Tác hại của việc đặt cây thông Noel trong nhà
Nhiều gia đình vô tư đặt cây thông Noel trong nhà mà quên mất rằng đây là loại cây tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
Sẽ thật thiếu sót nếu như trong ngày lễ giáng sinh không có cây thông Noel. Thế nên, có thể dễ dàng nhận thấy nhiều gia đình bắt đầu rục rịch bày biện cây thông nhằm mang lại không khí Giáng Sinh cho ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết bạn đừng trang trí cây thông noel thật trong nhà bởi bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải một hội chứng rất khó chịu, mang tên: Hội chứng cây thông Noel (Christmas tree syndrome).
Cây thông Noel đặt trong nhà không tốt với những người mắc bệnh hen suyễn.
Các chuyên gia đến từ Tổ chức Hen suyễn Anh Quốc cho biết mỗi năm, có khoảng 300 người phải nhập viện vào mỗi mùa Giáng Sinh, với những triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mũi, khó thở, đau ngực và ho thành tiếng. Đó cũng là những triệu chứng của “Hội chứng cây thông Noel”. Theo bác sĩ Andy Whittamore, nguyên nhân là vì các loại nấm sống ký sinh trên cây thông.
“Mỗi ngôi nhà đều có rất nhiều nấm, ít người biết rằng nấm mốc cũng sinh sống một cách tự nhiên trên cây thông. Tình trạng còn tệ hơn nếu ngôi nhà có hệ thống sưởi. Một bầu không khí ấm áp sẽ giúp nấm mốc phát triển nhanh, dễ gây dị ứng hơn”.
Nguy hiểm hơn, nếu như nhà bạn có người bị hen suyễn thì bạn không nên để cây thông tươi trong nhà. Theo rất nhiều bài báo và nghiên cứu trong thập kỷ qua thì cây Giáng sinh là một “ổ” nấm mốc có thể tàn phá đường hô hấp của chúng ta và làm hỏng giây phút vui vẻ của kì nghỉ lễ.
Các bào tử nấm mốc trở nên nguy hiểm khi chúng đạt đến một mức độ nhất định, chúng có thể khiến những người dị ứng bị hen suyễn hay gặp các triệu chứng tồi tệ hơn.
Các chuyên gia đã phân tích 28 mẫu cây thông Noel và phát hiện ra tới 53 loài nấm. Trong đó, 70% có khả năng gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, mệt mỏi, ngạt mũi… Một số thậm chí còn gây hại cho phổi và phế quản.
Tất nhiên, hệ miễn dịch mỗi người mỗi khác. Nếu như bạn và những người trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn, hoặc có cơ địa nhạy cảm, có lẽ nên cân nhắc chuyển sang sử dụng cây thông Noel bằng nhựa để tận hưởng một mùa Giáng sinh trọn vẹn.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào có thể gây mủ bên trong dịch kính dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng viêm màng bồ đào lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhẹ như đau mắt đỏ.
Phân biệt đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào rất quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Video đang HOT
Tại sao lại có nhiều người nhầm lẫn đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào đến vậy? Đơn giản là do chúng có một số triệu chứng tương tự nhau như đỏ và mờ mắt.
Giai đoạn đầu các triệu chứng của viêm màng bồ đào chưa rõ ràng nên việc bị nhầm lẫn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hậu quả của việc này là khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất khiến tình trạng bệnh nặng hơn, và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù bị bệnh viêm màng bồ đào nhưng nhiều người nghĩ rằng mình bị đau mắt đỏ và tự ý sử dụng thuốc điều trị. Điều này khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Phân biệt đau mắt đỏ với viêm màng bồ đào là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phác đồ điều trị của người bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt.
Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có nhiều điểm giống nhau về nguyên nhân, triệu chứng bệnh - Ảnh: Internet
1. Điểm giống nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là bệnh lý viêm nhiễm một trong ba vị trí mống mắt nằm phía trước, thể mi nằm ở giữa hoặc màng mạch nằm trong cùng của màng bồ đào. Còn đau mắt đỏ là do tình trạng viêm kết mạc. Mặc dù đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào vẫn có những điểm chung nhất định.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Về nguyên nhân gây bệnh, đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên căn nguyên gây bệnh viêm màng bồ đào phức tạp hơn đau mắt đỏ. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến là:
- Viêm nhiễm do các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Các tác nhân này tấn công vào màng bồ đào gây nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp này thường xảy ra sau phẫu thuật nhãn khoa.
- Cơ thể bị nhiễm độc do thức ăn, hóa chất.
- Viêm màng bồ đào do tự miễn hoặc các chấn thương trực tiếp vào mắt.
- Bị viêm thứ phát sau các bệnh lý toàn thân như collagenose, da liễu, sarcoidose, Behcet, các bệnh về máu.
- Bệnh viêm màng bồ đào chưa rõ nguyên nhân.
1.2. Đối tượng, triệu chứng của bệnh
Đối tượng bị bệnh cũng là một trong những điểm giống nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào.
Cả hai đều là bệnh lý về mắt có tỷ lệ bắt gặp cao trên thế giới. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ bệnh nhân nào, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó cả đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào đều có khả năng tái phát cao khi gặp điều kiện thích hợp.
Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có những triệu chứng tương tự như đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt và nhìn mờ.
Cảm giác nhìn mọi vật qua màn sương thường gặp ở viêm màng bồ đào trước. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt giống đau mắt đỏ.
Đỏ mắt là triệu chứng thường thấy ở đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào - Ảnh: Internet
2. Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào khác nhau như thế nào?
So với đau mắt đỏ thì viêm màng bồ đào nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Căn bệnh này nếu không được điều trị phù hợp có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Để phân biệt đau mắt đỏ với viêm màng bồ đào chúng ta phải dựa vào những điểm khác biệt của chúng.
Theo PGS. TS Trần An - PGD. Bệnh viện Mắt Trung Ương thì: "Khi đau mắt đỏ vùng rìa của lòng đen không bị đỏ. Còn với viêm màng bồ đào thì lòng đen cũng bị đỏ. Dấu hiệu này còn được gọi là cương tụ rìa".
Một triệu chứng đặc trưng khác của viêm màng bồ đào là người bệnh bị đau nhức mắt, có thể kèm theo tăng nhãn áp. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng này để phân biệt với đau mắt đỏ thông thường giúp điều trị hiệu quả.
Một điểm khác biệt nữa là bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch. Còn viêm màng bồ đào thì không lây lan.
Bên cạnh đó bệnh đau mắt đỏ rất ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại viêm mang bồ đào thì hoàn toàn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng thị lực và gây mù loà.
Một số biến chứng có thể gặp như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm dạng nang, teo nhãn cầu,...
Trên đây là các điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào. Tuy nhiên cách phát hiện bệnh tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác.
Viêm màng bồ đào có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt - Ảnh: Internet
3. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào hoàn toàn khác biệt. Với đau mắt đỏ bạn có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau 7 - 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Còn viêm màng bồ đào thì không. Quá trình điều trị viêm màng bồ đào phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh.
3.1. Điều trị đau mắt đỏ
Để chữa đau mắt đỏ bạn có thể áp dụng một số phương pháp tức thời như: Đắp khăn ấm cho mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và đắp khăn lạnh. Đây là các biện pháp giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho mắt. Từ đó làm giảm các triệu chứng ngứa, đau mắt tức thời giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó để điều trị đau mắt đỏ lâu dài người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Giữ gìn vệ sinh mắt và cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan.
3.2. Điều trị viêm màng bồ đào
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm màng bồ đào nói chung phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng như: Thuốc chống viêm steroid dạng uống, nhỏ mắt hoặc tiêm. Thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng virus và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.
- Phương pháp điều trị bằng nội khoa với viêm màng bồ đào trước. Điều trị bằng ngoại khoa với các trường hợp bệnh diễn biến xấu hơn, viêm nhiễm nặng hoặc tái phát đi, tái phát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thị lực. Một số trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả phải can thiệp bằng phẫu thuật.
4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính do các tác nhân bên ngoài gây ra nên chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học...
Ngược lại viêm màng bồ đào là bệnh do tự miễn rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn. Ăn chín, uống sôi, không ăn các món gỏi, sống để tránh nhiễm ấu trùng giun sán.
Ngoài ra tuyệt đối không rửa mặt bằng nước bị ô nhiễm. Đeo kính khi tiếp xúc với môi trường khói, bụi. Tránh các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào bạn cần biết. Để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thủ phạm khiến người phụ nữ chảy nước mắt suốt một năm Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán nữ bệnh nhân bị mộng mắt độ III. Bệnh này thường gặp ở người làm việc nhiều dưới ánh sáng mặt trời. Nữ bệnh nhân 47 tuổi (địa chỉ tại Sơn Dương, Tuyên Quang) đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng mắt trái cộm đỏ, chảy nước mắt liên...