Tắc trách dây chuyền, học sinh giỏi có nguy cơ trượt đại học
Mặc dù thí sinh nộp hồ sơ đúng thời hạn, nhưng do quá trình chuyển hồ sơ từ trường đến Sở Giáo dục rồi đến trường đại học quá chậm, cộng thêm việc nhân viên bưu điện “ngâm hồ sơ” khiến một học sinh giỏi đang có nguy cơ trượt đại học.
Đó là trường hợp của em Nguyễn Văn Chương (học sinh lớp 12B1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Em Chương nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam, và thi nhờ ở trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Kết quả 3 môn thi khối B, em đạt 20 điểm.
Với điểm thi đại học 20 điểm, cộng với giải Khuyến khích môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trong năm học vừa qua, em Chương đủ điều kiện được ưu tiên xét tuyển vào Trường ĐH Dầu khí Việt Nam – trường đại học mà em đã làm hồ sơ đăng ký được ưu tiên xét tuyển. Theo quy định, học sinh được ưu tiên xét tuyển vào ĐH trong trường hợp như em Chương là đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, và có điểm thi đại học cao hơn ít nhất 4 điểm so với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Thế nhưng, đến ngày 8/8, khi ĐH Dầu khí Việt Nam công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường năm nay, em Chương và gia đình rất bất ngờ và lo lắng khi không thấy tên Chương trong danh sách.
Em Nguyễn Văn Chương (bên phải) cùng gia đình đang hết sức bức xúc và lo lắng trước nguy cơ em trượt đại học mặc dù em đủ điều kiện được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam.
Trao đổi với PV Dân trí, em Chương cho biết: “Ngay khi Trường ĐH Dầu khí Việt Nam có thông báo thời hạn nhận hồ sơ ưu tiên tuyển thẳng, xét tuyển thẳng đối với học sinh giỏi cấp quốc gia với hạn chót là ngày 11/4. Từ ngày 10/4, em đã hoàn tất hồ sơ gửi phòng giáo vụ của trường em đang học là THPT chuyên Lê Quý Đôn để nhà trường hoàn tất hồ sơ chuyển qua Sở Giáo dục và chuyển tới ĐH Dầu khí Việt Nam như quy định.
Video đang HOT
Đến 23/4, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mới chính thức có thông báo về việc làm hồ sơ đăng ký tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, em lại làm tiếp một bộ hồ sơ nữa gửi về trường cho chắc.
Thế nhưng không hiểu làm sao, như em và gia đình vừa được biết, đến tận ngày 27/6, khi đã quá muộn, muộn đến hơn 2 tháng so với thời hạn, thì Sở GD-ĐT Đà Nẵng mới bắt đầu gửi bưu điện chuyển phát hồ sơ của em đến ĐH Dầu khí Việt Nam. Hồ sơ không đến được do không ai nhận được hoàn trả về. Lúc này, Bưu cục Quận Thanh Khê (Đà Nẵng) lại “ngâm” hồ sơ của em luôn ở Bưu cục mà không chuyển trả về nơi gửi là Sở GD.
Toàn bộ sự chậm trễ trên, em Chương không hề hay biết. Em đã nộp hồ sơ đúng thời hạn và chỉ chuyên tâm ôn thi đại học, và với kết quả thi đạt 20 điểm, em chắc chắn mình được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam. Thế nhưng, đến khi trường công bố danh sách thí sinh trúng tuyển, em bị sốc khi không thấy tên mình trong đó”.
Em Nguyễn Văn Chương đã làm hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt nam, và thi nhờ tại trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, đạt 20 điểm.
Anh Hùng – bố của em Chương cho biết: “Quá lo lắng khi không thấy tên cháu trong danh sách thí sinh trúng tuyển, gia đình đã cùng cháu đến Sở GD, và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn để báo sự việc. Lúc này, mới phát hiện ra, đến ngày 27/6, Sở mới mang hồ sơ của cháu đến Bưu cục Q. Thanh Khê (Đà Nẵng) để gửi đi. Sang ngày 28/6, Bưu cục ở Bà Rịa – Vũng Tàu phát hố sơ đến trường ĐH thì bảo vệ nhà trường cho biết trường đã nghỉ hè, không có ai nhận. Ngày 12/7, Bưu cục ở Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn trả hồ sơ của cháu về Bưu cục Q. Thanh Khê (Đà Nẵng). Hồ sơ bị ngâm ở Bưu cục, nhân viên Bưu cục không hoàn trả lại hồ sơ của cháu đúng quy định.
Mọi sự chậm trễ trên, gia đình và cháu hoàn toàn không biết để có hướng giải quyết. Cháu cứ yên tâm đi thi và chắc ăn mình đậu rồi. Đâu có ngờ. Tôi làm trong ngành Dầu khí mới về hưu đây. Từ nhỏ, cháu đã ước mơ theo học ngành Dầu khí, nên cháu chỉ có một nguyện vọng duy nhất, đi thi và đăng ký được ưu tiên xét tuyển du nhất vào trường ĐH Dầu khí Việt Nam. Quá bức xúc và lo lắng, gia đình đã gửi đơn tới nhiều cơ quan chức năng để mong có sự can thiệp của các cấp giúp cháu được vào đại học trong thời gian sớm nhất; cũng như làm rõ sự tắc trách của các bên làm ảnh hưởng tới việc học tập, tới tương lai của cháu”.
Về sự việc của em Chương, sau khi gia đình báo sự việc vào ngày 9/8, ngày 12/8, ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD Đà Nẵng đã có công văn gửi GS.TS Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Công văn nêu rõ: Trong quá trình thực hiện công tác thu nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển, do sơ suất của cán bộ tuyển sinh, nên đến ngày 18/6, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mới chuyển hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển của em Chương để Sở. Đến ngày 27/6, Sở chuyển hồ sơ vào trường. Hồ sơ không có người nhận nên bị hoàn trả lại. Tuy nhiên, Bưu cục Quang Trung (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) không phát hoàn công văn này về Sở.
Phía Bưu cục, bà Phạm Thị Lệ Hà, trưởng Bưu cục Quang Trung (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng thừa nhận sự sai sót. Đúng quy định, khi nhận được bưu phẩm chuyển hoàn thì nhân viên bưu cục phải hoàn lại bưu phẩm cho Sở GD thành phố. Nhưng nhân viên lại ngâm hồ sơ. Sự việc chỉ được phát hiện khi em Chương xem điểm thi và khiếu nại.
Sở GD Đà Nẵng cũng đã xin nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhận khuyết điểm trong việc để xảy ra sai sót nêu trên. Đồng thời, trong công văn gửi đến Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Sở GD-ĐT thành phố cũng đã đề nghị Thứ trưởng quan tâm giải quyết để thí sinh Nguyễn Văn Chương được tuyển vào Trường ĐH Dầu khí Việt Nam.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Nữ sinh bị buộc chuyển trường vì... mặc nhầm đồng phục
Chỉ vì mặc nhầm đồng phục của môt bạn học ở cùng khu nội trú Trường chuyên THPT Lê Quý Đôn, T. đã bị yêu cầu phải chuyển trường vì nghi ăn cắp. Quá uât ức, T. đã định tìm đên cái chêt.
Ngày 1/8, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Nha Trang) có buổi làm việc với gia đình em T.T.N.T (từng là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, hiện đang học tại Trường THPT Nguyễn Thái Học, huyện Diên Khánh) nhằm giải quyết đơn cứu xét của gia đình về việc em T. phải chuyển từ trường chuyên về trường huyện.
Theo trình bày của gia đình em T., cuối học kỳ I năm học 2012-2013, T. mặc nhầm quần áo đồng phục thể dục và quần đồng phục đi học của bạn ở cùng khu nội trú của Trường chuyên THPT Lê Quý Đôn. Ngay sau đó, T. bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường để xem xét và bị buôc chuyển trường, nếu không sẽ bị ghi vào học bạ hạnh kiểm yếu.
Bà Ngô Thị Hồng Mai, phụ huynh em T., bức xúc nói: "Trường bắt con tôi phải chuyển trường, nếu ở lại sẽ ghi hạnh kiểm yếu vào học bạ. Cô giáo còn nhiều lần kêu nó lên gặng hỏi, bắt nó nhận là ăn cắp. Về trường Nguyễn Thái Học, nó âm thầm đi mua thuốc ngủ định tự tử, may mà tôi phát hiện kịp".
Cũng theo bà Mai, từ khi chuyển về trường mới, T. ngại giao tiếp với bạn bè vì mặc cảm với "nghi án" ăn cắp. Gia đình yêu cầu ngành giáo dục làm sáng tỏ sự việc đê T. bỏ được gánh nặng tâm lý.
Trao đôi vê vụ viêc, thầy Trương Văn Điềm, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cho biêt, theo quy chế có thể em T. sẽ bị ghi vào học bạ hạnh kiểm yếu và phải chuyển trường. Tuy nhiên trong các biên bản của nhà trường không có từ nào nói là em T. ăn cắp, chỉ nói là "hành vi sai". Còn việc em T. có ý định tự tử, trường đã "không lường được điều này".
Ông Phan Văn Dũng, Phó Giám đôc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết, Sở sẽ làm rõ vụ việc này; yêu câu trường Lê Quý Đôn có trách nhiệm thông báo trước toàn trường rằng học sinh T. mặc nhầm đồ của bạn chứ không phải ăn cắp; vê phía trường THPT Nguyễn Thái Học cân tạo điều kiện tốt nhất để em T. học tập...
Được biết, năm học vừa rồi T. đạt danh hiệu học sinh giỏi và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Nguyễn Dũng
Theo Dantri
Tìm thấy thi thể học sinh chết đuối khi tắm sông Ngày 25/7, ông Ngô Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Đại Minh (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) xác nhận, vào lúc 11 trưa cùng ngày đã tìm thấy thi thể một học sinh xấu số bị chết đuối khi tắm sông. Đó là em Ngô Thị M. (trú xã Đại Minh, là học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn). Trước đó...