Tài chính anh có thể lo, em chỉ cần chu toàn việc nhà
Chào em, người con gái anh sắp quen! Sau những sóng gió qua đi cũng 2 năm rồi anh mới có can đảm để làm quen với những mối quan hệ mới và cũng tránh khó xử cho người đến sau.
Anh xin tự giới thiệu chút về mình, anh cao 1m71, nặng 76 kg thân hình hơi tròn một tý và bụng một múi (ai có ý định tìm sáu múi thì bỏ qua nha). Anh là con trưởng trong gia đình sống và làm việc ở Sài Gòn.
Anh có cậu bạn thân 5 tuổi đang sống cùng nhà, khá khó tính. Mong muốn làm quen với những người sống ở Sài Gòn hoặc có ý định chuyển đến Sài Gòn, theo phật giáo, có thể phải làm dâu nên cũng cần chuẩn bị tâm lý, có công việc, có thể sắp xếp lo việc nhà hoặc sau này ở nhà lo dạy dỗ con cái. Tài chính anh có thể lo được. Việc của anh khá bận, hay đi sớm về trễ hoặc đi công tác tỉnh nên anh muốn có một hậu phương vững chắc.
Công việc đặc thù cũng phải nhậu nhưng thuốc lá thì cả gia đình anh không ai hút. Anh hay nghe opera khi nghỉ ở nhà và thường đọc sách. Nếu em đồng điệu được thì cùng thưởng thức, còn không thì cho anh chút không gian riêng. Nếu em muốn làm quen thì hãy gửi email cho anh. Trân trọng.
Theo vnexpress.net
Những người đàn ông Ấn Độ thân thiện này không ngờ là chiến binh chuyên lấy đầu người
Những người già của bộ lạc Konyak thoạt nhìn trông khá thân thiện, tốt bụng nhưng những hình xăm trên mặt hé lộ một sự thật đen tối. Họ từng là những chiến binh săn đầu người với những dấu hiệu biểu tượng cho sự tàn sát.
Video đang HOT
Chỉ những người già của bộ lạc Konyak mới có hình xăm trên cơ thể và trên mặt.
Những người đó là thành viên bộ lạc Konyak, một nhóm khoảng 230.000 người sống ở bang Nagaland, Ấn Độ, giáp biên giới Myanmar.
Bộ lạc Konyak sống tại các ngôi làng trên đỉnh đồi, ngày nay chủ yếu làm nông. Các hình xăm trên cơ thể thường để đánh dấu sự kiện kỷ niệm lớn nào đó. Nhưng với hình xăm trên mặt, chỉ các chiến binh của bộ lạc mới có, đặc biệt là những người trở về sau các trận chiến với bộ lạc đối địch, mang theo chiến lợi phẩm là đầu của đối phương.
"Tôi không hề cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi. Họ rất thân thiện", Bos, một nhiếp ảnh gia người Hà Lan nói trên CNN. "Chúng ta nghĩ săn đầu người là một điều gì đó tồi tệ, độc ác nhưng với họ, đó là một phần trong cuộc sống".
Thợ săn đầu người 98 tuổi, Chen-o Khuzuthrupa.
"Tôi từng đến nơi họ sống, ở cùng họ, hỏi họ về quá khứ, về tín ngưỡng, văn hóa của họ. Điều này giúp họ cảm thấy tự nhiên hơn trước ống kính camera", Bos nói mình đã chụp ảnh các chiến binh và trải qua 4 lần thăm bộ lạc.
"Những chiến binh đó nay đã già, trong thâm tâm họ đều có nỗi buồn", Bos nói. "Các hình xăm trên mặt, trên cơ thể họ đang nhạt dần theo năm tháng. Kể từ khi người Công giáo đến truyền đạo vào nửa sau thế kỷ 19, việc săn đầu người và xăm mình đã dần trở thành lịch sử".
Các nghi thức này đã chấm dứt vào những năm 1970, theo Phejin Konyak, chắt gái của một thợ săn đầu người, nói. Phejin đã có 4 thập kỷ thu thập tài liệu, kể lại về những tín ngưỡng văn hóa đã biến mất trong lịch sử của bộ lạc.
Các thành viên bộ lạc có những hình xăm khác biệt dựa vào các sự kiện mà họ trải qua.
"Mỗi hình xăm mô tả trạng thái hoặc vòng đời của ai đó", Phejin nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Nagaland. "Những gì tôi đã làm là ghi lại tất cả các hình xăm hiện có, để chúng không bị quên lãng. Tôi cũng chép lại những bài hát, bài thơ, ghi lại tất cả trước khi chúng biến mất".
"Những thợ săn đầu người đó là những người cuối cùng tuân theo tập tục, khi họ chết, mọi thứ sẽ vĩnh viễn biến mất", Phejin nói thêm.
Nghiên cứu của Phejin Konyak, bao gồm các hình xăm và ý nghĩa của chúng, cũng xuất hiện trong các bức ảnh chụp của Bos, được đăng tải trong cuốn sách, "The Konyaks: Last of The Tattooed Headhunters", (Người Konyak: Những hình xăm cuối cùng của thợ săn đầu người).
Nhiều thành viên bộ lạc ngày nay đã mặc các trang phục của xã hội hiện đại.
Rời ngôi làng với 700 người sinh sống từ khi lên 4 tuổi, Phejin đi học trường tu, trong đó các giáo viên là nữ tu, ở Dimapur, cách nhà 300km. "Dĩ nhiên nhờ có giáo dục hiện đại mà tôi mới có thể viết nên cuốn sách này", Phejin nói. "Ở Nagaland, ngày càng nhiều người bộ tộc theo đạo Công giáo, được tiếp xúc với xã hội hiện đại. Chúng tôi chuyển từ săn đầu người sang dùng iPad một cách chóng mặt, chỉ vài thập kỷ".
Người bộ lạc xưa kia dùng cây mây sắc nhọn, rạch những đường bên dưới da để nhựa cây thấm vào, tạo thành hình xăm. Ngày nay, những tập tục này đã biến mất, các thế hệ nối tiếp của bộ lạc thậm chí còn không biết các bài hát truyền thống. "Nếu có thể giao thoa giữa cuộc sống mới và các tín ngưỡng cổ xưa thì vẫn tốt hơn", Phejin nói. "Nếu chúng tôi đánh mất bản sắc của mình, đâu còn ý nghĩa gì nữa?".
Phejin mô tả mỗi người già của bộ lạc ngày nay chính là một "thư viện sống", với cả một kho tàng giá trị cần ghi chép lại.
Trong chuyến đi tới bộ lạc, Bos đã có cơ hội chụp ảnh nhiều chiến binh săn đầu người.
Đối với Bos, nhiếp ảnh gia này đã chụp lại nhiều bức chân dung các thành viên bộ lạc. Nhiều người mặc trang phục truyền thống, nhưng cũng có những người mặc quần áo hiện đại, đồ trang sức hiện đại.
Các bức ảnh này thường được chụp trong những căn nhà truyền thống, được tạo nên từ cây tre, lá cọ và gỗ lấy từ các ngọn đồi lân cận. "Căn nhà gỗ của họ rất đặc trưng. Bên trong khá tối. Họ lưu giữ toàn bộ các chiến lợi phẩm sau mỗi chuyến đi săn, bao gồm cả đầu động vật. Đầu người ngày nay không được giữ nữa vì nhà thờ không cho phép".
Bos nói mình cũng ghi lại hình ảnh về cuộc sống thường ngày của người dân bộ lạc, trong các chuyến đi kéo dài 6 tuần. "Họ vẫn còn sống, nhưng thời gian không chừa một ai", Bos nói về những chiến binh săn đầu người ngày nay đã già yếu. "Họ giống như không còn thuộc về thế giới này nữa".
Theo danviet.vn
5 khổ đau lớn nhất của đời người, trải qua rồi sẽ chẳng còn gì có thể khiến bạn tổn thương hơn Nếu sống đủ một số năm nào đó trong cuộc đời có lẽ bạn sẽ nếm trải được cả thảy 5 cảm giác khổ đau dưới đây và ngộ ra nhiều điều. Ảnh minh họa. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, người càng lớn tuổi thì càng ít khóc không? Không phải vì người lớn vô cảm mà thật ra là vì...