Tác hại của việc ăn no dưa hấu
Có một số thành phần trong dưa hấu có thể gây ra các phản ứng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ của trái cây rất được ưa chuộng này.
Rối loạn đường ruột: Dưa hấu giàu chất lycopene. Vì vậy, nếu ăn nhiều dưa hấu, bạn có thể bị buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy , nôn mửa,… Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn ở người cao tuổi, vì hệ thống tiêu hóa có xu hướng suy yếu đi theo tuổi tác.
Rối loạn tim mạch: Dưa hấu chứa hàm lượng kali lớn. Tiêu thụ thực phẩm giàu kali với số lượng lớn có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch như nhịp tim bất thường, ngưng tim… Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát hoạt động và hệ thần kinh của cơ thể.
Không tốt cho bệnh tiểu đường: Khi một cơ thể kháng insulin thì mức đường trong máu có xu hướng ở lại trong máu. Nó không xâm nhập vào các tế bào của cơ thể. Khi có sự thiếu hụt glucose trong tế bào, thì sẽ có thêm một lượng insulin được sản xuất.
Video đang HOT
Cả máu và đường đều tồn tại trong máu, có thể ảnh hưởng đến mức triglyceride trong cơ thể. Dưa hấu, đầy chất đường tự nhiên, có thể làm tăng mức đường trong cơ thể. Đó là lý do tại sao người bệnh tiểu đường nên tránh ăn dưa hấu.
Tụt huyết áp: Ăn dưa hấu quá nhiều có thể dẫn đến huyết áp thấp. Nếu một người bị huyết áp thấp, tốt nhất là không ăn dưa hấu dưới mọi hình thức.
Dị ứng: Ăn dưa hấu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Nó có thể là phát ban nhẹ hoặc nghiêm trọng, sốc phản vệ và sưng phù mặt. Những người bị dị ứng với cà rốt, cao su và dưa leo có nhiều khả năng dị ứng với dưa hấu.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng gây nhiều biến chứng cho phụ nữ mang thai. Ăn một lượng lớn dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dưa hấu.
Một số nghiên cứu cho rằng ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây bất lực và rối loạn cương dương ở nam giới.
Mệt mỏi: Nếu chức năng của thận yếu, làm giảm thanh lọc và bài tiết chất độc hại ra ngoài thì khi ăn nhiều dưa hấu quá mức có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì nó có thể dẫn đến tăng lượng máu. Điều này có thể làm trầm trọng hơn sự sưng tấy, phù nề cũng như dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.
Hải Yến
Theo VOV.VN
Tại sao ngủ trong xe ô tô đóng kín cửa lại tử vong?
Nếu lượng CO2 ngay lập tức làm đầy trong xe có thể gây chết người chỉ trong 2-3 phút. Trường hợp nồng độ O2 trong không khí giảm, CO2 tăng tới ngưỡng gấp đôi bình thường, nạn nhân có biểu hiện choáng, khó thở, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim và tử vong.
Mới đây, Giám đốc một công ty khi đi làm về nhà đã khuya nên bật điều hòa và ngủ trên xe ô tô. Sáng hôm sau, gia đình thấy xe ô tô đỗ trước nhà, chạy ra thấy người này đã tử vong. Theo kết luận điều tra, nguyên nhân cái chết là do vị giám đốc đóng kín cửa xe, nổ máy, chạy điều hòa. Nhiều người đặt câu hỏi, ngủ trong ô tô đóng kín cửa nguy hiểm như thế nào mà người này lại tử vong.
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa (ĐH Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ngủ trong bất kỳ chỗ kín nào quá hẹp đều nguy hiểm.
Theo PGS. Côn, nếu ngủ trong chỗ hẹp hoặc trong ô tô lại đóng kín cửa thì không khí không lưu thông được. Trong khi đó, khi ngủ con người hít khí Oxy (O2) và thở ra khí Cacbonic (CO2). Nếu nồng độ Oxy trong không khí giảm, CO2 tăng tới ngưỡng gấp đôi bình thường, nạn nhân có biểu hiện choáng, khó thở, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim và tử vong. Đặc biệt, nếu lượng CO2 ngay lập tức làm đầy trong xe có thể gây chết người chỉ trong 2-3 phút.
Ngủ trong xe ô tô đóng kín cửa dễ bị hôn mê
Với ô tô, một số xe đời mới có chế độ cài đặt tự động. Sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Nhưng với xe đời cũ không có chế độ tự động, việc lấy gió trong thực chất chỉ làm lạnh không khí trong xe mà không điều hòa không khí giữa bên trong và ngoài. Vì thế, khi ngủ trong ô tô, phải mở hé cửa kính để đảm bảo sự lưu thông không khí mà không làm ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Điều này giúp tránh rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, điều hòa trong xe gặp sự cố và chống trộm khi chủ xe ngủ say, tránh bị lịm dần và chết ngạt trong khi ngủ.
PGS.Côn khuyến cáo, nếu ô tô đậu ngoài đường có thể chạy điều hòa chế độ lấy gió ngoài. Nếu nạn nhân bị ngạt khi ở trong ô tô, nếu người nhà phát hiện cần nhanh chóng giải cứu nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc và đưa tới BV để cấp cứu, hạn chế di chứng. Nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Trong trường hợp bản thân người đang ở trong không gian kín như ôtô trong vụ việc trên, nếu cảm thấy khó thở, hơi choáng thì nên mở cửa xe và ra ngoài ngay.
Theo phunuvietnam.vn
Những thực phẩm giải nhiệt, là 'thần dược' cho ngày nắng nóng Trời nóng luôn tạo cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Bạn cần giảm thức ăn giàu năng lượng, nhất là dầu mỡ và đường bột vì tạo nhiều năng lượng làm cơ thể thấy nóng hơn. Thay vào đó, tăng cường ăn hoa quả và uống nhiều nước.Chọn hoa quả tươi, thành phần có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh...