Tác hại đáng sợ của ăn mướp đắng, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân
Mướp đắng là loại quả được ưa chuộng vào mùa hè nắng nóng. Người ta xào, hấp, chần, ăn sống… mà không biết đến tác hại đáng sợ của nó.
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là loại quả dùng ăn như rau được nhiều người ưa thích. Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp…
Mướp đắng là loại quả dùng như rau được ưa chuộng vào mùa hè. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, loại quả này cũng sở hữu một số mặt trái nếu dùng quá nhiều mà ít người biết.
Kích thích sẩy thai
Quan niệm kiêng mướp đắng qua khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều mướp đắng. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn mướp đắng.
Gây tan máu
Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, có khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Nếu đang mong có con, bạn cần loại mướp đắng khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Dùng mướp đắng liên tục liều cao thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Nên hạn chế cho trẻ ăn những món chế biến từ mướp đắng.
Video đang HOT
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
Cồn ruột
Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Hạn chế tối đa việc ăn mướp đắng sống. Ảnh minh họa
Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Hạ đường huyết đột ngột
Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.
Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn mướp đắng.
Những 'đại kỵ' khi ăn mướp đắng không phải ai cũng biết
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, Tuy nhiên không phải ai ăn mướp đắng cũng 'lành', thậm chí khi kết hợp mướp đắng với một số thực phẩm 'đại kỵ' còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y khổ qua có vị đắng, tính hàn; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg).
Không kết hợp khổ qua với tôm
Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Vậy liệu rằng vị đắng của khổ qua có thể bị giảm bớt khi nấu chung với tôm hay không?
Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.
Ảnh minh họa: Internet
Không uống trà xanh sau khi ăn khổ qua
Ăn món có chứa khổ qua, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới uống nước trà, không nên uống nước trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn sẽ bị tổn hại đấy.
Đừng nhầm lẫn với trà khổ qua nhé, vì trà khổ qua làm hoàn toàn từ khổ qua sấy khô chứ không phải từ lá trà xanh.
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.
Không ăn khổ qua với sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn mướp đắng
Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn khổ qua, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều.
Những người bị thiếu canxi
Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em.
Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene.
Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn sau khi ăn mướp đắng.
Ngoài ra, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người vừa phẫu thuật
Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng có thể là 'thuốc độc' với những bệnh này Mướp đắng rất tốt, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai ăn cũng tốt. Thậm chí với một số trường hợp, ăn mướp đắng còn có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internert Tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe Làm đẹp da Tất cả món ăn và nước uống từ...