Tài chính-mặt trận quan trọng của cuộc chiến vào Nhà Trắng
Cuộc đua tài chính cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các ứng cử viên Cộng hòa. Obama gặp rất nhiều thuận lợi trong cuộc đua tài chính này.
Tại Hoa Kỳ, cuộc đua vào Nhà trắng diễn ra trên hai mặt trận: bầu cử và tiền. Các ứng viên phải đi khắp đất nước nhằm vận động người bầu cử và cả các nhà đầu tư. Luật pháp cho phép sử dụng tài chính công, nhưng việc dùng đến tài chính công cũng bị áp đặt trần chi tiêu đối với các ứng viên.
Vì vậy, các ứng viên tránh dùng tài chính công đến mức có thể. Họ sử dụng tài chính thu được từ các nhà đầu tư để vận động tranh cử. Ngay từ khi bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2012, sự chênh lệch tài chính giữa 6 ứng viên cộng hòa rất rõ ràng.
Cựu Thống đốc bang Massachusetts, ông Mitt Romney dẫn đầu cuộc chiến với 32 triệu USD. Ảnh IE.
Obama, ứng viên duy nhất của đảng Dân chủ huy động được 86 triệu USD
Video đang HOT
Cuộc vận động tài chính đã phân chia thành ba nhóm rõ ràng. Mitt Romney dẫn đầu cuộc chiến với 32 triệu USD, ngay sau đó là Rick Perry và Ron Paul lần lượt huy động được 17 và 12 triệu USD. Bỏ xa phía sau là ba ứng viên khác huy động xấp xỉ 5 triệu USD. Đứng cuối bảng xếp hạng là Rick Santorum chỉ huy động được gần 1 triệu USD. Mỗi cuộc vận động thành công lại có thêm nhiều nhà đầu tư. Khởi đầu cuộc tranh cử với vốn liếng ít ỏi như vậy, dự đoán Rick Santorum sẽ hụt hơi rất nhanh.
Tuy nhiên, người chiến thắng trong cuộc đua tài chính này cũng còn rất nhiều thứ để làm để có thể đuổi kịp Barack Obama, ứng viên duy nhất của đảng Dân chủ đã huy động được 86 triệu USD.
Năm 2007, Barack Obama đã huy động được hơn 80 triệu USD, đối thủ của ông là Hillary Clinton huy động được 91 triệu USD. Đối với đảng Cộng hòa, Mitt Romney đã gom được 63 triệu còn John McCain 32 triệu. Cuộc chiến giữa các ứng viên vô cùng gắt gao đối với cả hai đảng. Chi phí cho cuộc vận động bầu cử lần này được xem là tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ, nó tiêu tốn hơn 1 tỷ USD.
Điểm cần lưu ý trong cuộc vận động tranh cử năm 2007 là không phải ứng viên nào huy động được nhiều tiền cho cuộc vận động thì sẽ thắng cuộc. Chẳng hạn như John McCain (đảng Cộng hòa) đã thắng ngoạn mục Mitt Romney trong kỳ bỏ phiếu mặc dù xuất phát điểm còn sau xa đối với Mitt Romney.
Cuộc vận động của các “Siêu Ủy ban vận động chính trị”
Điểm mới của chiến dịch năm 2012 là Tòa Án tối cao Hoa Kỳ quyết định cho phép sự vào cuộc của các nhà vận động mới được gọi là “Siêu Ủy ban vận động chính trị” (Super PACs). Trước đây, các ủy ban này chủ yếu huy động tài chính cho một ứng viên và chịu nhiều quy định về huy động, chi tiêu,… trong việc giới hạn chi tiêu cho cuộc vận động.
Theo luật tự do ngôn luận của Hiến pháp Hoa Kỳ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho rằng các giới hạn đặt ra chỉ có thể áp dụng trong khuôn khổ cuộc vận động chính thức. Ngoài cuộc vận động chính thức, mỗi ủy ban đều có quyền đầu tư số tiền họ muốn cho ứng viên mà họ lựa chọn.
Do đó, quyết định này cho phép tạo ra các “Siêu Ủy ban vận động chính trị” không chịu bất kỳ quy định nào: Mỗi người hoặc mỗi tổ chức đều có thể đầu tư cho cuộc vận động mà không lo ngại về giới hạn số tiền đầu tư và họ cũng có quyền chi tiêu không cần tính toán. Chỉ duy nhất một quy định dành cho nhà đầu tư là chỉ chi tiêu trực tiếp cho cuộc vận động mà không chuyền tiền cho ứng viên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc chi tiêu cho cuộc vận động đồng thời cũng có thể làm chiến dịch quảng cáo nhằm tạo bất lợi cho đối thủ của ứng viên mà họ đã chọn.
Theo Bee.net.vn
"Nữ hoàng truyền hình" ủng hộ Obama 100%
Nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey hoàn toàn ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Barack Obama và cho rằng ông đang làm tốt công việc của mình.
Bà Oprah Winfrey đã có cuộc phỏng vấn với CNN tại Nam Phi khi tới tham dự lễ tốt nghiệp lứa học sinh đầu tiên tại ngôi trường bà thành lập cách đây 5 năm.
Thời điểm này 4 năm trước, bà Winfrey đã xuất hiện bên cạnh ông Obama trong những sự kiện vận động bầu cử tại Iowa, New Hampshire và Nam Carolina. Sự ủng hộ đó đã tiếp thêm hi vọng cho Obama trong cuộc vận động tranh cử năm 2008.
Được hỏi về hỗ trợ của bà dành cho ông Obama năm nay, Winfrey nói rằng bà không nghĩ là cần hậu thuẫn Obama trong năm 2012 bởi bây giờ ai cũng biết đến ông rồi.
"Tôi không cần phải bảo đảm về Obama nữa bởi tôi ủng hộ ông ấy 100% và tôi đã từng bảo đảm về ông ấy rồi", bà Winfrey nói.
Oprah Winfrey hoàn toàn ủng hộ Barack Obama trong chiến dịch tái tranh
Bà Winfrey cũng nhắc mọi người nên nhớ tới tình trạng tồi tệ của nền kinh tế khi ông Obama mới lên nắm quyền nếu muốn đánh giá khả năng làm việc của ông.
Bà Winfrey tự tin rằng ông Obama có thể tái nhiệm: "Tôi nghĩ rằng ông ấy là một nhà lãnh đạo xuất sắc".
Trả lời về câu hỏi về khó khăn lớn nhất mà ông Obama sẽ phải đối mặt nếu tái nhiệm, bà Winfrey cho rằng: "Tương tự như trong gần 4 năm vừa qua, đó là tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại và xây dựng lòng tin của người Mỹ về một tương lai vững chắc".
Theo Bee.net.vn
Nước Nga trước thềm bầu cử Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev cho rằng có âm mưu từ nước ngoài tác động đến ý kiến của người Nga trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 tới Nhận định tình hình trước thềm bầu cử tổng thống (TT) ở Nga và Mỹ trong năm 2012, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang...