“Tai biến trong sản khoa đến rất bất ngờ!”
Trả lời câu hỏi liên quan đến các ca tai biến có sản phụ tử vong liên tiếp gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, tai biến trong sản khoa đến rất bất ngờ. Có những tai biến có thể phòng, nhưng có những tai biến là bất khả kháng.
Liên tiếp trong 2 ngày, 3 sản phụ là sản phụ Hương (23 tuổi ở Quảng Ngãi), sản phụ Hạnh (Hưng Yên) và sản phụ Loan (Bắc Ninh) tử vong trong quá trình sinh nở gây nên nỗi lo ngại cho rất nhiều phụ nữ đang mang bầu. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trấn an các sản phụ: “Việc đổ xô lên tuyến Trung ương để sinh nở là không cần thiết. Bởi có những tai biến sản khoa đến rất bất ngờ, là bất khả kháng nhưng rất hiếm gặp. Còn những tai biến khác hoàn toàn có thể phòng ngừa được”. Ông cũng trao đổi thêm với báo giới xung quanh những ca tai biến sản khoa.
Thứ trưởng Bộ Y tế – Giám đốc BV Phụ sản T.Ư Nguyễn Viết Tiến. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, chỉ trong 3 ngày liên tiếp từ 18 – 20/4 đã có 3 sản phụ ở 3 địa phương khác nhau tử vong trong quá trình sinh nở. Hiện Bộ Y tế đã nhận được báo cáo về các vụ việc này chưa?
Ngay khi có thông tin về 3 ca tử vong liên tiếp ở sản phụ qua báo giới, Bộ Y tế đã chỉ đạo sát sao kiểm tra, tìm nguyên nhân tử vong. Phải nói thêm, không chỉ riêng tai biến của các sản phụ này mà với các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, Bộ Y tế chỉ đạo rất sát sao.
Theo đó, khi yêu cầu kiểm tra, giám sát, mục đích quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân xảy ra tai biến, để xem tai biến đó có khả năng phòng tránh được không. Tuy nhiên, trên thực tế có những nguyên nhân là bất khả kháng, ví như trường hợp sản phụ ở Hưng Yên.
Ông có thể nói rõ hơn về tai biến của sản phụ ở Hưng Yên?
Nguyên nhân ban đầu được chỉ ra, sản phụ ở Hưng Yên tử vong do tắc mạch ối. Với tai biến này, quả là nguy hiểm và ở ngay tại BV Phụ sản TƯ, chúng tôi chỉ cứu được một số bệnh nhân bị tắc mạch ối, còn nhiều bệnh nhân không thể cứu được dù phương tiện, nhân lực rất đầy đủ.
Tuy nhiên, có những tai biến hoàn toàn có khả năng để phòng ngừa. Ví như sản phụ ở Quảng Ngãi, thông tin ban đầu cho thấy, sản phụ bị bệnh tim. Nếu biết trước được sản phụ mang thai bị tim thì để an toàn trong quá trình sinh nở, chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn, đủ điều kiện, trang thiết bị hỗ trợ thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được nguy cơ tai biến dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
3 trường hợp tử vong liên tiếp chỉ trong hai ngày, ông có cho rằng đáng báo động?
Trong sản khoa, đúng là nghe con số tử vong đó khiến nhiều người giật mình, sao tử vong nhiều thế. Nhưng theo tôi, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong một bệnh viện, có ngày 2 sản phụ tử vong, nhất là ở những bệnh viện lớn, mỗi năm đẻ mấy nghìn trường hợp.
Thưa ông, sản phụ có thai to 4kg vẫn cho đẻ thường, liệu lỗi có phải do bác sĩ, nếu đúng là lỗi bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?
Trong sản khoa, theo dõi một cuộc sinh, cái quan trọng nhất là phải tiên lượng được bệnh nhân có đẻ thường được không hay phải chỉ định mổ. Thực tế, không ít trường hợp thai to hơn 4kg mà vẫn đẻ thường được. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố tình trạng sức khỏe người mẹ, thai nhi, khung xương chậu của người mẹ và đến thời điểm nào đó, thấy rằng cuộc đẻ thường không thể diễn biến được phải chỉ định mổ lấy thai. Vì vậy, trong các cuộc đẻ phải theo dõi sát sao.
Tuy nhiên, các tai biến sản khoa diễn ra đột ngột, bất ngờ. Một cuộc đẻ cũng như một đợt thi vậy, mẹ tròn con vuông là thi đỗ. Nhưng ở một số thí sinh, để đỗ được cần sự can thiệp của bác sĩ (chỉ định mổ hoặc can thiệp gì đó). Nhưng phải nói thêm, tai biến sản khoa rất bất ngờ, nên đôi khi, quá trình thi (sinh nở) đang diễn ra rất thuận lợi, đôi khi tưởng thi gần đỗ rồi lại xảy ra sự cố.
Vì thế, theo dõi một cuộc đẻ phải luôn thận trọng, nhiều khi cần sự may mắn.
Tôi cũng nói thêm, không ai có thể nói tài, nói thánh, khẳng định mình là một người lâu năm trong lĩnh vực sản khoa hoàn toàn có thể đánh giá sát, theo dõi chuẩn mọi cuộc sinh nở.
Nhiều sản phụ đang có tâm lý lo sợ đẻ ở tuyến cơ sở mà lên tận tuyến TƯ để sinh nở, gây quá tải tuyến trên lại trong hoàn cảnh Bộ Y tế đang cố gắng giảm tải. Ông có lời gì trấn an các sản phụ không, thưa ông?
Với một thai phụ sức khỏe tốt, được quản lý thai sản tốt, mẹ và thai nhi không kèm theo bệnh lý gì thì theo tôi, lặn lội lên hẳn BV Phụ sản TƯ để đẻ, rồi chen chúc, chật chội, tôi cho rằng không cần thiết.
Bởi tai biến trong sản khoa, trừ một số trường hợp bất khả kháng, như tắc mạch ối (rất hiếm gặp), nhiều tai biến khi sinh có thể phòng ngừa hay khắc phục được, bằng cách quản lý thai phụ tốt, tiên lượng các nguy cơ (nếu sản phụ có bệnh lý kèm theo thì chuyển viện tới nơi đủ điều kiện, trang thiết bị) và chuẩn bị đủ phương tiện nhân lực ứng phó. Vì thế, các bà bầu không nên quá hoang mang lo lắng về quá trình sinh nở.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Sẩy thai do nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo đã từ lâu đã được cho là có liên quan đến nguyên nhân sẩy thai ở phụ nữ. Nhưng điều này có thực sự đúng không?
Mang thai đôi khi có thể là một điều khá khó khăn với một số phụ nữ. Nếu như với nhiều chị em, việc mang thai và sinh con là điều đương nhiên thì với một số chị em, đó là là việc khá phức tạp, chị em phải làm mọi biện pháp khác nhau để cố gắng giữ và bảo vệ em bé an toàn.
Một trong những việc quan trọng cần làm trước khi mang thai là phải kiểm tra để chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng âm đạo. Vì theo các bác sĩ sản khoa, nhiễm trùng âm đạo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sẩy thai.
Nhiễm trùng âm đạo là nguyên nhân gây sảy thai. (Ảnh minh họa)
Nhiễm khuẩn âm đạo đã từ lâu đã được cho là có liên quan đến nguyên nhân sẩy thai ở phụ nữ. Nhưng điều này có thực sự đúng không? Nếu đúng, thì có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Chị em hãy tham khảo những điều dưới đây.
Vi khuẩn âm đạo và ảnh hưởng của nó gây sẩy thai
Một thực tế là chị em khi mang bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm "vùng kín" do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Nếu không giữ cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm có thể chuyển thành nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh nhiễm trùng, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và luôn lo lắng, nhất là trong thời điểm mang thai.
Về mặt kỹ thuật, em bé ra ngoài trước tuần thứ 20 thì được gọi là sẩy thai, còn sau tuần thứ 24 thì gọi là sinh non. Mối liên hệ giữa sinh non và viêm âm đạo là do vi khuẩn. Trong kì mang thai, vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, nhất là nếu chị em bị vi khuẩn BV (Bacterial Vaginosis) có thể ảnh hưởng đến kì sinh nở. Các vi khuẩn từ âm đạo có thể xâm nhập vào nước ối và nhau thai, có thể làm cho em bé "ra" sớm hơn.
Phát hiện sớm viêm nhiễm âm đạo sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu về mối liên quan giữa viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) và sẩy thai cho thấy, nhiễm trùng thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai (từ 13 đến tuần thứ mười chín) của thai kỳ. Tuy nhiên, ba tháng đầu của thai kỳ dường như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sẽ là tốt nhất nếu bạn thường xuyên khám phụ khoa, kể cả khi không thấy các dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo.
Viêm âm đạo do vi khuẩn sẽ gây hại cho thai nhi nếu không được chẩn đoán và không được điều trị. Phát hiện sớm viêm nhiễm có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai. Nhiễm trùng âm đạo do BV có thể được điều trị hiệu quả. Nếu được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh an toàn cho cả mẹ và em bé.
Một số biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo trong kì mang thai:
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
- Tránh mặc các đồ bó sát.
- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín, vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
- Khi đi vệ sinh, phải vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
- Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ.
Theo MaskOnline
Danh mục thuốc bảo hiểm y tế: "Bắt bí" bệnh viện Nhiều bệnh viện (BV) tại TP.HCM đang lúng túng trong công tác khám chữa bệnh trước thông tư 31 vừa được Bộ Y tế ban hành. Một số BV lo lắng, thông tư này sẽ kéo theo tình trạng quá tải và gây bất lợi cho người bệnh. Bác sĩ ung bướu điều trị cả sản khoa? Điều 3 của thông tư 31...