Tái cơ cấu DNNN vừa chậm vừa yếu
Ngày 17-12, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo Tái cơ cấu kinh tế 2011-2015 hướng đến xây dựng đề án tái cơ cấu 2016-2020.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay là cơ chế hoạt động của DNNN nói chung và thể chế quản trị DNNN nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của DNNN và tiến trình hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ ở Việt Nam.
Đáng lưu ý, ông Cung cho biết trong thời gian tới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng lớn sẽ cải cách các lĩnh vực DNNN nhưng không hẳn đã như vậy. Trong các hiệp định FTA chỉ nhấn mạnh đến bình đẳng giữa DNNN của Việt Nam với DN của các nước thành viên TPP, còn những bất bình đẳng, đặc quyền gì đó của DNNN với DN tư nhân thì về cơ bản không có trong hiệp định… “Họ không ép ta cải cách bên trong. Bản chất của FTA là tự do kinh doanh hơn, thuận lợi kinh doanh hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng hơn. Kinh tế thị trường ngày càng tự do hơn, trật tự và bao dung hơn. Vậy hội nhập trước hết là phải đổi mới tư duy, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ” – ông Cung khẳng định.
Theo vị này, cải cách DNNN trong giai đoạn tới cần tập trung vào đổi mới thể chế và cách thức quản trị DNNN và quản lý nhà nước đối với DNNN theo hướng các DNNN phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghiêm ngặt áp dụng nguyên tắc ngân sách cứng đối với DNNN. Tiến hành cổ phần hóa thực chất các DNNN với sự tham gia của các DN tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài chứ không chỉ là sự sở hữu chéo của các DNNN với nhau.
Theo_PLO
Video đang HOT
Cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình
Theo ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM), Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC đang là cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ không thể thoát được cái bẫy này.
AEC mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp
Tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC 2015" vừa được tổ chức ngày 13/12, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chỉ còn 2 tuần nữa, Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC sẽ chính thức hình thành (1/1/2016). Đây chỉ là thời điểm tuyên bố hình thành AEC, để xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.
Theo ông Lộc, cơ hội khi AEC hình thành là mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp, tạo khí thế và động lực mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, AEC cũng mang lại nhiều thách thức như doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh hàng hóa vô cùng lớn, khi trình độ phát triển thấp hơn và sự phát triển lại tương đồng, dịch vụ thấp hơn, sự lưu chuyển lao động và thách thức trong quản lý dòng vốn.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng cho rằng, với một tiến trình hội nhập rất nhanh hiện nay thì khả năng nắm bắt của doanh nghiệp là một điều còn trăn trở.
Theo ông Hải, Chính phủ có vai trò mở đường, khai phá để doanh nghiệp khai thác thông qua việc ký được các FTA, TPP.... Tuy nhiên, dù con đường đã có nhưng doanh nghiệp vẫn chưa bước đi được bởi doanh nghiệp còn quá yếu. Do đó, Chính phủ cần dẫn dắt và "cầm tay chỉ việc" thì doanh nghiệp mới đi được.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết thêm, hiện Chính phủ đã cắt giảm nhiều thuế quan cũng như các thủ tục hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin như cơ chế một cửa quốc gia và sự phân quyền tự chứng nhận xuất xứ. Đây là sự cải cách rất lớn tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
"Với quá trình gia nhập AEC, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và mong nhận được sự tương tác từ phía doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương khẳng định.
ASEAN không chỉ là kinh doanh mà còn là hợp tác
Cũng liên quan đến những FTA, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI cho biết, năm 2015 là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi một loạt các Hiệp định thương mại kết thúc đàm phám, ký kết, được Quốc Hội thông qua, trong đó có việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sắp chính thức ra đời.
Theo thông tin của VCCI, với không gian thị trường 600 triệu dân, GDP dự kiến sẽ đạt 4,7 nghìn tỉ USD vào năm 2020 và có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030, AEC chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là điểm kết nối giữa AEC với các nước EU các nước tham gia TPP (thông qua hiệp định thương mại tự do), điều mà rất ít nước trong khối ASEAN có được.
Để tận dụng được những cơ hội này, bà Hằng cho rằng, từng cơ sở sản xuất phải có giải pháp chủ động đổi mới về quản trị, xây dựng một tầm nhìn kinh doanh chiến lược là điều không cần phải tranh cãi.
"Điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là liên kết theo chuỗi giá trị và liên kết trong các hiệp hội doanh nghiệp. Cùng với đó, cần đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam và tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong khu vực. Đây chắc chắn sẽ là những việc cần phải được ưu tiên thực hiện, nếu chúng ta muốn cạnh trang ngang ngửa với các doanh nghiệp ASEAN và tạo sức mạnh tổng hợp trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN đã bắt đầu chính thức có hình hài" - bà Hằng nhấn mạnh.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM), ASEAN là một hình mẫu liên kết của các nước đang phát triển.
Theo phân tích của ông Thành, nếu TPP cơ bản là luật chơi thị trường đàng hoàng, minh bạch, thì ASEAN lại hướng tới tự do hóa, và nhấn mạnh tới hợp tác - đó là cam kết, đoàn kết và ý chí, kết nối. Cộng đồng kinh tế này giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thiết thế ở khu vực, nếu mất vai trò trung tâm này, thì không còn vai trò của ASEAN.
Ông Thành cũng cho biết, ASEAN là sân chơi thú vị bởi nó là một phần trong mạng chuỗi giá trị toàn cầu. Tại sân chơi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế bởi có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chương trình này không chỉ dạy cách làm tiền mà còn hướng dẫn chúng ta làm tiền một cách xanh hơn, bền vững hơn, trách nhiệm hơn".
"Đây là một cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình. Chúng ta phải nghiên cứu nước cờ chơi như thế nào và đã đến lúc chúng ta phải chuyển sang cách chơi, thế cờ khác với đối phương thì mới có thể thắng được trên sân chơi hội nhập", Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
1 con lợn chịu 51 loại thuế, phí thì doanh nghiệp nào chịu nổi! Tại hội thảo "Cơ hội đối tác để Việt Nam tham gia thành công vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 13.11, ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, sự chi phối của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã ngăn cản sự phát triển của...