Tách bạch để tròn vai quản trị và điều hành doanh nghiệp
Việc phân tách rõ ràng vai trò, chức danh lãnh đạo không chỉ đơn thuần là áp dụng một cách hình thức để tuân thủ luật pháp, mà quan trọng hơn vì chính lợi ích dài hạn của doanh nghiệp.
Đó là đánh giá của ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khi trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán.
ang có nhiều băn khoăn từ phía công ty đại chúng trong việc thực hiện tách bạch chức danh lãnh đạo trong doanh nghiệp từ ngày 1/8 tới, dù pháp luật đã cho thời hạn 3 năm để chuẩn bị. Ông nhìn nhận như thế nào về việc này?
Việc tách bạch chức danh lãnh đạo xuất phát từ thông lệ quản trị tốt đúc kết từ những mô hình quản trị doanh nghiệp đã thành công từ hàng trăm năm nay trên thế giới đóng góp cho sự phát triển bền vững của công ty, gia tăng lợi ích của các doanh nghiệp và đã có những bằng chứng chứng minh thành công trên thực tiễn ở mức độ phổ cập.
Cần phải hiểu rằng, luật chỉ đặt mục tiêu áp dụng ở mức trung bình chứ không thể áp cho đại trà các doanh nghiệp với tiêu chuẩn cao như theo thông lệ tốt.
Trong quản trị, nếu chỉ phấn đấu bằng luật thì đó là tư duy tụt lùi, bởi mục tiêu quản trị phải là tốt hơn, vượt trên quy định của luật vì chính lợi ích công ty.
Tuy nhiên, có một thực tế là tại các nước thị trường còn non trẻ luôn có mâu thuẫn giữa quản trị theo thói quen, tập quán, theo ý thích cá nhân, vì sự thuận tiện của một cổ đông lớn nào đó với thông lệ tốt, tạo ra sự xung đột rất lớn về lợi ích và thực tế này cũng khá phổ biến ở mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam.
Vì vậy, tốt nhất là cần thúc đẩy thực thi nghiêm túc theo luật pháp, để từ đó nâng cao nhận thức, giúp cải thiện hoạt động quản trị.
Trong điều kiện cấp độ thị trường chưa cao, liệu thông lệ này có thể trở thành thực tiễn tốt?
Ông Phan Đức Hiếu.
Khi các doanh nghiệp hoạt động ở trạng thái bình thường, mọi cái đều suôn sẻ thì họ ít coi trọng vai trò quản trị, các ý kiến khuyến nghị cải thiện quản trị từ phía các chuyên gia ít được coi trọng.
Tuy nhiên, khi xảy ra vấn đề, lúc đó mới quay trở lại đánh giá, phân tích các yếu tố tác động, thì mọi sự đã muộn. Sự sụp đổ của một số ngân hàng gần đây là những ví dụ điển hình cho thấy, một người là cổ đông lớn giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị (HQT) kiêm tổng giám đốc điều hành không chỉ gây hệ lụy xấu ở ngân hàng, mà ảnh hưởng tới cả hệ thống.
Một thực trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam là quản trị chỉ có ý nghĩa khi công ty xảy ra vấn đề, khi sụp đổ rồi mới quay ra nhận thức được thì đã muộn.
Trong các nguyên tắc quản trị tốt có 2 nguyên tắc: tách bạch giữa sở hữu và quản trị; tách bạch giữa quản trị và điều hành, tức là tách bạch giữa chủ tịch HQT và giám đốc/tổng giám đốc.
Tách bạch hàm ý cổ đông lớn không nên giữ vị trí quản lý cấp cao trong công ty. Chủ tịch HQT nên độc lập, không điều hành, không nên kiêm tổng giám đốc.
Video đang HOT
Hai vị trí này không thể là một, vì chức năng của chủ tịch HQT rất khác với tổng giám đốc. Chủ tịch HQT có chức năng hoạch định chiến lược và giám sát thực hiện, còn tổng giám đốc thực hiện các chiến lược, nếu hai vị trí do một người đảm nhiệm thì sẽ bị lẫn lộn, nhập nhằng, thậm chí xung đột về vai trò và lợi ích.
Một người không thể tự xây dựng tổ chức một bộ máy, đặt ra chiến lược và sau đó lại tự giám sát mình thực hiện nhiệm vụ thực thi chiến lược đó. Hơn nữa, một người cũng không thể vừa xây dựng và thực thi chiến lược. Có thể có một vài cá nhân thực hiện thành công, nhưng đó không phải bản chất, mà chỉ là hiện tượng.
Những bằng chứng nào cho thấy việc phân vai lãnh đạo trong doanh nghiệp giúp cải thiện hiệu quả quản trị, điều hành cũng như gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp tại Việt Nam?
Việc này có những bằng chứng về lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, ở Việt Nam có 2 xu hướng của HQT: thứ nhất là cực hữu, gọi là nghị gật, HQT mất hết vai trò, chỉ theo tổng giám đốc; thứ hai là HQT điều hành, tức kiêm nhiệm. ây là hai thực tiễn xấu, đi ngược lại thông lệ tốt và xu thế chung của quản trị tốt trên thế giới.
Chiếu theo các tiêu chuẩn trong cả 3 loại báo cáo phổ biến về chất lượng quản trị bao gồm Thẻ điểm ASEAN, Báo cáo quản trị công ty niêm yết Việt Nam và Báo cáo xếp hạng đánh giá của Ngân hàng Thế giới về bảo vệ cổ đông thiểu số gần đây thì HQT luôn bị đánh giá là có chất lượng yếu kém, là nguyên nhân gốc rễ khó nâng hạng trong Thẻ điểm quản trị tại Việt Nam.
Trong khi đó, các công ty có quản trị tốt trong các báo cáo này đều có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cao và tăng đều hàng năm.
Một bài học cụ thể có thể thấy từ trường hợp của Trung Nguyên. Trong doanh nghiệp này, 2 vợ chồng là 2 cổ đông lớn, giữ 2 vị trí quan trọng là chủ tịch HQT và tổng giám đốc, không tuân thủ thông lệ quản trị tốt.
Mâu thuẫn cá nhân, giữa 2 cổ đông dẫn đến mâu thuẫn trong quản trị điều hành doanh nghiệp, khiến Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề cả về doanh thu và lợi nhuận. Hệ lụy này sẽ tránh được nếu tách bạch giữa sở hữu và điều hành, bởi khi đó sẽ chỉ là mâu thuẫn giữa 2 cá nhân là 2 cổ đông, khác hẳn với mâu thuẫn giữa chủ tịch HQT và tổng giám đốc.
Thông lệ tốt trên thế giới song áp dụng bắt buộc trong điều kiện thực tế doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được liệu có dẫn tới tình trạng áp dụng một cách hình thức để đối phó?
Kể cả khi thực hiện một cách hình thức thì cũng sẽ có tác động tích cực nhất định và những trường hợp vi phạm cần phải có chế tài để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm minh luật pháp. Tôi thấy, thực hiện tách bạch hai vị trí cao nhất trong doanh nghiệp không có gì khó khăn.
Thị trường nhân lực Việt Nam dồi dào, có cả nhân lực quốc tế, sẵn sàng đảm nhận vị trí tổng giám đốc. Ở đây, doanh nghiệp có vượt qua được rào cản về nhận thức hay không, vượt qua thói quen và quản trị theo sự thuận tiện không mới là mấu chốt vấn đề.
Nghị định 71/2017/N-CP yêu cầu chủ tịch HQT không được kiêm nhiệm chức danh tổng giám đốc/giám đốc của cùng một công ty đại chúng cho thời hạn 3 năm để thực hiện, đáng ra phải có hiệu lực từ năm 2017.
ến thời điểm này, nếu doanh nghiệp nào còn chần chừ thực hiện yêu cầu trên thì cần xem xét lại chính người điều hành doanh nghiệp, họ vẫn có hơi hướng quản trị theo thói quen, sự thuận tiện và ngắn hạn.
Về vấn đề này, các cổ đông và nhà đầu tư cần liên kết lại với nhau. Hiện nay, luật đã có công cụ cho cổ đông tạo ra sự trừng phạt và gây sức ép cho doanh nghiệp. Trong Luật Doanh nghiệp đã có cơ chế để cổ đông khởi kiện người quản lý công ty khi không thực hiện đầy đủ, đúng trách nhiệm đối với công ty.
Nếu HQT chậm trễ trong việc triển khai tách bạch hai vị trí lãnh đạo cao nhất khiến công ty bị phạt, cổ đông có quyền khởi kiện HQT, yêu cầu các cá nhân phải bồi hoàn cho công ty.
Đề xuất lùi thời hạn đại hội sang tháng 9: Khó khả thi
Lùi đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) đến tháng 9 đang là một phương án được cơ quan quản lý tính tới trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp có khả năng không kịp tổ chức trước thời hạn 31/6 năm nay, nhưng theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), doanh nghiệp không nên có tâm lý trông chờ lùi hoãn, mà cần chủ động tổ chức họp sớm vì chính lợi ích của doanh nghiệp và cổ đông.
Đại dịch Covid-19 khiến việc tổ chức ĐHCĐ của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất kéo sang thời hạn ĐHCĐ đến cuối tháng 9, ông đánh giá thế nào về kế hoạch này?
Tôi thực sự rất chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp vì năm nay có những điều kiện phát sinh bất khả kháng do dịch bệnh kéo dài.
Việc cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp xin lùi thời hạn họp ĐHCĐ có thể hiểu được, song quyết định gia hạn không thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Luật đã quy định cứng là không quá 6 tháng nên buộc phải trình Quốc hội, mà xét về mặt luật, tôi e là Quốc hội không đồng ý gia hạn.
Mặt khác, vấn đề đặt ra ở đây là có cần gia hạn tổ chức ĐHCĐ đến tháng 9 không. Nhiều doanh nghiệp lớn có hàng nghìn cổ đông đã tổ chức đại hội, trong khi đó có doanh nghiệp nhỏ lại xin gia hạn thì là vì lý do gì. Cái này rất cần cân nhắc. Chậm họp ĐHCĐ sẽ ảnh hưởng đến việc thông qua phương án phân chia lợi nhuận năm cũ và kế hoạch kinh doanh trong năm mới.
ĐHCĐ cũng là sự kiện quan trọng quyết định mọi vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp, từ chiến lược kinh doanh đến khắc phục khó khăn, nếu doanh nghiệp thực sự có trách nhiệm và vì lợi ích của chính mình thì không thể chần chừ được.
Hiện còn khoảng 1.400 doanh nghiệp đại chúng vẫn chưa ĐHCĐ, nếu dồn hết việc tổ chức họp từ nay đến cuối tháng 6 với chừng này công ty thì theo ông liệu có khả thi không?
ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Với quy trình quy định trong Luật Doanh nghiệp, nếu thực sự tích cực và có trách nhiệm thì các doanh nghiệp vẫn có thể kịp tổ chức ĐHCĐ. Đây là đại hội thường niên - diễn ra thường xuyên hàng năm.
Doanh nghiệp phải ý thức được việc này, do đó, những công việc chuẩn bị phải được chuẩn bị từ trước, chứ không thể nói đến bây giờ mới chuẩn bị.
Doanh nghiệp nên xác định vấn đề không chỉ là có họp kịp hay không, mà quan trọng ở đây là phương án, định hướng, giải pháp kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới.
Nếu doanh nghiệp muốn đại hội thì gần như không vướng về luật pháp và công nghệ, có thể ứng dụng ngay công nghệ để hỗ trợ tiết kiệm thời gian chuẩn bị thì việc tổ chức họp sẽ nhanh hơn. Luật Doanh nghiệp đã quy định khá đầy đủ có thể ứng dụng ngay các công nghệ và phương thức để họp.
Doanh nghiệp nên tích cực, chủ động, coi việc tổ chức ĐHCĐ không phải để tuân thủ pháp luật, mà đó là sự kiện để cổ đông thảo luận về chiến lược kinh doanh trong bối cảnh mới, Càng chậm trễ, ít thông tin thì cổ đông càng hoang mang, họ có quyền phải được biết tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Thêm nữa, doanh nghiệp chủ động còn để tốt cho thị trường. Chính phủ có thể cân nhắc giải pháp xin hoãn nhưng doanh nghiệp cũng nên cân nhắc không nên ỷ lại.
Hiện vẫn có tình trạng doanh nghiệp hạn chế cổ đông tham dự đại hội, chẳng hạn yêu cầu có trên 2.000 cổ phần mới được dự, điều này có trái luật? Hoặc có thể chấp nhận trong bối cảnh một số địa phương hạn chế mỗi cuộc họp không quá 20 người?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cổ đông sở hữu 1 cổ phần trở lên là đã có quyền dự họp.
Cổ đông có thể có nhiều cách để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ, tùy theo sự lựa chọn của họ, kể cả họ không đến mà có thể ủy quyền, gửi email... để thể hiện quyền tham dự, song nếu công ty hạn chế quyền dự họp của cổ đông, chỉ mời cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần nhất định là sai luật.
Vì vậy, nếu đặt ra một mức sở hữu cổ phần cụ thể mới được tham dự họp, trong trường hợp cổ đông kiện hoặc khiếu này thì kết quả họp sẽ bị hủy bỏ vì đã vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông.
Thứ hai nếu hạn chế số lượng tập trung ở một địa điểm thì ban tổ chức có trách nhiệm phải bố trí nhiều địa điểm, hoặc các phương tiện khác để cổ đông tham dự họp được và không được phép hạn chế số lượng này, tất cả những điều này đều không có trường hợp nào ngoại lệ.
Dù giai đoạn giãn cách xã hội đã kết thúc hiện đang trong trạng thái bình thường mới, song vẫn không loại trừ khả năng dịch bệnh vẫn có thể tiếp tục quay trở lại, ông có cho rằng nên tính phương án cho doanh nghiệp dự phòng không thể ĐHCĐ được vì yếu tố xã hội?
Có thể tính, song cần hết sức cân nhắc giữa lợi ích của doanh nghiệp và đa số cổ đông nếu như ĐHCĐ không được thực hiện hoặc chậm thực hiện, vì như tôi đã nói ở trên, nếu không họp ĐHCĐ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông.
Cần hết sức cân nhắc khó khăn của doanh nghiệp và đa số cổ đông, nếu ĐHCĐ không họp thì lợi ích đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng cho cả doanh nghiệp và cổ đông. Bài toán này cần cân nhắc mới có thể tính đến phương án lùi nhưng không bị phạt.
Hiện Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã có phần mềm E-voting phục vụ việc bỏ phiếu trực tuyến cho cổ đông.
Đáng lẽ trong bối cảnh khó khăn do dịch, họ nên cung cấp miễn phí phần mềm đó cho doanh nghiệp ngay từ mấy tháng trước khi bắt đầu manh nha ý tưởng xin lùi thời hạn để hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ, thay vì để doanh nghiệp xin gia hạn thì có thể không cần phải đặt vấn đề gia hạn như bây giờ.
Về phía nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, nếu cho phép doanh nghiệp giãn thời hạn đại hội, họ sẽ rất đói thông tin, việc đầu tư sẽ không thể căn cứ trên dự báo về doanh nghiệp. Vậy theo ông, trong bối cảnh bất thường của dịch bệnh, có nên khuyến khích hoặc yêu cầu những doanh nghiệp chưa thể họp cổ đông để công bố kế hoạch kinh doanh cả năm, kết quả hoạt động theo từng tháng?
Ở đây, khó có thể nói Chính phủ can thiệp hay yêu cầu được. Chính phủ không thể chỉ đạo doanh nghiệp công bố thông tin hàng tháng được, hay nếu doanh nghiệp muốn làm hàng tuần thì Chính phủ cũng thể can thiệp được.
Có nhiều cách mà doanh nghiệp đã làm thiết lập riêng một bộ phận quan hệ như cổ đông. Thậm chí, định kỳ hàng tháng, những người quản trị, thành viên Hội đồng quản trị có thể đối thoại với cổ đông.
Ngoài báo cáo chính thống theo yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, họ có những báo cáo chuyên đề để giải nghĩa thông tin một cách nôm na hơn cho những nhà đầu tư không phải chuyên nghiệp.
Hỗ trợ của nhà nước là tốt, nhưng nên phải thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp, thay vì hàng tháng thì cũng có thể định kỳ hàng tuần công bố nếu doanh nghiệp có thể làm được.
Nhìn tổng thể, vấn đề này liên quan đến quản trị doanh nghiệp nói chung cũng như có công bố thông tin nói riêng của doanh nghiệp, trong đó công bố thông tin là một trong những nội dung quan trọng có quy định tối thiểu của Luật và tuân theo thông lệ quốc tế.
Thực tế và thông lệ quốc tế về công bố thông tin cho thấy các doanh nghiệp công bố thông tin nhiều hơn so với quy định sẽ đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp đặt ở vị trí muốn thiết lập một khung khổ quản trị tốt và muốn cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho nhà đầu tư, cổ đông và thị trường thì luật pháp cũng không hạn chế.
Nên nhìn vấn đề theo cách tiếp cận là doanh nghiệp nên từ bỏ thói quen cứ luật yêu cầu thì mới làm, phải nhấn mạnh quản trị tốt là mặc định tư duy doanh nghiệp phải làm tốt hơn luật. Nếu doanh nghiệp làm tốt hơn luật thì rõ ràng luật không cần thiết nữa.
Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn Thực tiễn hoạt động kinh doanh những năm qua ở Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị công ty đã trở nên đáng báo động cả về nhận thức, thực tiễn và hậu quả mà nó đang diễn ra. Luật Doanh nghiệp 2020 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều thay đổi về khuôn khổ quản trị công ty cũng như...