Tác quyền âm nhạc thu 12 tỷ trong 5 tháng
Tính đến hết ngày 31.5.2013, VCPMC đã thu được 12 tỷ đồng tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc từ các lĩnh vực: nhạc chuông chờ, khách sạn, karaoke, biểu diễn, xuất bản, phát thanh, truyền hình.
Sáng 5.6, Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã có cuộc gặp gỡ để công bố kết quả hoạt động 5 tháng đầu năm 2013.
Theo đó, tính đến hết ngày 31.5.2013, VCPMC đã thu được 12 tỷ đồng tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc từ các lĩnh vực: nhạc chuông chờ, khách sạn, karaoke, biểu diễn, xuất bản, phát thanh, truyền hình. Số tiền này tương đương với cùng kỳ năm 2102.
Trong 5 tháng đầu năm, VCPMC cũng đã thực hiện 2 kỳ phân phối cho các thành viên trong nước và quốc tế với tổng số tiền là 24.867.000.000 đồng.
Trong danh sách 100 tác giả nhận được tiền bản quyền nhiều nhất của đợt này thì người nhiều nhất được 187 triệu đồng, người ít nhất được 22 triệu đồng. Số lượng các tác giả ủy quyền cho VCPMC đã lên tới con số 2.558 thành viên, tăng 183 thành viên so với năm 2012.
Video đang HOT
Trong 5 tháng đầu năm, tiền tác quyền âm nhạc đã thu được 12 tỷ đồng (ảnh minh họa)
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết: “Chúng tôi hết sức vui mừng vì trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTTDL trước Quốc hội vừa rồi, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đưa ra một thông tin hết sức tích cực, rằng tới đây, trong khi ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 79 về quản lý nghệ thuật biểu diễn sẽ có những điều khoản yêu cầu người sử dụng tác phẩm âm nhạc vào mục đích kinh doanh, khi xin cấp phép biểu diễn phải chứng minh đã nghiêm túc thực hiện bản quyền tác giả.
Đây là một động thái hết sức tích cực để bảo vệ sự nghiêm minh của Luật Sở hữu trí tuệ trên toàn thể lãnh thổ VN nói chung là cũng là một sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả âm nhạc nói riêng”.
VCPMC dự kiến, trong năm 2013 sẽ phấn đấu đạt mục tiêu thu tiền sử dụng tác phẩm là 54 tỷ đồng”.
Theo Dân Việt
2013 sẽ thu phí âm nhạc online
Đó là thông tin mới nhất từ luật sư Phạm Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) trong buổi báo cáo tổng kết cuối năm diễn ra tại HN sáng 3/1.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết riêng 2012 công tác phân phối (chi trả) tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc của VCPMC được gần 38 tỉ, đạt khoảng 100% số tiền phải phân phối sau khi trừ hành chính phí. Theo đó, những nhạc sĩ được nhận số tiền về bản quyền tác giả âm nhạc với lớn trên 300 triệu/năm gồm: Hoài An, Nguyễn Văn Chung...
Theo luật sư Thanh Thủy việc phí nhạc số bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2012 đến ngày 26/12/2012 và chỉ nhận được một con số rất khiêm tốn là 17 triệu đồng. Những lý do khiến việc thu phí này được ít một phần là bởi khách hàng gặp những trục trặc về kênh thanh toán và chất lượng file tải nhạc nhà cung cấp chưa đạt như mong muốn.
Nnăm 2013, VTV sẽ tuân thủ tác quyền âm nhạc các ca khúc nước ngoài phát sóng trên đài, trong đó có Giọng hát Việt.
"VCPMC và MVcorp (đơn vị được Hiệp hội Ghi âm Việt Nam ủy quyền để kinh doanh những bản ghi âm) cùng 13 website mới có một buổi họp. Theo đó, các bên nhất trí, thời gian qua mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm ở một số album, cần phải khắc phục những hạn chế thật nhanh. Năm 2013 sẽ tiến tới việc thu phí nghe nhạc online" - bà Thanh Thủy nói.
Luật sư Thanh Thủy cũng tiết lộ phía Đài THVN cũng đã có buổi họp với VCPMC bàn về việc trả bản quyền âm nhạc cho các tác giả quốc tế. Theo đó, năm 2013, VTV sẽ tuân thủ tác quyền âm nhạc các ca khúc nước ngoài phát sóng trên đài (ví dụ ở các chương trình Giọng hát Việt, Cặp đôi hoàn hảo...).
Thu 525 triệu tiền tác quyền/đêm diễn chương trình Kpop
Với những trường hợp tự đưa nhạc lên trang cá nhân thì phải chủ động xin bản quyền. Nếu không xin phép, tác giả phát hiện ra có thể khởi kiện. Còn những website có người quản lý nếu chưa xin phép, bị nhắc nhở sẽ khắc phục bằng cách hạ bài hát xuống (theo tông tư 07 của Bộ TT-TT).
Tiết lộ của luật sư Thanh Thủy, riêng chương trình Festival Kpop diễn ra ở TT Hội nghị quốc gia, VCPMC thu được 525 triệu đồng tiền tác quyền cho các tác giả quốc tế. Nhà văn Trần Thị Trường bày tỏ niềm vui vì chỉ một đêm diễn mà VCPMC thu được số tiền lớn trong khi còn một số chương trình của nghệ sĩ VN cũng tổ chức ở địa điểm đó nhưng vẫn quỵt tiền.
Nhóm nhạc SNSD trong Kpop Festival 2012
Luật sư Thanh Thủy thẳng thắn cho rằng việc thu tiền tác quyền cho các tác giả quốc tế của VCPMC nhiều hơn việc các TT Bản quyền âm nhạc quốc tế thu về cho các tác phẩm Việt Nam ở nước ngoài. Lý do là nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc các bài hát được cập nhật thông số trên các trang mạng rất chi tiết còn tác phẩm Việt Nam chưa đầy đủ. Các nhạc sĩ không cập nhật thường xuyên.
Theo bà Thủy, khi thấy thiếu thông số, TT Bản quyền quốc tế sẽ để... treo, không thu phí hộ cho các tác giả Việt Nam và điều này là một thiệt thòi lớn mà phía nhạc sĩ Việt Nam và VCPMC cần phải nhận ra và khắc phục. Thực tế, không có chuyện ký kết lẻ.
"Như các trang lớn như Youtube, iTunes... không phải VCPMC ký kết trực tiếp với họ mà ví dụ khu vực châu Á đại diện ký kết thu phí bản quyền âm nhạc chính là tổ chức ở Hồng Kông" - luật sư Thanh Thủy nói.
Sơn Hà
Theo Vietnamnet
8 khách sạn lớn bị dọa kiện vì tác quyền âm nhạc Hồ sơ vi phạm tác quyền của một loạt khách sạn lớn ở Hà Nội như Daewoo, InterContinental, Sheraton... cùng 4 đơn vị khác bị Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chuyển cho luật sư giải quyết. Luật sư Phạm Thanh Thủy - đại diện pháp lý của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt...