Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với cơ cấu lại lao động
Qua đại dịch COVID-19, càng thấy rõ việc tái cơ cấu nền kinh tế là điều cần làm. Đặc biệt, cần phải quan tâm hơn nữa đến thị trường lao động, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng nghề của người lao động, để không chỉ đồng hành, mà cần chủ động hội nhập với các thị trường khác.
Có như vậy, kế hoạch cơ cấu mới đạt được hiệu quả và thực chất.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Cơ cấu lại thị trường lao động
Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai) đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, khẳng định báo cáo toàn diện trên nhiều mặt, nhìn nhận thẳng thắn những thành quả, hạn chế, yếu kém, thách thức và có nhiều thông tin chi tiết, có so sánh đánh giá với nhận định của các tổ chức quốc tế lớn để thấy được chúng ta đang ở đâu trong từng lĩnh vực, từng thị trường của nền kinh tế.
Theo đại biểu Đinh Ngọc Quý, về quản trị thị trường lao động, qua đại dịch vừa qua, chúng ta cần đưa ra những vấn đề gì, rút kinh nghiệm những vấn đề gì để bổ sung vào kế hoạch, nhằm định hướng thị trường lao động chủ động hơn, ứng phó với những tác động khác của thị trường trong tương lai, chứ không phải chỉ là dịch bệnh.
Muốn làm được điều này, đại biểu Đinh Ngọc Quý cho rằng, phương pháp tiếp cận của phía cơ quan quản lý Nhà nước phải có sự điều chỉnh so với trước đây.
“Cần phải có một cơ sở dữ liệu tốt hơn. Theo quan điểm của tôi, việc kết nối liên thông thị trường lao động phải được điều chỉnh về mặt thời điểm thực hiện so với Quyết định 176 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động, thì mới hỗ trợ được cho công tác này. Theo quy định này, đến năm 2026 chúng ta mới kết nối liên thông được cơ sở dữ liệu. Nếu không đẩy sớm lên, chúng ta sẽ đi chậm hơn so với thị trường”, đại biểu Đinh Ngọc Quý nêu ý kiến.
Video đang HOT
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề phát triển thị trường lao động, cơ cấu lại thị trường lao động cần phải được chú ý hơn, không chỉ phải trên những chỉ số, mục tiêu khái quát, mà còn phải thay đổi về chất thực sự để khắc phục được những hạn chế hiện nay.
Qua phân tích của các đại biểu Quốc hội, hiệu suất về sử dụng lao động giai đoạn vừa qua có cải thiện, nhưng không nhiều, năng suất lao động có tốc độ tăng đạt kế hoạch nhưng giá trị tuyệt đối không cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2021 đạt khoảng 67%, nhưng tỷ lệ đào tạo sơ cấp chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới chỉ ở mức 26,1% tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, nếu trừ đi trình độ đại học ra thì các trình độ khác như sơ cấp, cao đẳng, trung cấp đều ở mức dưới 5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động phi chính thức còn cao, đây là khu vực được đánh giá yếu nhất về kỹ năng nghề.
Đại biểu Trần Chí Cường, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng cho rằng: “Bên cạnh nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025 thì cần phải tập trung tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc do sai phạm ở thời kỳ trước, nhằm khơi thông điểm nghẽn, bổ sung thêm nguồn lực cho sự phát triển giai đoạn tới”.
Coi kinh tế số là động lực tăng trưởng
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, trước mắt, ưu tiên thực hiện cơ cấu lại từng lĩnh vực kinh tế, ngành kinh tế để nâng cao khả năng “đề kháng”, vượt qua khó khăn và khôi phục phát triển cho bản thân các lĩnh vực, ngành kinh tế đó. Việc cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển mạng lưới doanh nghiệp sản xuất cần phải gắn với phân bổ lực lao động, nhất là trong xu hướng dịch chuyển người lao động do dịch bệnh vừa qua.
Bên cạnh đó, cần quan tâm có lộ trình cụ thể và giải pháp quyết liệt hơn trong triển khai các nhiệm vụ có tác động lớn như hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật (theo các báo cáo của Chính phủ, kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh thành cho thấy những vướng mắc, khó khăn đầu tư, sản xuất, kinh doanh do các quy định pháp luật chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế liên quan đến 79 luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ).
Đại biểu Đinh Ngọc Quý chỉ ra rằng, kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng trong thập kỷ tới, tuy nhiên hiện nay, kỹ năng số trong lao động hiện tại của chúng ta đang xếp ở cuối bảng ở khu vực.
Các chuyên gia quốc tế đã đánh giá, nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ quá trình số hóa nhanh chóng đến mức độ nào thì phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường lao động. Chính vì vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm đầu tư hơn, chú trọng hơn đến các biện pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, phản ánh được cơ cấu lại thị trường lao động về chất lượng, tận dụng những năm còn lại của cơ hội dân số vàng chỉ đến với mỗi quốc gia một lần, và chúng ta chỉ còn lại khoảng 20 năm cho dư lợi dân số này.
Đồng thời, tận dụng được lợi thế của vốn nhân lực hiện đang ở mức khoảng 0,68 đến 0,69 cao hơn mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực, không chỉ để khắc phục những hạn chế hiện nay mà còn bù đắp cho lực lượng lao động sụt giảm và già hóa dân số tăng nhanh.
Đại biểu Trần Chí Cường, đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng hiến kế: “Cần tập trung quan tâm nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn việc phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng tính chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của địa phương đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý trách nhiệm cá nhân nhưng cũng tạo ra cơ chế, điều kiện để cán bộ dám tham mưu, đề xuất. Lãnh đạo dám quyết định và chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cần đẩy mạnh và phát huy liên kết vùng, gắn với thể chế điều phối vùng rõ ràng để sự liên kết có hiệu quả và thực chất hơn, phát huy được yếu tố bổ trợ lẫn nhau giữa các địa phương liên kết; đây là vấn đề chưa được phát huy hiệu quả, nhất là trong thực hiện phòng chống dịch bệnh và duy trì hoạt động kinh tế trong thời gian vừa qua”.
Giá nguyên liệu sản xuất urê lập kỷ lục mới
Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, thị trường phân bón thế giới đang biến động rất mạnh khi giá nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất phân đạm urê là ammonia (NH3) và cả phân urê lại lập kỷ lục mới trong thời gian ngắn.
Giá nguyên liệu sản xuất urê lập kỷ lục mới. Ảnh minh họa: ncppb.com
Theo các bản tin của Công ty dự báo, phân tích thị trường uy tín quốc tế Argus, Công ty Yara đã tăng giá bán nguyên liệu chính sản xuất phân urê là ammonia (NH3) tại Floria (Mỹ) lên 825 USD/tấn CFR (CFR là giá bao gồm cước phí) cho lượng hàng giao tháng 11/2021.
Như vậy, so với thời điểm tháng 10/2021, mức giá hàng giao tháng 11/2021 đã tăng tới 160 USD/tấn, mức tăng mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Việc tăng giá ammonia do nguồn cung sụt giảm tại châu Âu, trong khi nhu cầu của khu vực Bắc Mỹ vẫn cao.
Với phân urê, sau 1 tuần giao dịch chậm thì tuần này giá lại lập kỷ lục mới. Tại Ethiopia, Tổng công ty nông nghiệp EABC đã phải trì hoãn gói thầu mua 800.000 tấn urê và 1,2 triệu tấn NPS cho mùa vụ 2022 vì lý do giá tăng quá nhanh và mạnh.
Còn tại Nepal, nhà cung cấp Swiss Singapore đã trúng gói thầu 25.000 tấn urê của Công ty KSCL với mức giá lên đến 949 USD/tấn CIF (giá CIF là giao hàng tại cảng xếp dỡ), tăng 328 USD/tấn CIF so với thời điểm hàng giao tháng 9/2021. Như vậy, giá thành urê nhập khẩu tại Nepal hiện nay tương đương 22.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Á, các nước phải nhập khẩu 100% phân urê như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của "cơn sốt" giá phân bón toàn cầu.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tình từ đầu năm đến nay, giá phân đạm urê và phân MAP cùng hai loại nguyên liệu đầu vào chính sản xuất phân bón là lưu huỳnh và ammonia trên thị trường thế giới đã tăng từ 60 - 80% tùy loại.
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, mặc dù giá nhiều loại phân bón trong nước tăng mạnh so với thời điểm cuối tháng 12/2020, nhưng mặt bằng giá phân bón vẫn thấp hơn so với thế giới.
Cụ thể, giá bán lẻ phân urê tại khu vực Nam Bộ bình quân ở mức 16.000 - 17.000 đ/kg. Nguyên nhân giá phân urê trong nước vẫn thấp hơn giá thế giới là do Việt Nam hoàn toàn chủ động được nguồn cung urê từ 4 nhà máy sản xuất (Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình).
Thậm chí vào mùa tiêu thụ thấp điểm trong năm, Việt Nam còn dư cung để xuất khẩu nên phần nào giảm thiểu được tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng phân bón đến sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cũng hợp tác tích cực trong việc hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả để giảm chi phí vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết.
Mới đây, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, phân bón Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) vừa ký hợp tác thực hiện chương trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, cân đối, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Theo đó, để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2021 - 2022, Cục Bảo vệ Thực vật và PVFCCo sẽ phối hợp phổ biến, tập huấn, hướng dẫn cho nông dân kiến thức về sử dụng phân bón an toàn, cân đối, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; chuyển giao, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật; kiến thức để nhận biết và phân biệt phân bón giả, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý, cơ sở buôn bán phân bón những văn bản, quy định hiện hành trong lĩnh vực phân bón; kỹ thuật bảo quản và sử dụng phân bón an toàn, cân đối, hiệu quả để có thể hướng dẫn cho nông dân khi mua phân bón sử dụng.
Ngoài ra, hai bên cũng phối hợp thực hiện các mô hình trình diễn sử dụng phân bón bón an toàn, cân đối, hiệu quả trên một số cây trồng chủ lực tại địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã chi hơn 7.063 tỷ đồng Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17h ngày 20/10, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.787,5 tỷ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy đổi; trong đó, có 47,7 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng. Tính đến 17h ngày 20/10, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.787,5 tỷ đồng. Ảnh minh họa: TTXVN Ban quản lý...