Tác hại kinh hoàng, đáng sợ từ nghệ
Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.
Tiêu chảy và buồn nôn
Người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi buồn nôn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Đau bụng
Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.
Gây chảy máu
Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.
Những trường hợp không nên dùng nghệ
Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ
Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ. Bởi vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, do đó chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.
Không nên xem nghệ là thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi sử dụng vừa phải. Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ nếu bạn bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác.
Video đang HOT
Nếu bạn đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông). Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh dùng nghệ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Theo Phunutoday
6 mối nguy 'cực hiểm' từ cua ghẹ
Cua ghẹ là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Tuy thế, ăn cua ghẹ không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng protein cao, không chỉ chứa axit béo Omega-3 và Omega-6 mà còn có một lượng đáng kể các loại vitamin và khoáng chất thiết yêu cho cơ thể như vitamin C, B2, B5, B6, B12, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, selen.
1. Những lợi ích đối với sức khỏe:
Axít béo Omega-3 và Omega-6
Đây là 2 loại axit béo có khả năng làm giảm lượng triglycerides (mỡ trong máu), giúp kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ.
Kẽm và vitamin C
100g thịt cua có chứa 7,6mg kẽm đáp ứng 54% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 84 % đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Đây là 2 chất quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hoạt động của tuyến giáp.
Cùng với vitamin C, kẽm hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Kẽm còn có tác động tới khả năng về vị khác và khứu giác của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc môn sinh dục ở nam giới.
Selen, đồng, magiê và phốt pho
Cùng với kẽm và vitamin C, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên các hợp chất chống oxy hóa chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở con người. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Trong 100 g thịt cua có chứa tới 1,2 mg Đồng, thỏa mãn khoảng 59% nhu cầu mỗi ngày về loại khoáng chất này cho cơ thể. Đồng có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành nên các mô liên kết, có liên hệ mật thiết đến khả năng trao đổi sắt ở tế bào.
Magiê là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào, hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch. Cùng với phốt pho và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương và răng.
Các vitamin nhóm B
Vitamin B1, B2 cần thiết cho việc tạo ra các loại enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, đạm, chất béo và quá trình phát triển của cơ thể , hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tạo cảm giác thèm ăn.
Vitamin B6 và B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu. B6 giúp não bộ tổng hợp một số loại chất hóa học cần thiết, kiểm soát mức độ đường huyết; B12 hỗ trợ chức năng của các tế bào thần kinh, là thành phần cấu tạo nên DNA.
Vitamin B5 hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tham gia vào quá trình tổng hợp nên cholesteron, hoocmôn sinh dục và acetylcholin- chất dẫn truyền xung động thần kinh.
2. Mối nguy từ cua ghẹ:
Không ai có thể phủ nhận rằng cua, ghẹ là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tim mạch, máu, hệ miễn dịch, xương, khớp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nhiều chức năng sinh lí khác của cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn cua ghẹ không đúng cách cũng đem lại không ít nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của chúng ta.
Gây nhiễm độc, ngộ độc
Một số lượng không nhỏ cua-ghẹ đã và đang phải chịu sự tác động của sự ô nhiễm môi trường khiến cho cơ thể chúng trở thành "kho chứa" của nhiều loại chất độc nguy hiểm.
2 loại độc tố được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nhất trong thịt của cua và ghẹ ở những khu vực nước bị ô nhiễm đó là chất độc dioxin và PCBs( Polychlorinated biphenyls). 2 loại chất độc này có thể gây phát ban ở da, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, cua sống ở khu vực nước, nơi bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong cơ thể.
Gây nhiễm khuẩn
Khi tiêu thụ cua, ghẹ không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách chúng ta dễ có nguy cơ phải đối mặt với các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm( Staphylococcus), khuẩn dấu phẩy( Vibrio Parahaemocyticus).
Nguy hiểm hơn cả là khuẩn Listeria monocytogenes , loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt, kháng axit và muối cao hơn nhiều so với 2 loại vi khuẩn kể trên. Nó có thể tồn tại và sinh trưởng ở nhiệt độ thấp trong máy đông lạnh. Đối tượng tấn công chủ yếu của loại vi khuẩn này là những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em, phụ nữ đang trong thời kì mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như lao phổi, hoặc đã nhiễm virus HIV.
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm khuẩn Listeria Monocytogenes khá dài, từ 3 đến 30 ngày. Các triệu chứng cơ bản bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng. Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm khuẩn này có thể bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.
Lây nhiễm kí sinh trùng
Cua và nhiều loài thủy sinh khác như ốc thường là vật chủ của nhiều loại kí sinh trùng nguy hiểm. Một số loại kí sinh trùng thường gặp ở cua ghẹ(đặc biệt là cua đồng) đó là sán lá gan, sán phổi, sán dây. Những người ăn hải sản tươi sống, chưa được nấu chín thường dễ mắc phải các loại kí sinh trùng này.
Gây dị ứng
Cua, ghẹ là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu. Nếu bạn là người mẫn cảm với các loại thủy hải sản, nên thận trọng khi ăn cua, ghẹ bởi chỉ cần tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng có thể khiến những người mắc chứng dị ứng thủy hải sản bị nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở, hôn mê, tụt huyết áp, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Không tốt đối với người mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận
100g thịt cua có chứa tới 691mg natri, thỏa mãn 29% nhu cầu về loại chất này đối với cơ thể mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ vì sự hiện diện của natri với hàm lượng cao trong cơ thể có thể khiến cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.
Làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc
Thịt cua giàu Đồng và Selen nên có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người đang sử dụng thuốc.
Qúa nhiều Đồng trong cơ thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quá nhiều Selen làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau(thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể; Ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu(như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.
Có thể bạn chưa biết
Lựa chọn cua ghẹ ngon và an toàn
Mua cua ghẹ ở những địa điểm có uy tín, cung cấp rõ ràng nguồn gốc. Chọn những con còn sống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bơi khỏe, cầm chắc tay, thân hình lành lặn. Tránh mua cua, ghẹ đã chết, có mùi hôi, tanh nồng nặc hoặc có mùi nước tiểu. Dùng ngón tay bấm thử vào phần yếm bụng của cua, nếu thấy cứng thì là cua già(nhiều thịt), nếu thấy mềm, phần yếm nhẵn mịn là cua mới lột vỏ(to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).
Bảo quản
Nên giữ cua, ghẹ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua, ghẹ ngập trong nước vì làm vậy cua sẽ chết. Dùng khăn , giấy báo dấp nước để giữ ẩm cho cua. Làm theo cách này có thể giữ cua sống thêm được từ 4 đến 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước. Khi cua chết, nên chế biến ngay để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Đối với cua, ghẹ đã chín, nên đưa vào túi nilon sạch, ép hết khí trong túi ra ngoài, buộc kín, để lên ngăn làm đá ở tủ lạnh gia đình có thể giữ được thịt cua từ 2 đến 5 ngày.
Chế biến và sử dụng
Cua, ghẹ luộc sau 15- 30 phút là có thể ăn được. Khi cua sắp chín, nó sẽ dần dần nổi lên, chờ khoảng 2-3 phút sau khi cua nổi lên trong nồi có thể bỏ cua ra, rửa lại bằng nước lạnh đun sôi để nguội. Không nên tận dụng nước luộc cua vì nó có chứa nhiều tạp chất độc hại từ thịt cua "phai" ra trong quá trình chế biến. Không ăn nên ăn gỏi của hoặc cua chưa được nấu chín.
Nên bỏ phần yếm cua, mang cua, túi sách-dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua) và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng nằm ở trung tâm cơ thể cua) vì đây là những nơi kí sinh trùng và các loại vi khuẩn thường trú ngụ, cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể của cua.
Theo Trí Thức Trẻ
5 thực phẩm hung thần của làn da Bên cạnh yếu tố di truyền, thực phẩm là nhân tố trọng yếu quyết định tình trạng làn da. Bởi vậy, ngoài việc cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu thông qua khẩu phần ăn, bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm cấm kỵ cho làn da có được kết quả chăm sóc da tốt nhất. Đường Mụn trúng...