản lý thường đóng cửa ngân hàng vào chiều thứ 6 và dùng 2 ngày cuối tuần để kiểm soát và thay đổi toàn bộ ngân hàng rồi mở cửa lại vào ngày thứ 2 sau đó. Các món tiền gửi được FDIC bảo hiểm (cho đến 250.000 USD) sẽ được thanh toán rất nhanh trong vòng vài ngày nếu khách hàng có yêu cầu. Những người có tiền gửi trên 250.000 USD sẽ phải chờ FDIC bán tài sản của ngân hàng bị đóng cửa.
Số tiền FDIC có từ thanh lý tài sản sẽ được thanh toán cho những đối tượng mà ngân hàng đã nợ theo một thứ tự ưu tiên, bao gồm trả lại FDIC số tiền mà FDIC đã trả cho khách hàng gửi tiền, trả thuế cho chính phủ (nếu nợ), tiền lương nợ nhân viên, các đối tác cung cấp phương tiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các khách hàng gửi tiền trên mức được bảo hiểm, ngân hàng cho vay trên liên ngân hàng, các đối tác cho vay khác và cuối cùng là các cổ đông.
Với một trình tự phá sản trật tự và an toàn như vậy, Mỹ đã cho phá sản hàng trăm ngân hàng mỗi năm mà không hề gây khủng hoảng cho hệ thống. Ngược lại, hệ thống ngân hàng của Mỹ ngày càng mạnh mẽ và ổn định hơn.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Cần có cái nhìn đa chiều về lãi suất Mặt bằng lãi suất của một nước, bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp của quan hệ cung, cầu vốn trên thị trường tiền tệ, còn chịu tác động của diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát của nước đó. Nỗ lực giảm lãi suất Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới mở ra thị trường rộng hơn...