Tái canh cà phê: Nói hay, làm dở!
Sáng 23.8 Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Tham dự chương trình có đại diện UBND tỉnh, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, người dân…
Chất lượng, năng suất cà phê Quảng Trị ngày càng kém vì cà phê đã quá già cỗi. Ảnh: N.V
Đại diện Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay địa bàn có 4.675ha cà phê, chiếm 1/7 tổng diện tích cà phê chè cả nước. Cà phê là 1 trong 3 cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, chiếm hơn 20% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của tỉnh hiện nay rất thấp do diện tích cây cà phê già cỗi tăng cao (53% diện tích cà phê chè trồng trước năm 2000), nhiễm sâu bệnh, sản xuất, thu hoạch cẩu thả khiến giá cà phê xuống thấp. Từ đó, đời sống nhân dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều ở huyện miền núi biên giới hết sức khó khăn.
Việc tái canh cây cà phê là hết sức cấp thiết cho nên Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đã xây dựng đề án với 3 phương án. Tại hội thảo đa số các đại biểu đồng tình với phương án 2 là phân kỳ tái canh bình quân cho giai đoạn 2017-2025 với diện tích 200 ha/năm vì phương án phù hợp với nguồn lực của địa phương, mỗi năm chỉ bỏ ra 30 tỷ đồng để tái canh.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thiết – Trưởng đại diện Tổ chức chứng nhận cà phê toàn cầu UTZ – certified Việt Nam cho rằng: “Hội thảo chỉ nói cho hay, nói cho nhiều nhưng chúng ta đang làm mò mẫm, không có một quy trình nào cả. Quảng Trị nên tiên phong xây dựng một quy trình cho cà phê chè Arabica để lấy tiền đề làm chuẩn trên toàn quốc”.
Là khách mời tại hội thảo, ông Dave D’haeze – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn về cây cà phê Văn phòng đại diện châu Á Thái Bình Dương, thẳng thắn cho biết: “Tôi đã nghe việc tái canh cà phê ở Quảng Trị cách đây 15 năm trước nhưng nói thẳng ra là chúng ta chưa đạt kết quả gì”.
Ông Hồ Sỹ Trọng – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị tỏ ra xót xa bởi trước đây thương hiệu cà phê Khe Sanh (Quảng Trị) nổi tiếng khắp thế giới nhưng nay chỉ là dĩ vãng. Theo ông Trọng, việc tái canh cây cà phê là cấp thiết nhưng phải có bộ quy trình rõ ràng về khoa học kỹ thuật… nhằm đảm bảo việc tái canh thành công thì ngân hàng mới dám cho vay vốn, hỗ trợ. “Nếu không có quy trình rõ ràng, đến khi trồng tái canh mà cà phê chết thì nông dẫn sẽ chết, nông dân chết thì ngân hàng cho vay cũng chết theo” – ông Trọng nói.
Video đang HOT
Theo Danviet
Vườn cà phê lên tuổi "cụ" đạt năng suất trên 4 tấn/ha
Mặc dù những vườn cà phê đã lên tuổi "cụ" (32 năm) nhưng vẫn cho năng suất cao, chất lượng tốt. Có được kết quả này, nhờ Cty TNHH MTV Cà phê 704 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Sung sức vườn cà phê "cụ"
Những vườn cà phê xanh mướt, cành vươn dài, quả sai trĩu trịt của Cty Cà phê 704 không ai nghĩ chúng đã lên tuổi "cụ" cần phải tái canh thay thế. Ông Nguyễn Văn Bể, GĐ Cty phấn khởi cho biết, Cty có 150ha cà phê trồng từ năm 1984, nhưng vẫn chưa phải tái canh do vẫn đạt trên 4 tấn/ha.
Ông Nguyễn Văn Bể đi thăm vườn cây cà phê
Để có năng suất này, ban lãnh đạo Cty đã xác định việc duy trì và phát triển vườn cây thực hiện theo hướng bền vững, năng suất, chất lượng. Cụ thể, Cty đã triển khai nhiều giải pháp trong từng công đoạn như quản lý quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây; đầu tư, cung ứng vật tư, phân bón; triển khai, kiểm tra việc thực hiện các công đoạn chăm sóc vườn cây của người lao động nhận khoán.
Đồng thời áp dụng đầu tư KH-CN cao vào sản xuất (chế phẩm sinh học, phân bón lá...); phối hợp thường xuyên với các cơ quan chuyên môn như Trạm BVTV các huyện Đăk Hà, Đăk Glei, Sa Thầy trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Cty Cà phê 704 (TCty Cà phê Việt Nam) tiền thân là Cty Cà phê Đăk Uy 3 được hình thành từ Nông trường cà phê thuộc Cty Xuất nhập khẩu Kon Tum, Cty Thủy nông Đăk Uy 3; gồm cơ quan Cty và 11 đội sản xuất.
Trong đó có 4 đội SX đóng trên địa bàn huyện Đăk Hà điều kiện kinh tế khá thuận lợi; 3 đội đứng chân tại hai xã HơMoong, Sa Nghĩa thuộc huyện Sa Thầy và đặc biệt có 3 đội ở xã Đăk Long, huyện Đăk Glei thuộc diện vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.
Cty đang quản lý 510ha cà phê, 68ha lúa nước hai vụ, 48ha cao su. Năm 2016, hoạt động của Cty diễn ra trong điều kiện thời tiết đầu năm diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, tác động lớn đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê.
Trồng mới cây cà phê
Toàn bộ diện tích cà phê của Cty tại khu vực huyện Sa Thầy và huyện Đăk Glei phải tưới đến 4 đợt, có nơi tưới 5 đợt và phải tưới truyền 2 máy. Trước tình hình thời tiết khô hạn kéo dài, Cty đã thành lập BCĐ phòng chống khô hạn, để chỉ đạo tưới nước chống hạn cho các loại cây trồng tại các khu vực sản xuất.
Cty cùng với người lao động đã khắc phục mọi khó khăn, tìm cách khai thông nguồn nước, nạo vét, tu sửa hồ đập. Cty còn hỗ trợ 1 triệu đồng/ha đối với 74ha cà phê phải tưới truyền 2 máy. Tính đến đầu tháng 7, toàn bộ diện cà phê phát triển khá tốt, không bị khô hạn. Đồng thời Cty đã đầu tư 18 tỷ đồng để trồng mới 40ha cà phê.
Làm kinh tế song hành công tác xã hội
Địa bàn sản xuất của Cty phân tán, ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, lao động thiếu cả về số lượng và chất lượng nhưng với tinh thần phấn đấu vượt khó, Cty đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu kinh tế năm 2015 với doanh thu 42.373 triệu đồng, nộp ngân sách 1.149 triệu đồng, lợi nhuận 3.017 triệu đồng.
Với 510ha cà phê nằm trên 3 huyện Đăk Hà, Đăk Glei, Sa Thầy, chất lượng cây không đồng đều, nhất là ở Đăk Glei, Sa Thầy nhưng người nhận khoán đã nỗ lực chăm sóc, cà phê phát triển tốt và cho năng suất khá.
Vườn ươm cà phê chất lượng cao
Số hộ công nhân, người lao động nhận khoán gồm 689 hộ, việc ký hợp đồng giao nhận khoán và giao nộp sản phẩm khoán đạt 100%.
Với mức thu nhập bình quân của hộ trồng cà phê 44 triệu đồng/ha/năm và 34 triệu đồng/ha/năm cây lúa. Cụ thể, khu vực Đăk Hà (151,2ha) năng suất bình quân 16 tấn quả tươi/ha/năm; khu vực Sa Thầy (188,5ha) 15 tấn/ha/năm; khu vực Đăk Glei (170ha) 18,4 tấn/ha/năm; tổng sản lượng 8.296 tấn.
Với cây cao su, thu hoạch được 203 tấn mủ nước, cây lúa nước, sản lượng đạt 748 tấn, năng suất bình quân 11 tấn/ha/năm. Công tác kinh doanh vật tư phân bón, xăng dầu đạt doanh thu 13.628 triệu đồng, duy trì tốt tổ dịch vụ thu mua toàn bộ sản phẩm cà phê sau chế biến đạt 1.480 tấn nhân.
Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Kon Tum về phân công các đơn vị kết nghĩa, đỡ đầu xây dựng các phum sóc khó khăn, Cty đã vận động 02 sóc tham gia nhận khoán, giúp bà con ngói lợp nhà, hỗ trợ kinh phí xây dựng nâng cấp nhà rông, tu sửa đường sá, tặng quà đối tượng chính sách, gia đình khó khăn dịp lễ tết. Nơi địa bàn Cty đứng chân, về cơ bản không còn hộ đói, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện đáng kể, trình độ dân trí, đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng lên. Kế hoạch năm 2016 của Cty là nỗ lực thâm canh các loại cây trồng để đạt sản lượng 8.136 tấn cà phê, 61 tấn mủ cao su, 816 tấn lúa; kinh doanh vật tư phân bón các loại 1.500 tấn, tiêu thụ xăng, dầu 450 ngàn lít. Tổng doanh thu 55,8 tỷ đồng; nộp ngân sách 1,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 3,4 tỷ đồng.
Theo Ngọc Thăng (Nông Nghiệp Việt Nam)
"Cởi trói" cho cà phê Hạn hán, thiên tai gây thiệt hại khá nặng nề cho ngành cà phê trong niên vụ 2015-2016 và dự báo sẽ còn để lại di chứng cho niên vụ sau. Trong khi đó, việc dừng cho vay ngoại tệ với lãi suất thấp tạo khó khăn "kép" cho DN cà phê. Vì thế, khi được tháo gỡ khó khăn này, DN cà...