Tái cấu trúc PVN – nhiều cổ phiếu dầu khí sẽ bị thoái vốn
Các cổ phiếu dầu khí được nhiều NĐT quan tâm do ngành có tính đặc thù cao, ít cạnh tranh và được sự bảo trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tuy nhiên, theo Đề án Tái cơ cấu ngành dầu khí Việt Nam, PVN sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chính; tất cả các lĩnh vực khác sẽ được thoái vốn một phần hoặc toàn bộ từ nay đến năm 2015.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)
PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại DPM từ 61,37% xuống còn 51%. Do nắm quyền sở hữu chi phối, nhiều khả năng PVN sẽ yêu cầu các công ty có hoạt động kinh doanh tốt, có lượng tiền mặt dồi dào trả cổ tức ở mức cao trước khi rút bớt vốn về. DPM là một trường hợp điển hình trả cổ tức cao: 50% cho năm 2012 và 65% cho năm 2013.
Hiện tại, DPM phải chịu giá khí đầu vào cao hơn mức giá khí được ưu đãi trong các năm trước, nhằm gánh một phần chi phí cho Đạm Cà Mau, vốn đang tạm thời thuộc sở hữu 100% của PVN. Giá cổ phiếu DPM đã giảm mạnh 28% từ đầu năm khi có thông tin về việc tăng giá khí.
Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS)
PVN đề xuất phương án giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại GAS xuống 75%. GAS hiện có giá trị vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam và lớn nhất toàn ngành về tổng tài sản và doanh thu. Tổng giá trị của GAS ước đạt gần 10 tỷ USD, tổng tài sản vào khoảng 3 tỷ USD. Trong năm 2013, doanh thu hợp nhất xấp xỉ 65.000 tỷ đồng, giảm gần 4% so với năm 2012, nhưng lợi nhuận ròng đạt 12.400 tỷ đồng, tăng 26% do giá bán tăng nhanh hơn giá đầu vào. Điều này dẫn đến việc giá cổ phiếu GAS tăng liên tục hơn 56% kể từ đầu năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước thuế của GAS dự kiến đạt hơn 7.000 tỷ đồng và dự báo doanh thu năm 2014 sẽ tăng cao do quyết toán chi phí khí giai đoạn 2010 – 2013 với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ghi nhận.
GAS cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là hai công ty được xem là mang về lợi nhuận lớn cho PVN và liên quan chặt chẽ đến an ninh năng lượng quốc gia. Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 71/2013/NĐ-CP, 70% lợi nhuận PVN được chia từ cổ tức của PV GAS sẽ chuyển về ngân sách nhà nước. Vì vậy, đề xuất giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại GAS từ 96,72% xuống 76,72% nhiều khả năng không được phê duyệt, mặc dù nhu cầu vốn của GAS cũng như PVN là khá lớn và cấp thiết.
Giả sử Chính phủ cho phép PVN bán 20% cổ phần trong GAS, số cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường sẽ tăng lên 23,28% thay vì 3,28% như hiện tại. GAS sẽ đủ điều kiện về tỷ lệ cổ phiếu tự do lưu hành để có thể lọt vào danh mục đầu tư của các quỹ ETF.
Video đang HOT
Trường hợp Chính phủ không cho phép PVN giảm tỷ lệ sở hữu tại GAS, rất có thể GAS sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhằm bảo toàn tỷ lệ vốn nhà nước, tuy nhiên điều này là khó xảy ra. Về mặt kinh tế, so với cổ tức tối đa 40% cổ đông của GAS được chia với giá cổ phiếu là 106.000 đồng/CP tại thời điểm hiện tại, thì tỷ suất lợi tức của cổ đông chỉ khoảng 2,5%/ năm, thấp hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.
Theo ông Đỗ Khang, Tổng giám đốc GAS, nếu Nhà nước bán bớt 20% vốn tại GAS và đầu tư vào các dự án khác thì số tiền thu được lớn hơn rất nhiều so với giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ để hưởng cổ tức. Hơn nữa, nguồn vốn này sẽ giúp GAS tăng trưởng mạnh nhờ vào kinh doanh LNG.
Trên TTCK, giá cổ phiếu GAS có xu hướng tăng cao, một phần do động thái mua vào liên tục của các NĐT nước ngoài. Hành động này dường như đón đầu cho việc giảm bớt vốn của Nhà nước tại GAS. Cho tới thời điểm hiện tại, có 54,76 triệu cổ phiếu (2,89%) trong số 62,15 triệu cổ phiếu (3,28%) tự do lưu hành thuộc về các NĐT nước ngoài. Nếu động thái mua vào này tiếp diễn, thì số cổ phiếu GAS tự do lưu hành sẽ sớm thuộc về các NĐT nước ngoài và một số ít tổ chức khác.
CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PGS)
PGS là công ty con của GAS, hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm khí. Giá cổ phiếu của PGS đã chứng kiến đợt tăng mạnh khoảng 62% trong năm 2013 và giảm 14% từ đầu năm cho tới nay. Nguyên nhân của việc giảm giá được cho là theo biến động của thị trường và ảnh hưởng của việc tăng giá khí đầu vào cho sản phẩm CNG.
Theo Đề án Tái cơ cấu, PGS phải thoái vốn hoặc sáp nhập với các công ty con/công ty liên kết là VT Gas và CNG Việt Nam (PGS sở hữu 55,2% CNG Việt Nam). Tới thời điểm hiện tại, PGS đã mua lại hoàn toàn VT GAS, chỉ còn lại CNG Việt Nam. Các NĐT của PGS và CNG đang băn khoăn trường hợp nào sẽ xảy ra: CNG sáp nhập với PGS hay PGS sẽ thoái toàn bộ vốn trong CNG Việt Nam? Lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ sở hữu mà CNG Việt Nam mang lại cho PGS đóng góp khoảng 38% trong lợi nhuận sau thuế của PGS. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trường hợp PGS thoái vốn hoàn toàn trong CNG Việt Nam nhiều khả năng không xảy ra. Hơn nữa, CNG Việt Nam và PGS cùng nhau chi phối thị phần CNG phía Nam, sáp nhập với PGS sẽ giúp PGS tăng thị phần CNG, là điều có lợi cho cổ đông PGS. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó khăn cho PGS về vốn, vì PGS đã bỏ một lượng tiền không nhỏ để mua lại cổ phần trong VT GAS của PTT Thái Lan và nhận lại phần vốn của GAS trong Công ty Bình Khí, nguồn tiền sẽ không còn dồi dào để mua lại CNG.
Nếu sáp nhập và thoái vốn là điều không tránh khỏi thì có khả năng PGS sẽ hoán đổi cổ phiếu với CNG như PVD đã làm với PVDI. Tuy nhiên, điều này có thể vấp phải sự phủ quyết của GAS. GAS là công ty sẽ quyết định sáp nhập hay không sáp nhập và hơn thế nữa, họ quyết định cả lợi nhuận của PGS và CNG Việt Nam bằng việc tăng giảm giá khí đầu vào cho hai công ty này. Vì vậy, chuyện sáp nhập hay không phải tính đến phương án nào là có lợi cho GAS.
Ngoài ra, theo quan điểm của chúng tôi, ngành chế biến dầu khí của Việt Nam mới bắt đầu phát triển, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng nhanh. Việt Nam đã xây dựng một loạt nhà máy lọc hóa dầu nhằm đáp ứng nhu cầu này. Chúng tôi tin rằng, Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng của các sản phẩm lọc hóa dầu, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối do cơ sở hạ tầng phân phối của Việt Nam còn kém. Vì vậy, khâu phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu như LPG, Lubricant và xăng dầu là lĩnh vực tiềm năng còn trống cho các NĐT trong ngành. Nhóm sản phẩm này đang được hy vọng sẽ mở cửa cho các NĐT nước ngoài vào năm 2015 và PVN sẽ bán 25% cổ phần trong PV Oil.
Đây là một trong những cơ hội hiếm hoi cho các NĐT tham gia vào lĩnh vực phân phối các sản phẩm chế biến dầu khí. PV Oil hiện đang nắm giữ 12% thị trường xăng dầu Việt Nam và đang liên tiếp thực hiện chiến lược thâu tóm mở rộng hệ thống phân phối nhằm đạt tới thị phần cao hơn và nắm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực phân phối xăng dầu. PV OiI đồng thời là nhà phân phối xăng dầu duy nhất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và sẽ bao tiêu phần lớn sản lượng của các nhà máy lọc hóa dầu trong tương lai. Như vậy, Đề án Tái cấu trúc ngành dầu khí sẽ có sự ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực lên một số cổ phiếu trong ngành, đồng thời mở ra một số cơ hội đầu tư tiềm năng mà các NĐT có thể xem xét.
Theo nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ tập trung vao 5 lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chính là: thăm do khai thác dầu khí, lọc – hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao, trong đó thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Tất cả các lĩnh vực khác sẽ được PVN xây dựng lộ trinh thoái vốn đến năm 2015. Vi vậy, để thoái khoảng 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành, PVN kế hoạch sẽ rút hết vốn trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực ngoài ngành, tái cấu trúc thu gọn 29 công ty con cấp 2 lại chỉ con 14, giảm 206 các công ty cấp 3 va 4 cung các công ty liên kết chỉ còn 126, trong đó không còn các công ty cấp 4 và công ty liên kết. Theo đó, PVN sẽ giữ nguyên tỷ lệ vốn hiện có tại các doanh nghiệp: PVD (50,38%), PVS (51%), Vietsovpetro (51%), Gaspromviet (49%), Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn (25,1%), Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Long Sơn (18%). Từ nay đến năm 2015, thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Binh Sơn (PVN giữ 75%), Đạm Ca Mau (PVN giữ 51%). Giai đoạn sau năm 2015, PVN sẽ cổ phần hóa PV Oil , PV Power va nắm 75% vốn điều lệ trong mỗi tổng công ty. Ngoai ra, cho tới năm 2015, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu trong các công ty: PVT giảm từ 57,28% xuống tối thiểu 36%, PVX giảm từ 54,54% xuống con 36%, PVI giảm từ 39,05% xuống con 18%, DPM giảm từ 61,37% xuống con 51%, thoái hết vốn tại PET, CTCP Tài chính Dầu khí. Riêng GAS, PVN đề xuất phương án giảm tỷ lệ sở hữu xuống 75%, nhưng phương án này hiện nay chưa được Chính phủ phê duyệt.
Theo Đầu tư Chứng khoán
Lực lượng bán QS Iraq chống ISIL diễu binh hoành tráng
Cùng xem một số hình ảnh về các lực lượng bán quân sự chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) diễu binh trên nhiều thành phố hôm 21/6.
Trong cuộc chiến chống lại ISIL, nhiều lực lượng bán quân sự thuộc thành phần chống đối chính phủ và Quân đội Iraq đã gạt bỏ hiềm khích trước để cùng sát cánh đối phó mối đe dọa từ ISIL, điển hình là Quân đội Mahdi (hay còn gọi là Jaish al-Mahdi - JAM) là lực lượng bán quân sự đối lập với Nhà nước (mới) Iraq, Quân đội Mỹ và đồng minh, được thành lập tháng 6/2003.
Trong ảnh là các chiến binh của Quân đội Mahdi biểu dương lực lượng tại Karbala, hôm 21/6. Thời kỳ đỉnh cao, Mahdi có tới 60.000 chiến binh, trang bị chủ yếu là các vũ khí hạng nhẹ, thiết bị nổ tự tạo và pháo tự chế.
Không rõ nguồn trang bị của Mahdi tới từ đâu, tuy nhiên khả năng cao là từ kho vũ khí Quân đội Iraq thời Saddam sụp đổ vào năm 2003. Dẫu vậy, có nhiều chiến binh Mahdi cầm trên tay những khẩu súng trường hiện đại của Mỹ (?). Trong ảnh là nhóm chiến binh Mahdi diễu binh ở thành phố Sadr - ngoại thành Baghdad, ngày 21/6.
Nhóm chiến binh Mahdi cầm trên tay khẩu súng chống tăng RPG-7 trong cuộc diễu binh ở Sadr.
Các đơn vị vũ trang của Mahdi còn được trang bị số lượng nhỏ pháo phản lực tự chế lắp trên các xe bán tải dân sự.
Nhóm chiến binh thuộc Lữ đoàn Hòa bình gồm toàn các tình nguyện viên người Shiite diễu binh ở thành phố Sadr, hôm 21/6. Ngoài các lực lượng bán quân sự, đông đảo người dân đã tham gia vào các nhóm vũ trang tự phát trong cuộc chiến chống lại ISIL.
Chiến binh Lữ đoàn Hòa bình được trang bị chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ gồm các khẩu AK (có cả kiểu báng gấp) và súng carbine M4 (Mỹ). Nguồn vũ khí có thể là từ chính phủ, quân đội Iraq, tuy nhiên việc phân phát vũ khí vô tội vạ này có thể tạo ra những hiểm họa lớn sau này khi không được kiểm soát chặt chẽ.
Nhóm chiến binh Lữ đoàn Hòa bình diễu binh ở Basra, thành phố lớn thứ 2 của Iraq, cách Baghdad 340km về phía Tây Nam.
Dân quân người Shiite trong cuộc diễu binh ở tỉnh Kirkuk, Iraq.
Dân quân người Shiite biểu diễn võ thuật.
Theo Kiến thức
Ngắm mẹ con Sao 'tông xuyệt tông' đẹp nhất showbiz Việt Các nhóc tì nhà sao Việt ngày càng nổi bật trước công chúng , độ nổi tiếng cũng không kém gì các con Sao trên Thế Giới. Không hổ danh là con trai 'Nữ hoàng V-pop' Hà Hồ, gu ăn mặc của Subeo rất 'đáng nể'. Mặc dù khá tất bật với công việc, Thúy Hạnh vẫn luôn dành nhiều thời gian để...