Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh
PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã có những phân tích và hướng dẫn người dân nhận biết các loại gà thải loại.
Gà thải, mỏ thường cụt đầu
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, để đáp ứng nhu cầu về trứng cho thị trường, trên thế giới cũng như ở nước ta, các trang trại đều nuôi giống gà siêu trứng với đặc điểm chung là gà có cơ thể tương đối nhỏ. Cách làm này tương tự như nuôi gà ri nhằm mục đích tốn ít thức ăn và có thể nuôi gà với mật độ cao cho đỡ tốn chuồng. Lông gà thường có màu nâu xơ xác do đã quá già. Vỏ trứng màu nâu, năng suất trứng cao. Theo tính toán, mỗi năm gà mái đẻ 280 – 300 quả trứng. Mỗi quả trứng nặng 55 – 65g, trong khi trứng gà ri của nước ta chỉ 40 – 45g/quả.
Gà siêu trứng thường có mỏ cụt đầu do bị cắt để chúng khỏi mổ cắn nhau. Đời mỗi con gà loại này gồm 2 giai đoạn: gà con và hậu bị (chuẩn bị đẻ) kéo dài trong khoảng 4,5 tháng, gà đẻ có thời gian 13 – 14 tháng. Như thế, đời gà siêu trứng kéo dài khoảng 1 năm rưỡi, trong khi gà siêu thịt, người ta chỉ nuôi khoảng 1,5 tháng, gà lông màu thả vườn là 3 tháng, gà ta khoảng 4 – 5 tháng.
Video đang HOT
Ngoài các yếu tố trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn cũng cho hay, trong suốt đời gà siêu trứng, kể từ ngày mới nở cho đến khi nó bị loại thải, người chăn nuôi đã tiêm 12 – 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Điều này nhằm phòng các bệnh chủ yếu do siêu vi trùng (virus) gây nên như cúm gia cầm (H5N1), dịch Coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả hay còn gọi là gà rù (newcastle); gumboro; đậu; gà toi (tụ huyết trùng)…
Bên cạnh đó, để phòng nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên, hằng tháng, thậm chí là hằng tuần, người ta phải cho gà ăn kháng sinh định kỳ. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người. Đôi khi gà bị ốm, người ta còn tiêm kháng sinh trực tiếp vào lườn gà. Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải thì trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.
Bằng giác quan thông thường… người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh.
Dễ tạo ra thể sinh vật kháng thuốc
Thông tin từ Cục Thú y công bố thời gian gần đây cho thấy, có đến 40% số mẫu gà đẻ loại thải nhập lậu Trung Quốc có tồn dư kháng sinh quá mức cho phép. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây cũng chính là nguyên nhân các nước trên thế giới không cho người ăn thịt gà đẻ loại thải mà chỉ cho phép chế biến thành thức ăn cho gia súc, chó, mèo…
Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, một số người tiêu dùng bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị. Đồng thời, việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
Chỉ khi ăn thịt gà loại thải có nhiễm kháng sinh thì mới có ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, bằng mắt thường cũng như bằng các giác quan thông thường như màu sắc, mùi, vị… người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh. Để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn
Theo Thu Hiền (Kiên thức)
Gà siêu rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam: Bất thường và khó quản lý?
Theo thông tin của một số dân buôn gà, gà thải loại Trung Quốc thường nuôi theo kiểu công nghiệp, được cho ăn một loại chất kích thích để đẻ từ 1 - 2 trứng/ngày. Khi đã đẻ hết trứng sẽ được bán lại cho dân buôn Việt Nam với giá rẻ.
Gần đây, người tiêu dùng không khỏi hoang mang trước thông tin các chợ gà siêu rẻ xuất hiện tại khu vực Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân... Loại gà xuất hiện tại các chợ này không qua kiểm dịch, được các thương lái mua tại cửa khẩu với giá 5.000 đồng/con vận chuyển lậu về nội địa đem tiêu thụ tại các chợ đầu mối. Tại điểm tập kết gà đầu mối là chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín, Hà Nội), mỗi ngày chợ này cung cấp hàng chục tấn gà cho địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
Gà thải loại của Trung Quốc được dân buôn tại chợ Hà Vĩ gọi là gà mía để dễ dàng "trộn" lẫn với gà mía trong nước. Theo thông tin của một số dân buôn gà, gà thải loại Trung Quốc thường nuôi theo kiểu công nghiệp, được cho ăn một loại chất kích thích để đẻ từ 1 - 2 trứng/ngày. Khi đã đẻ hết trứng sẽ được bán lại cho dân buôn Việt Nam với giá rẻ. Do thịt loại gà này rất dai, giống với gà ta nên rất "ăn khách". Những con gà sức yếu, tuổi cao này sau quá trình vận chuyển từ Trung Quốc sang nước ta đã không thể sống sót nên ở chợ Hà Vĩ mới có thêm chuyện buôn bán gà chết.
Thậm chí, ở nhiều nơi, loại gà thải siêu rẻ này còn được thương lái trà trộn với gà thịt đã qua kiểm dịch để qua mặt người tiêu dùng với giá cả trăm ngàn đồng một kg. Người tiêu dùng rất khó phát hiện sự gian lận, trà trộn này, vì nhìn chung loại gà gần giống gà "xịn" nên được các quán ăn và nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Chỉ khi luộc lên, thịt gà không có mùi thơm ngon như gà "xịn" thì các chủ hàng bán gà chết mách nước trước khi nấu chín chỉ cần ướp gừng, xả là sẽ thơm ngon ngay. Liệu với chiêu đơn giản này, bao nhiêu tấn gà siêu rẻ đã có mặt tại các chợ, nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội mà người tiêu dùng không thể phát hiện ra!?
Hành vi kinh doanh, sản xuất chế biến thực phẩm kém chất lượng gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng càng ngày càng mở rộng quy mô cùng với những thủ đoạn tinh vi nhưng tất cả nếu bị phát hiện chỉ bị xử phạt hành chính với mức tiền chả thấm vào đâu so với lãi khủng mà các thương lái thu được. Có lẽ vậy, tình trạng "nhờn" luật, "điếc không sợ súng" trong lĩnh vực này cứ tiếp tục diễn ra. Cụ thể, quy định về xử phạt hành chính khi bắt được gà lậu mức cao nhất chỉ bị phạt từ 10-15 triệu đồng. So với khối lợi nhuận khổng lồ hàng trăm triệu đồng thu được thì mức phạt này quá thấp, không đủ sức răn đe. Có một điều vướng mắc nữa là vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do không chứng minh được hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người nên chỉ xử phạt hành chính.
Việc xác định, chứng minh nguyên nhân gây ra thiệt hại từ các nguồn thực phẩm nguy hại là vô cùng khó khăn, vì tác hại của thực phẩm nguy hại phải qua quá trình tích lũy lâu dài mới gây hậu quả chứ rất ít xảy ra ngay lập tức. Phải chăng nên quy định người nào có hành vi mua bán, sản xuất, chế biến thực phẩm kém chất lượng, có khả năng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng là bị xử lý hình sự, mà không cần xét hậu quả đã xảy ra hay chưa.
Bản thân lực lượng kiểm dịch tại chợ Hà Vĩ cũng cho biết là khá khó khăn khi dừng một xe chở gia cầm lại để kiểm tra vì nếu chỉ có cán bộ thú y mà không có công an hoặc cán bộ quản lý thị trường thì những xe gia cầm này rất ít khi chịu dừng lại trước chốt kiểm dịch?! Thiết nghĩ, việc bán gia cầm chết tại một chợ chỉ được bán gia cầm sống thì cũng không quá khó để kiểm tra.
Vừa qua, Sở NN&PTNT cùng Chi cục thú y Hà Nội đã làm việc với UBND huyện Thường Tín và các đơn vị liên quan. Sở NN&PTNT yêu cầu UBND huyện Thường Tín phải giải quyết triệt để tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ Hà Vĩ. Nếu trong ba tháng không làm tốt những việc này sẽ tiến hành đóng cửa chợ Hà Vĩ. Có lẽ nếu cứ không quản lý được là đóng cửa thì người tiêu dùng mua bán tại đâu, nếu đóng cửa chợ này liệu rằng sẽ có nhiều chợ không phép khác mọc ra và "điệp khúc" khó quản lý có lại tiếp diễn?!
Theo PLXH
Gà siêu rẻ 30 nghìn/kg là gà Trung Quốc? Chợ thịt gà 30 ngàn đồng/kg (đã thịt) ở khu vực cầu Lủ (Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phần nhiều là gà thải và không rõ nguồn gốc. Thậm chí cơ quan chức năng còn đang đặt nghi vấn nguồn gốc của mặt hàng này có thể là từ Trung Quốc bởi trong năm qua họ đã tiêu hủy rất nhiều...