Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm số một
Tôi được biết ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn Salmonella gây ra. Xin hỏi vi khuẩn này lây lan như thế nào và cách phòng ngừa?
Tôi được biết ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn Salmonella gây ra. Xin hỏi vi khuẩn này lây lan như thế nào và cách phòng ngừa?
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Anh (FSA)
Nhiễm khuẩn Salmonella là bệnh do vi khuẩn phổ biến ảnh hưởng đến đường ruột. Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật và con người và thải ra ngoài qua phân. Con người bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Salmonella là một nhóm vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Chúng thường lây lan do nấu không đúng cách và lây nhiễm chéo. Vi khuẩn Salmonella thường được tìm thấy nhiều nhất ở:
Gia cầm chưa nấu chín như thịt gà hoặc gà tây
Trẻ nhỏ, người từ 65 tuổi trở lên và những người có hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường có nguy cơ bị bệnh nặng do ngộ độc thực phẩm do salmonella gây ra.
Vi khuẩn Salmonella sống trong ruột của nhiều động vật trang trại. Trong quá trình nuôi, giết mổ và chế biến, vi khuẩn có thể được truyền vào các sản ph ẩm thực phẩm.
Video đang HOT
Các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây và động vật có vỏ có thể bị ô nhiễm khi tiếp xúc với phân động vật và phân người. Ví dụ, từ phân bón được sử dụng để cải thiện độ phì nhiêu của đất hoặc nước thải trong nước.
Salmonella có thể lây lan từ vật nuôi như chó, mèo sang người. Chúng cũng có thể lây từ người này sang người khác do vệ sinh kém. Bạn có thể tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách không bao giờ uống nước chưa qua xử lý từ hồ, sông hoặc suối. Ngoài ra, luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm:
Trước khi chuẩn bị đồ ăn
Trước mỗi bữa ăn
Sau khi xử lý thực phẩm sống
Sau khi đi vệ sinh
Sau khi thay tã cho bé
Sau khi chạm vào thùng rác
Sau khi tiếp xúc với vật nuôi và các động vật khác.
Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: Đồng Nai họp khẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau vụ 500 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở TP.Long Khánh, chiều 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương bàn công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn.
Cuộc họp được diễn ra sau khi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra vụ hơn 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì của tiệm bánh mì Cô Băng tại P.Xuân Bình, TP.Long Khánh.
Khoảng 20% cơ sở kinh doanh bánh mì có giấy phép
Bác sĩ Trịnh Bửu Lễ, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Long Khánh cho biết, toàn thành phố hiện có 132 cơ sở kinh doanh bánh mì thì chỉ khoảng 20% cơ sở có giấy phép kinh doanh, còn lại không có giấy phép kinh doanh. Vào tháng 6.2021, trên địa bàn xảy ra 1 vụ ngộ độc bánh mì với khoảng 250 người phải nhập viện. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ, không nguy hiểm. Sau khi xảy ra sự cố, chủ cơ sở đã chi khoảng 2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
"Còn vụ ngộ độc bánh mì mới đây, chủ tiệm bánh mì Cô Băng đã liên hệ với các bệnh viện để thanh toán tiền viện phí cho các bệnh nhân", bác sĩ Trịnh Bửu Lễ thông tin.
Cơ quan chức năng kiểm tra tiệm bánh mì Cô Băng vào chiều ngày 3.5. Ảnh GIA KHÁNH
Cũng theo bác sĩ Lễ, vàonăm 2023, P.Xuân Bình có tổ chức tập huấn kiến thức cho các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chủ tiệm bánh mì Cô Băng cũng tham dự nhưng không hiểu sao không được cấp giấy tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Sau sự cố xảy ra vụ ngộ độc, trong 4 - 5 ngày qua, các phường, xã trên địa bàn TP.Long Khánh đang tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.
Khó xử phạt hành chính
Tại cuộc họp, đại diện các huyện, thành phố nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Trong đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng, nhất là ở cấp xã chủ yếu là nhắc nhở chứ không phạt vi phạm hành chính.
Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hơn 4.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
Bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chủ trì cuộc họp. Ảnh C.T.V
Kết quả, có gần 4.000 cơ sở đạt, đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, 18 cơ sở vi phạm bị xử phạt số tiền hơn 196 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực...
Theo nội dung tại cuộc họp, UBND TP.Long Khánh cũng đã chuyển vụ việc liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Khánh để tiếp tục điều tra làm rõ.
Chủ trì cuộc họp, bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đã đề nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý; cán bộ cấp xã phụ trách địa bàn cần tham mưu cấp huyện khi phát hiện cơ sở vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm để xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra đối với công tác quản lý vệ sinh.
Ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli
Chiều tối 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai phát đi thông cáo báo chí về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh
Theo thông cáo, tính đến 16 giờ 30 ngày 7.5 (ngày thứ 7 sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thực phẩm đầu tiên - PV) có 547 trường hợp nhập viện. Trong đó, 466 trường hợp xuất viện, 81 trường hợp được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1 - 2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe đã ổn định.
Vụ ngộ độc bánh mì ở TP.Long Khánh được xác định có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Ảnh GIA KHÁNH
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli; 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì Cô Băng khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Salmonella là loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, thường xuất hiện qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể, Salmonella sinh ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc Salmonella có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: mất nước nặng, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Đặc biệt, trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc Salmonella do hệ miễn dịch của họ còn yếu.
Vi khuẩn Salmonella thường có trong thịt gia súc, gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm qua rau củ quả chưa được rửa sạch hoặc sữa chưa được tiệt trùng.
Để phòng ngừa ngộ độc Salmonella, người dân cần lưu ý ăn chín, uống chín, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản; rửa sạch tay trước khi chế biến và ăn uống; rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách.
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thức ăn bày bán ở khu vực cổng trường xảy ra gần đây khiến người dân bất an. Đáng lo ngại, số lượng hàng quán không bảo đảm an toàn tại các cổng trường mọc lên ngày càng nhiều. Liên tiếp các sự việc học sinh có dấu...