Tách bạch quản lý vốn và quản lý doanh nghiệp
Ngày 7/4, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo “Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp: Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung”.
Việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN hiện đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Chưa thống nhất về khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Mục đích của hội thảo nhằm trình bày kết quả rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (DN – Luật 69) thời gian qua và tham vấn ý kiến các chuyên gia, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và một số tập đoàn về định hướng sửa đổi, bổ sung luật cho thời gian tới.
Theo ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính DN, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật số 69/2014/QH13 tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại DN. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DN nhà nước (NN) đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập; các cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và DN; cơ chế, chính sách đã đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tải sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Trong giai đoạn triển khai, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN đã thay đổi. Đồng thời, luật và các văn bản hưởng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN; thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài DN; quy định về đầu tư ra nước ngoài của DN; phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế; nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của DNNN; bảo toàn và phát triển vốn của DN; các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN… Do đó, cần sớm sửa đổi Luật để khắc phục những bất cập, hạn chế này.
Video đang HOT
Bình luận về những bất cập hiện nay, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau và được quy định tại nhiều luật nhưng chưa có sự thống nhất, thiếu rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đặc biệt, quy định về quyền sử dụng đất trong khi đất đai là sở hữu toàn dân vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị trường là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.
Mô hình giám sát vốn nhà nước vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh vừa có quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa có quyền quản lý nhà nước đối với DN, do đó vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát trong vai trò quản lý nhà nước. Điều đó dễ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả của các DN thuộc sự quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau cũng khác nhau.
Hiểu và áp dụng đúng các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường
Theo TS. Nguyễn Đình Cung – thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các khái niệm về vốn hiện không còn phù hợp, lẫn lộn và sai lệch về các loại vốn, tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu DN. Nhà nước giống như bất cứ nhà đầu tư khác đều có thể sử dụng mọi loại vốn có thể để đầu tư. “Quy định hiện hành đang làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của DN và tài sản nhà nước. Trong DN, chỉ có vốn DN mà không có vốn nhà nước tại DN” – ông Nguyễn Đình Cung nói.
Qua thảo luận, các chuyên gia, đại biểu tham gia hội thảo đã đề xuất một số hướng sửa đổi đối với các quy định về vốn nhà nước tại DN.
Đó là, cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Theo đó, sau khi đầu tư vào DN, vốn nhà nước trở thành vốn của DN, do DN quản lý, sử dụng và định đoạt. Nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại DN. “Quản lý vốn khác với quản lý DN. Quản lý vốn chỉ tính toán hiệu quả như một nhà đầu tư tính toán giá trị gia tăng của đồng vốn, không đánh giá cách quản lý cụ thể của DN, hay của từng dự án một” – ông Đặng Quyết Tiến phân tích.
Về vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại DN và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của DN. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mọi hoạt động của DN do ban điều hành thực hiện, tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với ban quản lý điều hành DN.
Đồng thời, thay đổi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước theo các nguyên tắc thị trường. Theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm. “Phải quay về, hiểu đúng và áp dụng trúng các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường” – TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Thủ tướng: Vẫn còn tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, thất thoát đất đai
Nhấn mạnh, việc huy động nguồn lực từ đất đai còn hạn chế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 35 năm đổi mới và nhất là 10 năm trở lại đây, thất thoát đất đai còn rất lớn, trong khi đó cơ chế xin - cho, "tư duy nhiệm kỳ", "lợi ích nhóm" vẫn còn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Sáng 28/3, trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025).
Điểm lại một số kết quả nổi bật của nền kinh tế trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Thủ tướng cho biết: Năm 2020, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt trên 3.500 USD. Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Độ mở cửa nền kinh tế đạt khoảng 200% GDP, là một trong những nước có độ mở cao nhất thế giới.
Về chỉ số quyền lực trong Châu Á, xếp hạng Việt Nam năm 2020, Thủ tướng cho biết đã tăng từ 13 lên 12/26 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, đó là việc thực hiện các đột phá chiến lược còn chậm, nhất là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Việc huy động nguồn lực từ đất đai còn hạn chế. "Thất thoát đất đai của chúng ta sau 35 năm đổi mới và nhất là trong 10 năm trở lại đây còn rất lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Các đại biểu dự Hội nghị quán triệt toàn quốc về các văn kiện Đại hội Đảng (ảnh Nhật Minh)
Nguyên nhân của những hạn chế được Thủ tướng chỉ ra là do nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nội dung còn chưa thực sự sâu sắc thống nhất. Ví dụ như quan hệ giữa nhà nước và thị trường; sở hữu đất đai, phân bố nguồn lực, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, tư nhân...
Trong khi đó, tính thượng tôn pháp luật chưa được đề cao, kỷ luật, kỷ cương có nơi, có lúc chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo dõi thực thi công vụ, có nơi còn buông lỏng, nên có hiện tượng một số cơ quan, địa phương vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, theo Thủ tướng phương thức lãnh đạo quản lý xã hội ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa thực sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả; còn biểu hiện cơ chế xin cho, "tư duy nhiệm kỳ", "lợi ích nhóm". Năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong nhiều trường hợp chưa cao, thiếu chặt chẽ. "Dân chủ chưa được phát huy, kỷ cương phép nước chưa nghiêm, tham nhũng, tiêu cực vẫn còn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước", Thủ tướng nói.
Từ những kết quả và hạn chế trên, Thủ tướng nhấn mạnh đến nhiều bài học quan trọng. Trong đó, trước hết là phải bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Thực sự coi trọng phát triển văn hóa, xã hội và con người tương xứng với phát triển kinh tế; coi giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chủ yếu
Thủ tướng cũng lưu ý cần thực hiện tốt công tác giám sát, dự báo, đánh giá và nhận định đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình thế giới, khu vực để có những quyết sách, hành động nhanh chóng, quyết liệt, phù hợp. "Không có hòa bình, ổn định không thể phát triển được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Hiệu trưởng trường tư: Làm sao hài hòa lợi ích? Quản lý giáo dục khác quản lý doanh nghiệp. Nếu xem nhẹ đặc thù này, hiệu trưởng khó hành nghề tốt. Vậy, để làm tốt vai trò của mình, hiệu trưởng cần hài hòa yếu tố nào? Làm giáo dục cần một quá trình chứ không thể "một sớm, một chiều". Ảnh: TG Không đánh đồng khái niệm GS.TS Trần Hữu Nghị -...