Tái cơ cấu để thoát khỏi lệ thuộc
Xung quanh câu chuyện làm thế nào để nền kinh tế trong nước nhanh chóng giảm bớt sự lệ thuộc vào kinh tế nước ngoài, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội.
- Hệ quả của việc lệ thuộc kinh tế nước ngoài là gì thưa ông?
- Mấy năm gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế, cộng với yếu tố nội tại có nhiều bất cập nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là từ khu vực nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế cũng ngày một giảm. Thực tế này đang làm mất đi tính tự chủ của chúng ta. Quá lệ thuộc bên ngoài bằng xuất khẩu mà không dựa vào thị trường trong nước sẽ dẫn đến mất cân đối, mất ổn định. Do đó, đây là lúc chúng ta cần tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế phát triển.
- Nhiều ĐBQH yêu cầu giảm lệ thuộc kinh tế nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, phải làm gì để đạt được mục tiêu này?
- Hiện nay, yêu cầu phát huy nội lực để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Việt Nam đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu đầu tiên là phải nâng cao năng suất lao động và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là yêu cầu có tính khách quan.
Chúng ta phải tập trung tái cơ cấu, trong đó quan trọng là thể chế, bỏ tất cả những rào cản ảnh hưởng, hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi tổ chức và cá nhân để phát huy được tính năng động, sáng tạo của mọi thành phần kinh tế và chủ thể kinh tế. Cùng với đó, tiếp tục tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đồng thời, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
- Nhập siêu từ Trung Quốc đang rất lớn, chúng ta giải bài toán này như thế nào?
- Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc, giải pháp quan trọng hiện nay vẫn là tái cơ cấu nền kinh tế. Nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm tới hơn 30% nhưng đồng thời nhập từ Trung Quốc về nhiều máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất như dệt may, da giày… Ngoài ra, chúng ta còn nhập khẩu cả những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được. Vì vậy, phải nghiên cứu phát triển sản xuất trong nước, tập trung vào mặt hàng ta hoàn toàn có thể chủ động được. Không nhất thiết phải nhập những mặt hàng đơn giản như tăm tre, đũa… Nhập nguyên liệu sản xuất cũng cần cân nhắc, nghiên cứu để đa dạng hóa thị trường. Tất nhiên, ta cần có thời gian. Bởi thực tế, nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có giá khá cạnh tranh.
Một điểm quan trọng nữa là hàng công nghiệp phụ trợ của chúng ta hiện nay đang kém. Chúng ta sản xuất những mặt hàng mang tính gia công. Doanh nghiệp cứ nhập nguyên liệu, phụ liệu nước ngoài về lắp ráp nên hết sức nguy hiểm. Phải nhanh chóng thay đổi xu hướng này.
Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khoa học trong nước là việc cần làm ngay
- Việt Nam chưa có rào cản kỹ thuật nào nên hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường?
– Rõ ràng, chúng ta cần sớm nghiên cứu hệ thống hàng rào kỹ thuật. Tất nhiên, khi áp dụng hàng rào kỹ thuật phải nghiên cứu để không ảnh hưởng đến chính chúng ta. Chúng ta có thể đưa ra các hàng rào kỹ thuật từ vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng hàng hóa… Cùng với đó, chúng ta phải thay đổi kết cấu hàng hóa của mình để đảm bảo chuẩn mực.
- Ông dự báo sẽ mất bao lâu để nền kinh tế nước ta tự chủ được?
- Không phải bây giờ chúng ta mới đặt ra vấn đề này, chỉ là bây giờ nó trở nên rõ nét hơn. Về mặt nhận thức, chúng ta nắm được vấn đề từ lâu rồi nhưng nó chưa thẩm thấu vào bộ óc của từng cá nhân, tổ chức, người chịu trách nhiệm cụ thể ở từng cấp trong hệ thống chính trị của chúng ta. Thế nên, nếu đồng lòng, quyết tâm, chúng ta sẽ đẩy nhanh được tiến độ. Khó có thể đặt ra khung thời gian cụ thể cho việc này nhưng nếu chúng ta đoàn kết, thống nhất cao để cùng hành động thì sẽ tiến nhanh và chắc hơn.
Quốc hội tập trung vào công tác lập pháp
Ngày 25-5, Văn phòng Quốc hội cho biết, bước sang tuần làm việc thứ hai, kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIII sẽ dành phần lớn thời gian làm việc cho công tác lập pháp. Trong tuần, Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến vào hàng loạt dự án luật như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Phá sản (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Dạy nghề; Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)…
Cũng trong tuần này, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội. Về vấn đề này, nhiều ĐBQH đề nghị nên sớm đưa Luật Biểu tình vào chương trình để xem xét, thông qua. Tuy nhiên, cũng có ĐBQH cho rằng, đây chưa phải là thời điểm thích hợp để trình dự luật này.
Theo ANTD
Cải cách thể chế - Nhu cầu bức thiết
"Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế" là chủ đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chọn cho Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29-4 tới đây tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Một trong những nội dung sẽ được tập trung thảo luận là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt thể chế đang cản trở sự vận động của các quy luật khách quan và phổ quát trong nền kinh tế thị trường. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đây là thời điểm thích hợp nhất để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam. Và những kiến nghị từ diễn đàn sẽ là các hành động cụ thể góp phần gỡ các nút thắt thể chế.
Cải cách thể chế là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013 có hiệu lực từ 1-1-2014 đã đặt nền tảng và yêu cầu rất mạnh mẽ về cải cách thể chế đồng bộ cả chính trị và kinh tế. Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, những năm gần đây, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm lại, xã hội có không ít vấn đề bức xúc có nguyên nhân là đông lưc ma nhưng cai cach trươc đây tao ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đây la luc Việt Nam cân co thêm đông lưc đê lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phat triên bên vững. Nguôn đông lưc đo phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.
Động lực mới từ cải cách thể chế là nhận thức chung hiện nay, và cũng là lý do để Ủy ban Kinh tế lựa chọn làm chủ đề cho diễn đàn lần này. Hiện nay cách hiểu về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn khác nhau. Ngay cả quan niệm về thể chế, cải cách thể chế là cải cách cái gì cũng còn chưa hoàn toàn thống nhất. Còn có sự lẫn lộn giữa thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Nếu không thống nhất về cách hiểu cho dù ở mức tương đối thì khó xác định được phạm vi và đối tượng cải cách. Bởi vậy, tại diễn đàn sẽ thảo luận và làm rõ yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức, cách tiếp cận mới về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Từ đó xây dựng nguyên tắc và nội dung cơ bản về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Quan điểm của Ủy ban Kinh tế Quốc hội là tôn trọng các ý kiến nhiều chiều tại diễn đàn, bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đến với diễn đàn đều có ý thức xây dựng trách nhiệm cao với sự phát triển của đất nước. Không nghi ngờ gì về cảm nhận một giai đoạn phát triển mới của đất nước mà nếu không cải cách thể chế kinh tế thì rất nguy hiểm. Mới đây, một chuyên gia người Nhật đã cảnh báo là Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thời điểm này thì cải cách không chỉ là ý muốn của nhân dân mà đã thực sự là yêu cầu rất cấp thiết đối với Đảng, Nhà nước.
Bạn hỏi về niềm tin thì đó là câu hỏi quá lớn. Điều không thể né tránh là niềm tin trong cử tri và kể cả bản thân tôi đều "có vấn đề". Chúng ta đều mong muốn, đều nỗ lực còn tin vào sự thành công đến mức nào thì phải có thực tiễn. Những năm gần đây chúng ta chứng minh mãi là nền kinh tế có vấn đề về cơ cấu, về mô hình nhưng ba năm qua chưa làm được nhiều và làm một cách mạnh mẽ để tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Rõ ràng khoảng cách giữa chủ trương và hành động đã làm giảm niềm tin của cử tri.
Gốc của thể chế là Hiến pháp. Và, như đã nói ở trên, Hiến pháp có nhiều điểm mới làm nền tảng để cải cách thể chế kinh tế. Và chúng ta hy vọng qua Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân này, những quan điểm mới về cải cách thể chế kinh tế sẽ được các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe, và biến thành hành động cụ thể.
Theo ANTD
Đường sắt ơi, bao cấp quá lâu rồi Với bộ máy cồng kềnh lên tới 40.000 nhân viên, ngành đường sắt Việt Nam (ĐSVN) ngày càng trì trệ, kinh doanh sa sút, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề Bộ này quyết định tái cơ cấu, tách bạch khối hạ tầng và...