“Tác phẩm” trên giường cưới của đôi tân hôn, dân tình nhìn “mỏi mắt” cũng không rõ hình gì
Không phải ai cũng có năng khiếu trang trí phòng tân hôn, đôi khi cứ cố làm lại ra kết quả chẳng đẹp chút nào.
Một trong những dịp cần trang trí tỉ mỉ, trang trọng nhất chính là đám cưới. Phòng tân hôn càng là nơi khiến người ta phải chăm chút và bỏ nhiều công sức hơn.
Mới đây, hình ảnh trang trí căn phòng mới của đôi vợ chồng gây chú ý trên mạng xã hội .
“Đây là phòng cưới của anh nhà bác mình mọi người ạ. Anh ấy bảo đợi mình về trang trí nhưng mình về muộn quá. Về tới nơi bác gái mở cửa phòng ra và tự hào giới thiệu đây là tác phẩm bác làm.
Mình không hình dung được đây là con gì nhưng đáng yêu quá. Cũng may mình kịp thời nắn lại trước khi cô dâu, chú rể vào phòng”.
Khung cảnh ban đầu thật hài hước làm sao.
Đây là chia sẻ của một cô gái về “tác phẩm” giường cưới hài hước. Theo đó, người bác đã dùng khăn tắm, làm thành hình trái tim bé xíu và có phần… méo mó.
Tuy vậy ngay sau đó, cô cháu gái đã kịp thời nắn thành hình trái tim đúng kiểu, chỉ nhìn thôi cũng đủ khiến mọi người phải xuýt xoa rồi.
Trái tim chuẩn chỉ đây này.
Dân mạng đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Đa phần đều bật cười trước hình ảnh dễ thương này. Số khác khen ngợi sự khéo tay của cô gái.
“ Nhìn cũng hay ho mà nhỉ, nhưng phải nói là sau khi nắn lại thì trái tim đẹp hơn hẳn. Hy vọng sau này đám cưới mình, phòng tân hôn cũng được trang trí đẹp đẽ thế này!“, một dân mạng bình luận .
Video đang HOT
Theo Thế giới trẻ
Cậu bé lấy đồ của bạn bị bố mẹ dẫn tới đồn công an, dù hiệu quả bất ngờ nhưng chị Phan Hồ Điệp chỉ ra sai lầm tai hại
Chị Phan Hồ Điệp đã đưa ra những cách xử trí tinh tế trong trường hợp con lấy đồ của bạn.
Chuyện "cầm nhầm đồ" có thể xảy ra đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Khi gặp tình huống này, bố mẹ cần có cách xử lý thật khéo léo, tinh tế. Bởi nếu quá nóng giận, bố mẹ có thể khiến con bị tổn thương lòng tự trọng. Con chẳng những không sửa được thói xấu mà còn tiếp tục tái phạm.
Mới đây chị Phan Hồ Điệp, mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ câu chuyện về đôi vợ chồng xử lý khi con "cầm nhầm đồ" của bạn. Bố mẹ đã "thông đồng" với nhau, dẫn con trai lên đồn công an để dọa cậu bé sợ. Cách làm này tuy hiệu quả nhưng chị Phan Hồ Điệp vẫn chỉ ra những sai lầm tai hại, ảnh hưởng đến tâm lý con.
Bên cạnh đó, chị Điệp gợi ý cho cha mẹ những cách xử lý tinh tế hơn:
"Hôm nay cô giáo gọi điện cho bố A nói về việc A đã lấy của bạn cùng lớp một cái bàn chải đánh răng. A năm nay 7 tuổi. Bố A mặc dù bất ngờ nhưng khi A về, bố chỉ nghiêm giọng bảo: Bố đã nghe chuyện ở lớp của con rồi. Giờ con đi cùng bố đến đồn công an nhé!
Mẹ A núp trong nhà bấm bụng cười. Vì đó là kế hoạch hai vợ chồng vừa bàn. A run rẩy lên xe của bố. Bố chở đến đồn công an thật và dẫn vào gặp chú cảnh sát (là người quen của bố mẹ mà A không biết).
Cậu bé "cầm nhầm" đồ của bạn sau đó bị bố dẫn lên đồn công an (Ảnh minh họa).
Chú cảnh sát nhìn A rồi nói rất nhẹ nhàng: "Chú nói chuyện với cháu nhé! Đừng sợ!". A khe khẽ gật đầu.
- Tại sao cháu lại lấy bàn chải của bạn?
- Vì nó đẹp ạ - A lí nhí.
- Thế bây giờ, vì chú thấy đôi giày của cháu đẹp, chú lấy nó được không?
- Không ạ - A lắc đầu.
- Đúng rồi, ta không thể lấy một đồ vật ta thích nếu nó KHÔNG phải là của mình. Giờ cháu kể cho chú xem cháu còn lấy gì của bạn nữa không? Chú đang lắng nghe đây.
- Cháu... cháu lấy 20 nghìn của bạn M ạ.
Đến đây thì bố A sững người, bố không biết là con lấy tiền của bạn.
Chú cảnh sát bảo: Thôi được rồi, chú ghi nhận là cháu đã trung thực nên tạm thời chú chưa bắt cháu. Nhưng chú không muốn là cháu lại phải đến đây lần nữa, cháu hiểu chứ!
A gật đầu, nhìn chú cảnh sát đầy biết ơn. Rồi A lên xe bố chở về. Về nhà cả bố và mẹ đều không nhắc thêm một lần nào về kỉ niệm "đau thương" ấy của A.
A nhận được một bài học nhớ đời từ bố mẹ (Ảnh minh họa).
Bạn nghĩ gì khi đọc tình huống có thật trên? Bạn có thích cách giải quyết của bố mẹ A không?
Có rất nhiều bạn đồng tình, nói rằng: "Cũng ổn đấy chứ. Bố mẹ đã không cần phải quát nạt, la mắng mà vẫn đạt hiệu quả. A chắc chắn sẽ sợ và không tái phạm. Bố A cũng tuyệt vời giữ được bình tĩnh. Và cả mẹ nữa. Mẹ đã đứng đằng sau để sắp xếp mọi việc.
Lời của chú cảnh sát với A cũng rất văn minh mà vẫn đầy đủ những cảnh báo cần thiết".
Có nhiều bạn không đồng tình vì: "Làm như thế khiến A có thể bị chấn động tâm lý. Một đứa trẻ 7 tuổi phải đến đồn cảnh sát là một điều quá tệ". Ngoài ra, khi lớn lên phát hiện ra rằng người ta không thể đưa đứa trẻ đến đồn cảnh sát chỉ vì nó lấy cái bàn chải đánh răng, khi đó, A sẽ thấy bố mẹ mình không trung thực. Đó có thể là điều kiện để dẫn đến những hành vi không trung thực tiếp theo.
Còn bạn, bạn nghĩ gì? Trong trường hợp đó, bạn làm gì?
Kỉ luật con những lúc con gây ra hành vi xấu là đương nhiên. Nhưng kỉ luật thế nào để con nhận ra lỗi lầm mà vẫn không làm con tổn thương? Điều đó cần quá trình "tu tập" của bố mẹ. "Tu tập" để không nổi nóng đánh mắng, nói những lời làm tổn thương con.
"Tu tập" để bố mẹ tìm hiểu tâm lý lứa tuổi, những vấn đề mà con đang gặp phải. Ví dụ riêng với hành vi lấy đồ của bạn, những nguyên nhân có thể:
- Trẻ có kiểm soát hành vi kém và mong muốn hài lòng ngay lập tức.
- Trẻ muốn có sự chú ý của bố mẹ.
- Trẻ không được dạy rằng, ăn cắp là sai.
- Trẻ học từ người lớn và không bị bố mẹ nhắc nhở khi lấy đồ chơi nho nhỏ của bạn mang về nhà.
- Trẻ bị bỏ rơi.
- Trẻ đang bị lạm dụng và cần sự giúp đỡ.
- Trẻ muốn bày tỏ cảm giác lo lắng, tức giận hoặc xa lánh do bị thay đổi môi trường sống như bố mẹ ly hôn, chuyển trường...
- Trẻ muốn thử cảm giác hồi hộp, mạo hiểm, thử thách...
Với mỗi nguyên nhân lại có cách giải quyết khác nhau. Nhưng điều cơ bản vẫn là GẦN GŨI, yêu thương trẻ. Với trường hợp trên, sẽ tuyệt vời hơn nếu bố mẹ thực hiện các bước như sau:
1. Giữ bình tĩnh, tuyệt đối không gọi con là "đồ ăn trộm"- từ này thực sự khủng khiếp. Bố mẹ thẳng thắn nói rằng KHÔNG đồng tình với việc làm của con nhưng đừng thẩm vấn, giảng giải vào thời điểm đó.
2. Dạy con về sự sở hữu. Đặt các câu hỏi (như kiểu của chú cảnh sát trong câu chuyện).
3. Dạy con cảm nhận về cảm xúc của người khác: bạn bè sẽ thất vọng/ thiếu tin tưởng và không nghĩ con là cô bé/ cậu bé tuyệt vời như trước.
4. Để con được bày tỏ suy nghĩ, giải thích về hành động.
5. Củng cố những hành vi trung thực của con.
6. Nên mời những "diễn giả" là cảnh sát khu vực đến nhà hoặc đến lớp trò chuyện với bọn trẻ về những việc làm sai luật mà trẻ có thể mắc phải.
Kỉ luật tích cực là như thế. Nó khiến bạn cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn, bình an hơn".
Vài nét về tác giả
Chị Phan Hồ Điệp (sinh năm 1975) là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ về cách nuôi dạy con trai - "thần đồng" Đỗ Nhật Nam - người được biết đến với bảng thành tích đáng nể: Tổng biên tập tờ báo Creative Melange (tờ báo tuổi Teen của Đông Nam Á), kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất và là tác giả nhiều cuốn sách "Tớ đã học tiếng Anh như thế nào", "Những con chữ biết hát", "Bố mẹ đã cưa đổ tớ"...
Theo Helino
Đêm tân hôn mẹ chồng gõ cửa đòi giữ vàng cưới, nàng dâu tỉnh bơ đáp: "Đồ giả hết mà mẹ" song sự thật phía sau mới cười ra nước mắt "Khách khứa về cả mẹ chồng em mới lên phòng gõ cửa phòng tân hôn bảo hai đứa em: 'Hai đứa kiểm phong bì với vàng cưới rồi đưa mẹ giữ cho'....", nàng dâu chia sẻ. Của hồi môn sau cưới, ai sẽ là người cầm, có nên gửi mẹ chồng giữ hay không? - Tuy không phải là câu hỏi mới mẻ...