Tác hại đáng sợ khi dùng dầu gió cho trẻ sai cách
Dầu gió được sử dụng trong các gia đình để đề phòng cảm cúm, đau bụng, đau đầu. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính dầu gió lại gây nguy hiểm con nếu cha mẹ dùng sai cách.
Tác hại khi dùng dầu gió cho trẻ sai cách
Hôn mê sâu, ngưng thở vì uống nhầm dầu gió
Ngày nay gần như bất cứ gia đình nào cũng có 1 chai dầu gió để phòng khi cảm, sốt, đau bụng hay đau đầu… Nhưng chính vì nó quá quen thuộc nên nhiều người nghĩ rằng dầu gió vô hại. Do đó, mọi người thường không có ý thức cất lọai dầu này cẩn thận và xa tầm với của trẻ nhỏ. Dẫn đến rất nhiều trường hợp trẻ vì tò mò đã uống nhầm dầu gió, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ.
Các mẹ lưu ý, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng dầu gió để cho bé uống, dù có pha loãng. Nó chỉ có tác dụng bôi ngoài da, nếu uống sẽ hủy hoại niêm mạc hệ tiêu hóa, gây suy hô hấp…
Ảnh minh họa
Nhiều loại dầu gió không an toàn cho trẻ nhỏ
Không thể phủ nhận rằng dầu gió có rất nhiều công dụng. Nhưng một số loại không thể dùng cho trẻ nhỏ, bởi chúng không an toàn. Đó là các loại dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà hàm lượng cao, dù chỉ bôi bên ngoài nhưng quá tay cũng gây suy hô hấp, ức chế tuần hoàn khiến tim ngừng đập và ngừng thở rất nguy hiểm.
Do đó, đối với trẻ nhỏ mẹ nên sử dụng loại dầu gió chuyên dùng cho trẻ, không chứa tinh dầu bạc hà, phù hợp với thể trạng yếu và chưa hoàn thiện ở trẻ.
Dùng nhiều gây suy hệ hô hấp
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bôi dầu gió hay hít dầu gió thường xuyên cũng khiến hệ hô hấp của trẻ bị suy yếu, dễ mắc bệnh, đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Việc làm dụng dầu gió bôi cho con cũng gây ra hiện tượng nhờn dầu, khiến dầu mất tác dụng và gây ra các tác hại.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên dùng dầu gió cho con trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đầy hơi, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp…
Ảnh minh họa
Trong dầu gió có chứa một số chất độc hại cho trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của dầu gió còn có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 – 11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.
Tùy vào lượng dầu nhiều hay ít, khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc.
Biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
Có thể gây hạ thân nhiệt
Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể. Do đó nếu trẻ bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp phải đặc biệt chú ý không nên dùng.
Ảnh minh họa
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu gió cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng các sản phẩm dầu gió dành riêng cho trẻ.
Hạn chế tối đa việc sử dụng với trẻ sơ sinh.
Tuyệt đối không để trẻ uống.
Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau. Nên lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.
Đau bụng, khó tiêu bôi vào vùng quanh rốn, còn nhức đầu bôi thái dương. Lưu ý khi bôi miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.
Trong một ngày không dùng quá hơn 3 – 4 lần; không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Trường hợp mắc bệnh mãn tính, khi dùng cần có sự tư vấn của các bác sỹ.
Lỗi sai be bét và những hiểu lầm khi cai sữa khiến bé còi, chậm lớn lại còn hay ốm
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho bé bú sữa đến năm bé 1 tuổi là có thể cai sữa. Vậy quan niệm này là đúng hay sai?
Sữa mẹ không chỉ bổ dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cho bé nhưng đến độ tuổi nhất định bé sẽ cần cai sữa. Tuy nhiên, một số hiểu lầm và lỗi sai khi cai sữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Sai lầm 1: Nên cai sữa khi bé được 1 tuổi
Nhận định này được các bà mẹ truyền tai nhau rộng rãi. Hầu hết, các bà mẹ đều nghĩ rằng khi tròn 1 tuổi, con đã có thể ăn dặm được nhiều thứ và đã đến thời điểm để mẹ cai sữa cho con. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi nếu có điều kiện.
Sai lầm 2: Sau khi mẹ có kinh nguyệt, sữa mẹ bị "nhiễm độc"
Một số người cho rằng, sau khi người phụ nữ có kinh, sữa mẹ không còn tốt, giàu chất dinh dưỡng như trước nữa. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Sau khi có kinh nguyệt trở lại, sữa mẹ không hề thay đổi về thành phần và chất dinh dưỡng nên mẹ có thể yên tâm cho con bú.
Sai lầm 3: Khi cai sữa cần cách ly mẹ và con
Nhiều bậc cao niên thường khuyên rằng khi cai sữa cho con, bé cần cách ly với mẹ để không muốn bú sữa nữa. Tuy nhiên, việc đột ngột phải rời xa mẹ khiến bé cảm thấy bất an, lo lắng, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và lâu dần sẽ gây trở ngại tâm lý cho trẻ.
Sai lầm 4: Dùng ớt hoặc dầu gió để dọa trẻ
Nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau rằng hãy bôi một số thức dễ gây kích ứng lên núm vú như ớt, dầu gió... để khiến trẻ sợ, không dám bú mẹ nữa. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nhất định với trẻ, không có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng của bé, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé.
Cai sữa cũng là một trải nghiệm trong cuộc đời của trẻ. Các mẹ hãy chọn thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ. Mẹ không nên cai sữa cho bé khi bé mọc răng hoặc bị rối loạn tiêu hóa vì lúc này sức đề kháng của trẻ rất yếu. Hãy cai sữa khi cảm thấy cả mẹ và con đều sẵn sàng cho "cuộc chia ly" này.
Mẹo làm trị các vết bầm tím trên da nhanh và hiệu quả nhất Những vết bầm tím do các bạn bất cẩn hay bị va phải khiến cho cơ thể cứ bị sưng tấy lên. Vết bầm tím trên da có thể tan nhanh chỉ bằng một số phương pháp vô cùng đơn giản dươi đây. Meo tri cac vêt bâm tim nhanh va hiêu qua Trong cuộc sống hàng ngày bạn đã không ít lần...