Tài chính tiêu dùng cần chủ động cơ cấu hoạt động
Trong thời điểm dịch Covid 19 đang diễn ra thì VietCredit vẫn rất “bận rộn” với nhiều chương trình kinh doanh được triển khai. Ông Hồ Minh Tâm, Tổng giám đốc VietCredit thừa nhận, dịch có tác động không nhỏ, nhưng quan trọng là cách nhìn vấn đề và sự chuẩn bị ứng phó cho các tình huống thế nào. Lo ngại không giải quyết được nhiều điều bởi ngành tài chính tiêu dùng năm 2020 vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Giảm lãi suất cho vay là thách thức lớn nhất của các công ty tài chính.
Trước tình hình hiện tại, nhìn về thị trường tài chính tiêu dùng cho năm 2020, ông có nhận định gì?
Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam 2020 sẽ đi lên, tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, bỏ qua yếu tố tác động từ dịch Covid 19 hiện nay, tốc độ tăng trưởng của tài chính tiêu dùng sẽ chậm lại so với những năm trước với những chính sách, quy định mới.
Sau thời gian bùng nổ, việc ban hành chính sách đảm bảo cho các công ty tài chính quay lại hoạt động an toàn, bền vững hơn là cần thiết, tránh sự phát triển quá nóng, vượt ra khỏi khả năng quản lý của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Ngoài Thông tư 188/2019/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN) quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính mới ban hành có nhiều quy định chặt chẽ hơn, giả sử giống như một số các quốc gia trong khu vực đang áp dụng trần lãi suất cho vay tiêu dùng với các công ty tài chính, ở góc độ là người cho vay, đây chắc là điều không mong muốn, và nếu áp dụng thì theo ông, trần lãi suất bao nhiêu là hợp lý?
Trước hết hãy phân tích tại sao lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới.
Theo phản xạ tự nhiên, chúng ta thường hay so sánh, nếu chỉ nhìn vào lãi suất cho vay thì đúng là ở Việt Nam khá cao. Nhưng nhìn một cách tổng thể, sự so sánh này sẽ có nhiều khập khiễng.
Ví dụ, đối với lãi suất huy động của các công ty tài chính ở các quốc gia khác thấp hơn Việt Nam, chỉ khoảng 3-4 hoặc 5%/năm, còn lãi suất của Việt Nam gấp đôi con số đấy, trong khi chi phí cấu thành lãi suất cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng Việt Nam cũng khác.
Bên cạnh đó, năng lực về vốn của các công ty tài chính tiêu dùng tại các quốc gia trong khu vực cũng lớn hơn Việt Nam, đồng thời các công ty tài chính trong nước không phải lúc nào cũng tiếp cận được các nguồn vốn giá rẻ từ nước ngoài vì rating (xếp hạng tín nhiệm) vẫn còn thấp.
Hiếm có công ty tài chính nào của Việt Nam được S&P hoặc Moody’s đánh giá ở mức A-, chứ chưa nói tới A . Các quỹ hay các định chế tài chính trên thế giới khi cho vay thì phần lớn đều nhìn vào rating và lựa chọn kỹ lưỡng trước khi cho vay.
Do đó, nếu nói về việc trần lãi suất cho vay bao nhiêu là phù hợp sẽ rất khó để định lượng và phải nghiên cứu thận trọng để cân bằng được nhu cầu phát triển của công ty tài chính, đồng thời đảm bảo được mục tiêu giảm chi phí đi vay của khách hàng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính tiêu dùng chính thống.
Tôi cho rằng, lãi suất nên để kinh tế thị trường tự thân điều chỉnh. Kinh nghiệm thành công ở một số quốc gia trong khu vực là nhà nước đưa ra các quy định chặt chẽ không cho phép các công ty tài chính cho vay dễ dãi (ví dụ, giới hạn 1 khách hàng chỉ được vay tại không quá 3 công ty tài chính).
Video đang HOT
Bằng chính sách này, các công ty tài chính sẽ phải tự điều chỉnh giảm lãi suất vay để khách hàng lựa chọn công ty có lãi suất vay thấp hơn.
Nói là như vậy, nhưng rõ ràng, lãi suất cao là điều không chỉ khách hàng, mà các công ty tài chính cũng không mong muốn, bởi lãi suất cao tức là rủi ro cao?
Ông Hồ Minh Tâm.
Làm thế nào để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng là thách thức lớn nhất với lĩnh vực tài chính tiêu dùng hiện nay.
Muốn hay không muốn thì thị trường tài chính tiêu dùng sẽ có sự điều tiết về mặt lãi suất, đưa về mức hợp lý hơn để người dân có thể vay tiêu dùng nhiều hơn mà không phải mang gánh nặng tài chính.
Có nhiều cách để hạ lãi suất cho vay, phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là quy mô vận hành, hiệu suất lao động phải tốt.
Bởi chi phí cấu thành nên mức giá, mức lãi suất cho vay khách hàng đến từ chi phí nhân sự, chi phí hệ thống công nghệ thông tin, chi phí trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.
Để giảm chi phí nhân sự, vận hành, cũng như để quản trị rủi ro tốt hơn thì lại phải quy về bài toán sử dụng nền tảng công nghệ như thế nào để hỗ trợ mô hình kinh doanh gọn nhẹ, hiệu quả có khả năng co giãn.
Khi tạo dựng đươc mô hình kinh doanh như vậy, chắc chắn giá thành sẽ giảm, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn.
Liệu có chăng vấn đề nhân sự ở ngành tài chính tiêu dùng dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, ngay cả nhân sự cao cấp vẫn chưa có nhiều gương mặt tên tuổi?
Chúng ta có thể thấy cấp quản lý C-level là người Việt Nam ở các công ty tài chính không phải là nhiều, hầu hết các công ty tài chính hàng đầu đều phải thuê các chuyên gia nước ngoài điều hành quản lý.
Đó là bức tranh nguồn nhân lực hạn hẹp của Việt Nam nhìn thấy rõ và nhanh nhất.
Bên cạnh đó, lịch sử ngành tài chính tiêu dùng của Việt Nam mới chỉ phát triển trong khoảng 10 năm và trong khoảng thời gian ngắn như vậy, chắc chắn lực lượng nhân sự quản lý lĩnh vực này chưa thể đáp ứng kịp so với sự phát triển của thị trường.
Một câu chuyện khác được nhắc tới nhiều là công nghệ, phải có công nghệ mới giảm được chi phí cho vay. Được biết, VietCredit và Hitachi vừa ký thỏa thuận hợp tác triển khai thí điểm chương trình thử nghiệm mô hình đăng ký vay trực tuyến kết nối trực tiếp với tư vấn viên, đây sẽ là một xu hướng dịch vụ mới?
Tôi không kỳ vọng đây là một bước ngoặt gì lớn hay trở thành trào lưu, chúng tôi không đặt mục tiêu cao như vậy.
Công nghệ được đầu tư có mục tiêu rất rõ ràng là giải quyết bài toán về năng suất lao động, về tối ưu hoá chi phí vận hành, từ đó hướng tới mục tiêu biến công ty trở thành đơn vị có tổ chức gọn nhẹ, vận hành hiệu quả, quản trị rủi ro tốt, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt, cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ khi sử dụng sản phẩm của công ty.
Với tất cả những điều ấy hội tụ lại, chi phí đầu ra của công ty sẽ rẻ hơn và chúng tôi có cơ hội giảm lãi suất cho khách hàng, cũng như cơ hội cạnh tranh với các công ty tài chính khác sẽ được nâng cao.
VietCredit cũng không hướng tới chuyện thi thố các giải pháp kỹ thuật, mà bằng công nghệ này, chúng tôi mong muốn, khi khách hàng tiếp cận một khoản vay sẽ nhận được sự tư vấn chi tiết và đầy đủ đến mức tối đa có thể.
Đã có nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn khi khách hàng đăng ký vay liên quan tới việc do không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình là gì.
Chúng tôi mong muốn đưa ra được giải pháp giúp khách hàng có sự tư vấn đầy đủ nhất về quyền lợi và nghĩa vụ trước khi quyết định ký hợp đồng.
Hơn thế nữa, cho dù là ngoài giờ làm việc, khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký vay và nhận được kết quả thẩm định ngay lập tức, vậy nên, thiết bị công nghệ được đặt ngay trong nơi làm việc (trong công ty, khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng…) để khách hàng có thể tiếp cận được dịch vụ một cách dễ dàng và thuận tiện.
Bằng việc cung cấp dịch vụ thuận tiện, bảo mật và an toàn thông qua công nghệ này, chúng tôi tin rằng, các giá trị đó sẽ góp phần nhất định trong việc giải quyết vấn đề “tín dụng đen”.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Mcredit khiến "gánh nặng" nợ xấu MBBank ngày càng tăng
VDSC dự báo tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của MCredit sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích. Điều này sẽ ảnh hưởng đến MBBbank.
Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã có công bố báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh năm 2019 của MBBank với nhận định tăng trưởng cho vay của ngân hàng chủ yếu là nhờ đẩy mạnh cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng.
Theo VDSC, cơ cấu cho vay hợp nhất năm 2019 của MBBank tiếp tục chuyển sang cho vay bán lẻ với mức tăng trưởng cho vay bán lẻ lên đến 32,8% so với cùng kì, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng 16,6% của tổng danh mục cho vay. Tính đến cuối năm 2019, tỉ trọng cho vay bán lẻ chiếm 40,5% (tăng 2,7 điểm % so với cùng kì).
Trong các khoản vay bán lẻ, cho vay mua nhà chiếm khoảng 50% còn lại là vay mua ô tô, kinh doanh hộ gia đình và cho vay tiêu dùng.
Mặc dù cơ cấu cho vay dịch chuyển sang bán lẻ nhưng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng mẹ không thay đổi so với năm 2018, do lãi suất huy động và trả lãi giấy tờ có giá bình quân tăng lên làm triệt tiêu phần cải thiện trong lợi tức tài sản.
Trong khi đó, NIM hợp nhất lại tăng đáng kể từ 4,6% trong năm 2018 lên 4,9%, cho thấy mảng tài chính tiêu dùng đang có vai trò dẫn dắt tăng trưởng của thu nhập lãi ròng.
VDSC cho rằng điều này là nhờ dư nợ cho vay tại MCredit tăng trưởng khá mạnh tới 57%, giúp đẩy tăng trưởng cho vay khách hàng hợp nhất lên 16,6% so với mức 14,5% của riêng ngân hàng mẹ. Theo MBBank, MCredit đang duy trì lãi suất cho vay trung bình ở mức khoảng 40% - 45%/năm, cho ra biên lãi ròng trên 20%.
Khoản vay tiền mặt chiếm tỉ trọng hơn 70% trong danh mục cho vay của MCredit. Với việc Thông tư 18/2019 có hiệu lực, MCredit đặt ra kế hoạch tái cơ cấu danh mục cho vay. Trong đó, để giảm dần tỉ trọng cho vay tiền mặt, các khoản cho vay mua xe máy và điện thoại điện máy dự kiến sẽ được đẩy mạnh, cùng với việc ra mắt thẻ tín dụng dự kiến vào tháng 3/2020.
Trên cơ sở này, VDSC dự báo tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của MCredit sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích.
Mặt khác, trong năm 2019, dự phòng hợp nhất của MBBank tăng trưởng khá mạnh tới 61% so với cùng kì so với mức tăng 20% tại ngân hàng mẹ.
VDSC cho rằng việc chi phí dự phòng hợp nhất tăng mạnh chủ yếu là do MCredit, khi dư nợ tài chính tiêu dùng đang chiếm tỉ trọng 3,9% tổng cho vay và tỉ lệ nợ xấu đang ở mức xấp xỉ 7%.
Như vậy, nếu như FECredit mang lại "trứng vàng" cho VPBank thì Mcredit lại "nặng gánh" với nợ xấu. Tại ngày 30/9, nợ xấu của MBBank hợp nhất là 3.703 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 40% lên 1.348 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,33% lên 1,54%.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, nợ xấu tại ngân hàng mẹ cuối tháng 9 là 3.112 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Như vậy, ước tính nợ xấu tại công ty con MCredit là khoảng 590 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay cuối tháng 9 của MBBank hợp nhất là 240.211 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay của ngân hàng riêng lẻ là 230.143 tỷ, 2.564 tỷ cho vay tại MBS. Như vậy, ước tính, dư nợ cho vay khách hàng của MCredit là khoảng 7.504 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ xấu của MCredit theo tính toán lên tới khoảng 590 tỷ đồng, chiếm đến 7,9% tổng dư nợ cho vay khách hàng của công ty tài chính này. Tỷ lệ này tăng khá mạnh so với mức hồi đầu năm - chỉ xấp xỉ 6%.
Minh Quân
Theo vietq.vn
Bắt đầu con đường đầu tư chỉ với số tiền bằng giá 1 bát phở, bạn dám không? Đầu tư có vẻ đáng sợ khi bạn thấy các chuyên gia khuyên nên bỏ 100.000 đô la để đầu tư bước đầu, hoặc nhắm tới mục tiêu hơn 1 triệu đô la khi nghỉ hưu. Nhưng bạn không cần một "tấn tiền" như vậy để bắt đầu đầu tư chứng khoán. Trong một số trường hợp, bạn có thể bắt đầu chỉ...