Tác nhân nào gây nên các thảm họa thiên tai?
Thiên nhiên và con người là hai tác nhân chính gây nên các thảm họa thiên tai trên thế giới mà mới đây nhất là trậnSiêu bão Haiyan – cơn bao nhiêt đơi được cho là mạnh nhất thế giới diễn ra trong năm nay – vừa quét qua Philippines để lại hậu quả thảm khốc.
Trong một nghiên cứu về thảm họa thiên nhiên công bố ngày 11/11, Giáo sư chuyên ngành khí tượng Kerry Emanuel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ nhận định hầu hết các thảm họa thiên nhiên đều có sự “đóng góp” lớn của 2 yếu tố, đó là con người và thiên nhiên. Theo ông Emanuel, chính vị trí địa lý, đặc điểm khí tượng học, tình trạng đói nghèo, cơ sở vật chất yếu kém, dân số bùng nổ cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất đã khiến Philippines trở thành quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các trận bão. Cụ thể, khoảng 7.000 hòn đảo của quốc gia Đông Nam Á này nằm ở khu vực tập trung nhiều cơn bão lớn nhỏ trên thế giới, trong đó có các trận siêu bão được ghi nhận trong thế kỷ 20 và 21.
Siêu bão Haiyan quét qua, để lại hậu quả nặng nề cho Philippines
Trong khi đó, cùng với đặc điểm địa lý, nhà nghiên cứu Brian McNoldy đến từ Đại học Miami cho rằng hậu quả của hành động của con người “đóng góp” khoảng 80% vào các thảm họa thiên nhiên xảy ra trên thế giới. Theo ông McNoldy, chính nạn đói nghèo và tốc độ tăng dân số nhanh chóng chủ yếu tập trung tại các khu vực ven biển có cơ sở hạ tầng và nhà ở yếu kém, dễ bị các cơn bão tấn công đã là những yếu tố không nhỏ gây nên các thảm kịch sau thiên tai.
Tại thành phố Tacloban của Philippines, nơi cơn bão Haiyan vừa quét qua, dân số tại đây đã tăng chóng mặt từ khoảng 76.000 người lên đến 221.000 người trong vòng 40 năm qua trong khi cơ sở hạ tầng và các công trình nhà ở lại xuống cấp trầm trọng. Hậu quả là khu vực này hầu như không có khả năng chống chịu thiên tai, vì thế những thiệt hại về người và cửa là không tránh khỏi. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới hồi năm 2012, có khoảng 50% dân số Philippines hiện đang sống tại các thị trấn và thành phố có từ 100.000 dân trở lên thuộc diện nguy cơ cao, dễ bị tổn thương do thiên tai.
Video đang HOT
Thiên nhiên và con người là hai tác nhân chính gây nên các thảm họa thiên tai trên thế giới
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng hành động phá hoại môi trường của con người cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, khiến các hiện tượng thiên nhiên diễn biến ngày càng phức tạp và các cơn bão nhiệt đới ngày càng nguy hiểm và xuất hiện với tần suất cao hơn.
Ở trường hợp của Philippines, hiện tượng nóng lên của Trái đất cũng khiến mực nước biển nước này tăng hơn 1cm trong vòng 20 năm qua, tăng gấp ba lần mức tăng trung bình của toàn cầu, khiến nước này có nguy cơ bị bão lũ nghiêm trọng tấn công. Từ thực trạng trên, các nhà khoa học kêu gọi mọi người dân có thể giảm thiểu các thảm họa thiên tai bằng cách xây dựng các công trình nhà ở kiên cố hơn, thực hiện các cảnh báo thiên tai tốt hơn cũng như chính phủ các nước cần có phản ứng nhanh và kịp thời hơn trước những hiểm họa thiên nhiên.
Khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ được đưa ra ngay sau khi siêu bão Haiyan – cơn bão mạnh nhất năm nay và là một trong 4 siêu bão mạnh nhất lịch sử nhân loại – vừa hoành hành tại Philippines từ ngày 8/11 với sức gió lên đến 314 km/giờ và giật đến 379 km/giờ. Siêu bão đã gây ra lở đất, lũ lụt tại nhiều khu vực, cắt đứt đường dây thông tin liên lạc, làm mất điện ở nhiều khu vực và phá hủy hàng nghìn căn nhà, trong đó có hàng trăm căn nhà sập hoàn toàn.
Ước tính gần 4,5 triệu người dân Philippines bị ảnh hưởng, trong đó gần 800.000 người đã phải tới những trung tâm sơ tán. Sau khi siêu bão Haiyan quét qua, giao thông, đường sá ở nhiều địa phương hoàn toàn bị tắc nghẽn, 13 sân bay đóng cửa và 118 chuyến bay nội địa bị hủy làm gần 3.400 hành khách mắc kẹt ở các sân bay. Riêng tại tỉnh Leyte, ít nhất 10.000 người được cho là đã thiệt mạng, chủ yếu tại ở thành phố Tacloban.
Theo TT&VH
Kiếm hàng tỷ USD từ biến đổi khí hậu
Các nhà đầu tư biết tận dụng điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, thảm họa thiên nhiên hoặc hạn hán để mang về lợi nhuận hàng tỷ USD.
Trước đây, đầu tư vào biến đổi khí hậu chỉ là việc sử dụng tiền vào mục đích làm thế nào để ngăn chặn sự nóng lên của trái đất. Nhưng hiện giờ, mọi việc đã thay đổi.
Các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Morgan Stanley, Goldman Sachs và các công ty khác đã góp cổ phần của họ vào các trang trại sử dụng năng lượng gió, các dự án năng lượng thủy triều cũng như thiết lập hoạt động kinh doanh khí thải carbon.
Các nhà đầu tư không cò bỏ nhiều tiền để ngăn chặn biến đổi khí hậu mà giờ đây họ lại tận dụng hiện tượng này để thu về lợi nhuận.
Dường như, sự hấp dẫn của công nghệ sạch đã làm lu mờ những nỗ lực giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Vào năm ngoái, các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và quỹ đầu tư tư nhân đã giảm 34% lượng vốn rót vào những dự án hạn chế biến đổi khí hậu, chỉ đạt 5,8 tỷ USD, theo Bloomberg.
Một số nhà đầu tư đang tiếp cận theo phương pháp khác. Họ giả định biến đổi khí hậu là điều không thể tránh khỏi, nên chuyển hướng rót vốn vào các doanh nghiệp nào mà có thể giúp họ thu được lợi nhuận nếu hành tinh này trở nên nóng hơn.
Do đó, chiến lược của nhà đầu tư là họ sẽ mua những công ty xử lý nước thải, tham gia các thương vụ môi giới đất nông nghiệp ở Australia và hậu thuẫn các chương trình chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Tháng một vừa qua, KKR - công ty đầu tư hàng đầu thế giới - đã mua 25% cổ phần trong Nephila Capital, tức khoảng 8 tỷ USD để trao đổi mua bán liên quan đến dự đoán tình hình thời tiết. Barney Schauble, đối tác quản lý của Nephila, cho rằng rủi ro từ khí hậu khiến con người trả giá nhiều hơn và do đó chúng ngày càng được sự chú ý nhiều hơn. Theo Barney, thời tiết thay đổi thất thường tạo ra nhiều rủi ro hơn và ngày càng có nhiều người muốn chống lại rủi ro này.
Hạn hán cũng giúp kinh doanh phát đạt hơn. Quỹ phòng hộ New York với tài sản khoảng 400 triệu USD hiện mua quyền sử dụng nước, kể cả đầu tư vào thị trường chứng khoán cho các công ty xử lý nước thải. Marc Robert, Giám đốc điều hành của quỹ phòng hộ New York, cho biết về mặt lâu dài, nước sẽ tài sản quý mà cần sở hữu.
Khi nhà đầu tư suy nghĩ về biến đổi khí hậu, họ nhìn thấy các tác động tiêu cực của nó, ông Michael Richardson, người đứng đầu phát triển kinh doanh của Land Commodities cho biết. Nhiệt độ càng nóng hơn, diện tích đất canh tác khan hiếm và dân số tăng nhanh sẽ làm cho đất trồng trọt ngày càng có giá trị hơn. Baar, công ty có trụ sở ở Thụy Sĩ, đã thực hiện các giao dịch với trị giá hơn 80 triệu USD năm ngoái, tổng cộng gấp 4 lần giá trị năm 2011, theo Richardson.
Một trường hợp khác, Ole Christiansen, Giám đốc điều hành công ty khoáng sản NunaMinerals, đang đầu tư bằng cách dựa vào hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng dần. Ông cho biết: "Mùa hè năm ngoái, chúng tôi đã phát hiện ở miền nam Greenland, phần lớn là chứa vàng". "Trước đây, khu vực này được bao phủ bởi sông băng, nhưng hầu hết chúng đã biến mất một cách bất ngờ, do đó công ty đã khai thác nhiều bãi đất mà không một ai từng thấy trước đó", theo Ole. Các công ty khai thác mỏ đã chi 91,5 triệu USD để thăm dò lượng khoáng sản ở lãnh thổ Đan Mạch vào năm 2010, tăng 75% so với một năm trước đó, theo một dữ liệu gần đây của cục thống kê Greenland.
Jason Drew, một trong số những nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 triệu USD để phát triển một loại muỗi đặc biệt, với đặc điểm nó không thể tái tạo lại để giúp giảm thiểu số lượng muỗi hiện có. Công ty đang xuất khẩu những con muỗi này trong ống nghiệm nhằm hạn chế số lượng bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát ngày càng nhiều một số quốc gia.
Liên Hiệp Quốc ước tính rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ với mục đích hạn chế các tác động biến đổi khí hậu, có thể tốn khoảng 130 tỷ USD vào năm 2030. Arcadis, một công ty công nghệ hàng đầu về các dịch vụ phòng chống lũ lụt cho biết gần đây lợi nhuận đã tăng 26% hồi năm ngoái, đạt 3,25 tỷ USD, một phần nhờ vào siêu bão Sandy. Công ty Hà Lan này đã giành được hợp đồng khôi phục lại hệ thống xử lý nước thải hoạt động trở lại ở thành phố New York.
Piet Dircke, người giám sát quản lý nguồn nước tại công ty Arcadis, cho biết điện thoại của anh reo không ngừng trong những ngày sau cơn bão Sandy. "Khí hậu đang thay đổi. Mực nước biển đang tăng lên. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng", ông Dircke nói. Theo ông, các thành phố ở gần đường ngấn nước sẽ tiếp tục tăng lên và họ phải chi nhiều tiền hơn để ngăn chặn dòng nước. Đây là một thị trường gần như tăng trưởng theo tự nhiên.
Theo VNE
Lũ lụt nghiêm trọng tại Úc Ngày 28.1, ít nhất 3 người thiệt mạng và hàng ngàn ngôi nhà bị nhấn chìm trong nước vì lũ lụt nghiêm trọng tại 2 bang Queensland và New South Wales, đông bắc Úc. Theo AFP, cơn bão nhiệt đới Oswald kèm theo mưa lớn trút xuống các bang này đã gây lũ lụt. Thủ hiến Queensland Campbell Newman cảnh báo tình trạng...