Tác hại khủng khiếp khi bố mẹ cứ than “nhà mình nghèo lắm” để dạy con
Một số phụ huynh không đến nỗi khó khăn về tài chính nhưng để con biết quý trọng đồng tiền, họ luôn ca điệp khúc “nhà mình nghèo lắm” để rèn con. Đây cũng là thói quen tai hại của nhiều người Việt.
Để con biết chi tiêu tiết kiệm, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cách tâm sự với con về những áp lực cuộc sống, về cách mình vất vả kiếm tiền ra sao. Thậm chí, họ còn tỉ tê việc “nhà mình nghèo lắm”, “nhà mình không có tiền” với con. Cha mẹ hẳn cho rằng việc làm ấy chẳng ảnh hưởng gì tới con. Nhưng về lâu về dài, hành vi đó của cha mẹ lại gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí mang tính “hủy diệt” con mình.
Từ nhỏ cha mẹ thường xuyên dạy bảo con theo hướng đó khiến suy nghĩ “nghèo khổ” ăn sâu vào tiềm thức của con. Bé nhìn những đồ vật mình yêu thích mà mong muốn được sở hữu nhưng lại không có được, dần dần tâm lý trở nên buồn bã và bất an.
Lâu dần bé ắt cho rằng mọi thứ tốt đẹp, quý giá mình không xứng đáng có được, chỉ là mơ ước xa vời mà thôi. Bé trở nên tự ti, cảm thấy bản thân vì không đủ giỏi giang, ưu tú nên mới không có được. Sự tự ti cắm rễ trong lòng con, càng lớn càng trở nên trầm trọng. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị u uất về mặt tâm lý, mắc bệnh trầm cảm.
Nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu con trẻ sự nghèo đói, có thể trẻ sẽ lo sợ, từ đó thay vì nhận thức nghèo cần cố gắng, cần động lực thì trẻ sẽ chuyển sang suy nghĩ tiêu cực, thậm chí xấu tính.
Bên cạnh đó, chia sẻ quá đà về chuyện tiền bạc và chia sẻ theo cách tiêu cực có thể khiến con trẻ lo lắng, có suy nghĩ già dặn hơn so với độ tuổi. Con luôn nghĩ đến việc bố mẹ không có tiền và chẳng dám đòi hỏi gì, sống khép mình hơn. Trong khi đó, gánh nặng tài chính gia đình chưa bao giờ là vấn đề mà con nhỏ nên chịu.
Video đang HOT
Suy nghĩ nhà nghèo có thể khiến con cảm thấy tự ti, thua thiệt với bạn bè. Con sẽ nhút nhát, không dám chủ động kết bạn, không dám thể hiện bản thân trong một tập thể mới. Thậm chí nhiều đứa trẻ còn cảm thấy thấp kém khi so sánh với những người khác. Một khi đã bị ám ảnh tâm lý, con sẽ khó mà thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực.
Nếu nhà giàu mà phụ huynh giả nghèo và cung cấp thông tin để con nhận diện thì nên tính đến mâu thuẫn trong biểu hiện, có khi sẽ có tác dụng ngược trong giáo dục.
Ngoài ra, cha mẹ thường xuyên “than nghèo kể khổ” với con, mỗi ngày sự thiếu thốn sẽ bị khắc họa và phóng đại trong lòng đứa trẻ. Từ đó xuất hiện tình trạng trẻ vin vào cớ “hoàn cảnh khó khăn” để trốn tránh những việc làm chưa tốt của mình.
Ví dụ như thành tích học tập không tốt, trẻ sẽ thoái thác: “Nhà nghèo không được đi học thêm nhiều”. Hoặc các môn năng khiếu kết quả kém, trẻ lập tức biện bạch: “Bố mẹ nghèo không có gene nghệ thuật”…
Tình hình như trên kéo dài sẽ chỉ khiến trẻ trở thành một đứa trẻ thiếu trách nhiệm, không dám đối mặt với những thất bại và sửa chữa sai lầm của mình.
Chính vì những điều này, bố mẹ đừng bao giờ nói những câu “bố mẹ không có tiền” hay “nhà mình rất nghèo” với con. Thay vào đó, bố mẹ cần dạy con cách chi tiêu hợp lý, có kế hoạch để giúp con học được tính tiết kiệm và biết phấn đấu.
"Biết đủ" thì dù cuộc sống nghèo khổ cũng vui, "không biết đủ thì" giàu sang đến mấy vẫn cứ buồn
Cách thoát ra khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phần đang có.
Sức khỏe và sinh mệnh vốn dĩ là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng lại bị chính bản thân mỗi người xem nhẹ. Tới lúc mất đi thì mới thấy hối tiếc đã muộn.
Cuộc sống này ai cũng đi tìm hạnh phúc, nhưng đáng tiếc nhiều người lại chẳng hề biết hạnh phúc vốn ở ngay bên mình. Chỉ là bạn có nhìn thấy hay không mà thôi.
Kỳ thực thì cao ốc ngàn gian thì đêm nằm ngủ cũng không quá 2 mét, ruột tốt vạn khoảng thì ngày ăn cũng không quá 3 bữa. Vậy lý do gì lại khiến chúng ta tham lam nhiều đến như vậy?
Sự tham lam của con người là vô hạn, bởi thế nên cổ nhân mới có câu: Người không biết đủ giống như con trăn muốn nuốt cả con voi". Trong cuộc sống này chúng ta bắt gặp nhiều người bị danh lợi buộc vào mình, cứ thế họ tham lam muốn cái này lại muốn cái khắc.
Dục vọng con người chẳng thể nào mà thỏa mãn được. Càng cưỡng cầu thì nhất định lại càng phiền não, con người sống truy cầu danh lợi vốn là để hạnh phúc, nhưng nhiều người lại vì truy cầu mà đánh mất đi niềm hạnh phúc vốn có của mình.
Cái quan trọng nhất chính là tâm của con người, biết đủ thì lại càng hạnh phúc. Một người chỉ biết hám danh lợi thì lại càng không sống yên ổn. Nhiều người cả đời lao tâm lao lực đến lúc giàu có tưởng mình hạnh phúc nhưng hóa ra hạnh phúc đâu phải ở nơi đó.
Người thông minh biết sống đủ chính là họ biết cự tuyệt chui đầu vào giỏ danh lợi. Họ hiểu rằng cứ mãi tham lam chỉ càng làm cho mình thống khổ hơn mà thôi.
Vui vẻ chính là điều không thể thiếu của mỗi người. Mà muốn vui vẻ thì hãy biết sống đủ, đừng lúc nào nghĩ mình thiếu rồi tham lam muốn có nhiều hơn. Hãy biết thay đổi cách nghĩ, thay đổi cái tâm của mình thì tự nhiên mọi thứ sẽ an yên.
Cách thoát ra khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phần đang có. Sức khỏe và sinh mệnh vốn dĩ là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng lại bị chính bản thân mỗi người xem nhẹ. Tới lúc mất đi thì mới thấy hối tiếc đã muộn.
Hãy nhớ đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi thì mới khiến con người cảm nhận được hạnh phúc là thế nào.
Bất lực khi dạy con 5 tuổi Tôi có con trai hơn 5 tuổi, giờ không biết làm thế nào để sửa tính nết của cháu. Mỗi khi không bằng lòng việc gì đó là con gào to lên, mắt trợn tròn, cúi người xuống và vùng vằng. Con luôn thể hiện như vậy cả với cô giáo, các bạn cùng lớp. Cô giáo bảo con bướng, không sửa được....