Tài chính tuần qua: PVN nộp ngân sách hơn 44.818 tỷ đồng, Petrolimex và Vietnam Airlines bị cắt margin vì thua lỗ
PVN nộp ngân sách hơn hơn 44.818 tỷ đồng sau 8 tháng, Vietjet lãi ròng 47 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, Petrolimex và Vietnam Airlines bị HoSE đưa vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, ‘trùm khoáng sản’ TKV lãi sau thuế nửa đầu năm giảm còn 1.425 tỷ đồng… là những thông tin tài chính đáng chú ý trong tuần qua.
Tài chính tuần qua: PVN nộp ngân sách hơn 44.818 tỷ đồng sau 8 tháng, Petrolimex và Vietnam Airlines bị cắt margin vì thua lỗ trong nửa đầu năm
PVN báo lãi sau thuế 11.369 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 44.818 tỷ đồng sau tháng 8
Tháng 8, doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt hơn 41.613 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hợp nhất gần 1.370 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 5.405 tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu hợp nhất của PVN đạt hơn 372.308 tỷ đồng, báo lãi sau thuế 11.369 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước hơn 44.818 tỷ đồng.
Về tình hình sản xuất, PVN cho biết, sau 8 tháng tập đoàn đã khai thác được 7,76 triệu tấn quy dầu các loại, vượt kế hoạch 8%. Sản xuất đạm ghi nhận ở mức gần 1,2 triệu tấn, vượt 5% kế hoạch. Sản lượng điện ở mức 14,03 tỷ kWH, giảm 3% so với kế hoạch. Sản xuất xăng dầu đạt 8,2 triệu tấn, thấp hơn 7% so với kế hoạch đề ra trong 8 tháng.
Theo đại diện PVN, sau thời gian chấm dứt giãn cách xã hội lần 1 do dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị trong tập đoàn đã có đà tăng trở lại, nên bù đắp được phần nào kết quả doanh thu. Đặc biệt, tình hình tiêu thụ sản phẩm lọc hóa dầu của Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) trong tháng 6 và 7 cho kết quả khả quan hơn cả.
Bên cạnh đó, giá dầu Brent trung bình trong tháng 8 đã tăng 3% so với giá tháng 7, lên mức 44,8 USD/thùng. Cùng đó là xu hướng tăng giá của các mặt hàng xăng, tăng từ 2 – 3% so với giá trung bình tháng trước.(Xem thêm)
6 tháng đầu năm, Vietjet báo lãi 47 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả hợp nhất đạt doanh thu 10.970 tỷ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính soát xét ghi nhận doanh thu 9.228 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 54% (bình quân trên thế giới các hãng giảm trên 80%) và lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng, thấp hơn dự kiến tới 670 tỷ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không được khôi phục.
Với tổng tài sản 46.317 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.313 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ; chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,1 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần; tỷ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp trong ngành hàng không thế giới, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.
Khi thị trường hàng không trong nước được khôi phục, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6/2020, tăng gấp 3 – 5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch.(Xem thêm)
HoSE cắt margin của hai ‘quả đấm thép’
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa bổ sung hai “ông lớn” thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, đó là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN).
Theo HoSE, cả Petrolimex và Vietnam Airlines đều không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 là số âm.
Điều này đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán sẽ không được cấp margin cho mã cổ phiếu PLX và HNV. Nhà đầu tư muốn giao dịch sẽ chỉ có thể thực hiện bằng tiền mặt. Thông thường, việc không được cấp margin sẽ tác động tiêu cực tới tính thanh khoản của cổ phiếu.(Xem thêm)
Buôn vàng, DOJI lãi khiêm tốn 45 tỷ nửa đầu năm dù vốn tự có gần 3.400 tỷ
6 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI chỉ lãi 45,5 tỷ đồng dù vốn tự có lên đến gần 3.400 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI vừa được hé lộ trong văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 của DOJI ở mức 45,5 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức lợi nhuận này là rất khiếm tốn nếu so với vốn chủ sở hữu (vốn tự có) 3.392 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 6/2020. Tính ra, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của DOJI chỉ ở mức 1,3%.(Xem thêm)
‘Trùm khoáng sản’ TKV: Lợi nhuận nửa đầu năm giảm gần nửa, xuống 1.425 tỷ
Nửa đầu năm nay, TKV ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu tăng. Trong bối cảnh giá than duy trì ở mức thấp, TKV cũng đẩy mạnh gia tăng hàng tồn kho với mức tăng trong kỳ lên đến 72%.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020. Theo đó, nửa đầu năm nay, TKV đạt doanh thu thuần 57.459 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao hơn doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của TKV giảm tới 19%, xuống 7.798 tỷ đồng.
Trong kỳ, “trùm khoáng sản” cũng ghi nhận 395 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng tới 70%, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá tăng mạnh.
Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 2.107 tỷ đồng, giảm 10%, chủ yếu nhờ giảm lãi tiền vay. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 20% về mức 2.309 tỷ đồng. Trái lại, chi phí bán hàng lại tăng 14% lên 2.302 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TKV còn ghi nhận khoản lỗ khác gần 50 tỷ đồng.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, TKV đạt lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.(Xem thêm)
Dừng cấp margin cổ phiếu HVN, PLX
Cổ phiếu PLX một lần nữa bị đưa vào danh sách cổ phiếu không được ký quỹ.
HVN cùng PLX không còn được cấp margin do kết quả kinh doanh nửa đầu năm
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa bổ sung hai cổ phiếu HVN và PLX vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng tổng số lượng nhóm này lên 85 mã cổ phiếu.
Trước đó, hai doanh nghiệp nằm trong top đầu vốn hóa thị trường của HoSE này đều vừa công bố báo cáo tài chính soát xét với kết quả lỗ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020. Đây cũng là lý do hơn chục mã cổ phiếu bị dừng ký quỹ thời gian gần đây.
Cách đây gần một năm, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng từng bị đưa vào diện không được ký quỹ trong gần một tháng. Nguyên nhân bởi theo báo cáo tài chính soát xét của tập đoàn, kiểm toán viên xác định Petrolimex đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên dự báo và nhiều hơn so với quy định tại chuẩn mực kế toán. Tập đoàn sau đó đã phải làm lại báo cáo soát xét để không còn nội dung ngoại trừ trên. Cổ phiếu PLX nhờ vậy lại tiếp tục được vay margin. Tuy nhiên, ở kỳ báo cáo soát xét lần này, điều trên đã lặp lại.
Dù sau soát xét, Petrolimex đã giảm đáng kể khoản lỗ ròng từ mức âm 1.079 tỷ đồng hiện chỉ còn âm 693 tỷ đồng (chủ yếu do điều chỉnh chi phí thuế TNDN hoãn lại), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ nửa đầu năm vẫn là con số âm (-816 tỷ đồng).
Ngành kinh doanh xăng dầu chịu tác động lớn trong nửa đầu năm khi vừa phải đối mặt với sự sụt giảm của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và những biến động của giá dầu. Doanh thu bán hàng quý II/2020 của Petrolimex chỉ đạt hơn 26.700 tỷ đồng, mức thấp kỷ lục theo số liệu thống kê các quý từ năm 2013 tới nay. Biên lợi nhuận giảm do tồn kho xăng giá cao ở giai đoạn trước trong khi chi phí lãi vay hay chi phí bán hàng không giảm được nhiều. Petrolimex dù đã có lãi ở quý II nhưng từ nửa đầu năm vẫn thua lỗ.
Tương tự, Vietnam Airlines cũng hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch. Khoản lỗ sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ nửa đầu năm âm 6.559 tỷ đồng.
Doanh thu chính của công ty giảm chỉ còn bằng một nửa cùng kỳ trong khi loạt chi phí cố định lại không thay đổi nhiều. Số lượng nhân sự của Vietnam Airlines cùng các công ty con đến ngày 30/6 là 20.827 nhân sự, giảm 339 người so với thời điểm cuối năm ngoái. Cùng với việc cắt giảm lương, chi phí nhân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines đã giảm 43%. Chi phí nhân công trong hoạt động quản lý doanh nghiệp còn cắt tới 60%.
Tại báo cáo tài chính soát xét, công ty kiểm toán Deloitte cũng đánh giá Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Khả năng hoạt động liên tục vì vậy sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phú và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả cùng diễn biến của dịch bệnh. Tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn tới 18.444 tỷ đồng. Ngoài khoản lỗ ròng nửa đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng âm 5.362 tỷ đồng.
"Các yếu tố này cho thấy sự tồn tại của các yếu tõ không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines", phía Deloitte cũng cho biết thêm.
Theo cập nhật của Vietnam Airlines, hiện Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã và đang xem xét triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính để đảm bảo duy trì thanh khoản và hoạt động liên tục, gồm việc cấp tín dụng không quá 4.000 tỷ đồng và cho phép công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang trong quá trình đàm phán với một đối tác để ký thỏa thuận chính thức bán cổ phần một công ty liên kết, dự kiến hoàn tất chuyển nhượng ngay trong năm 2020.
Cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN) và Petrolimex (PLX) bị cắt margin do lợi nhuận âm Trên sàn HoSE, tính đến ngày 1/9, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đã lên tới 85 doanh nghiệp. Ảnh minh họa. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) gồm cổ phiếu HVN và PLX. Nguyên nhân do lợi...