Tác hại của nhuộm tóc: Có thể gây ung thư máu, ung thư bàng quang
Nhuộm tóc giúp bạn trẻ trung hơn, hiện đại hơn, ở một số người, nhuộm tóc còn giúp che đi phần tóc bạc, do vậy đây là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tác hại của nhuộm tóc có thể khiến bạn đến gần nguy cơ mắc ung thư hơn.
Đa số phụ nữ hiện đại đều có xu hướng nhuộm tóc để giúp mình trông xinh hơn, tự tin hơn và thời thượng hơn. Tuy nhiên, việc nhuộm tóc cũng có một số tác hại mà trước đây nhiều chuyên gia đã cảnh báo, điển hình nhất là gây bệnh ung thư. Tác hại của thuốc nhuộm tóc cụ thể có những gì, mời chị em đọc bài phân tích dưới đây.
Tác hại của thuốc nhuộm tóc
1. Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Không chỉ một mà rất nhiều nghiên cứu đaz chỉ ra tác hại của thuốc nhuộm tóc lên người đó là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể đó là – Ung thư bàng quang: Tác hại của thuốc nhuộm tóc tác động trực tiếp trên những người thợ nhuộm tóc là sự gia tằn nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác hại này lên những người nhuộm tóc.
- Ung thư máu, ung thư hạch: Tác hại của nhuộm tóc dễ thấy nhất là tác động lên tế bào máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tần suất nhuộm tóc liên tục trong năm có nguy cơ cao mắc ung thư hạch- Một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Ung thư vú và các loại ung thư khác: Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.
2. Tác hại của nhuộm tóc lên mắt và da đầu
Một số loại thuốc nhuộm tóc có tác động trực tiếp lên mắt và da đầu. Gây kích ứng đỏ mắt, có trường hợp bị mù mắt do thuốc nhuộm tóc. Đối với da đầu, thuốc nhuộm còn dễ khiến da đầu bị ngứa, châm chích như kiến đốt, lâu dần khiến da đầu bị yếu và nhạy cảm.
3. Rối loạn nội tiết tố
Video đang HOT
Một số loại thuốc nhuộm tóc có chứa alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất hóa học này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
4. Ảnh hưởng đến thai nhi
Tác hại của nhuộm tóc còn đặc biệt nguy hiểm với sức khoẻ thai nhi. Những người phụ nữ chuẩn bị mang thai có nguy cơ ung thư lớn hơn gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc. Người đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên nhuộm tóc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Làm tóc xơ rối và dễ gãy
Ngoài tác động lên sức khoẻ thì tác hại của nhuộm tóc còn biểu hiện trên chính mái tóc của bạn. Người thường xuyên nhuộm tóc sẽ có mái tóc yếu, dễ gãy rụng và cũng khô xơ hơn Các hoá chất trong thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng nhiều đến độ ẩm của tóc, tách lớp mô, lớp vỏ làm chúng trở nên khô rối hơn. Giải pháp để bạn có thể xử lý được mái tóc xơ và dễ gãy đó là cắt bỏ phần hư tổn.
Hướng dẫn làm giảm thiểu tác hại của nhuộm tóc
- Không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn thời gian chỉ định. Sau khi nhuộm, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh rụng tóc.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì, chú ý một số thành phần trong thuốc nhuộm
- Mang găng tay, khẩu trang khi nhuộm tóc, hạn chế làm nóng tóc, sấy, là, không nên nhuộm lại quá sớm, nên nhuộm từ 6 tháng -1 năm/1 lần. Việc nhuộm thời gian gần nhau khiến tổn thương tóc và da dầu. Trước khi nhuộm, cần kiểm tra dị ứng da với sản phẩm nhuộm tóc.
Hầu như tất cả các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các hướng dẫn để thực hiện kiểm tra dị ứng áp da. Hãy đảm bảo rằng thợ làm tóc cũng đã có những kiểm tra đối với tóc của bạn trước khi thực hiện. Không bao giờ được sử dụng thuốc nhuộm lông mày hoặc lông mi.
FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã có ban hành lệnh cấm việc sử dụng thuốc nhuộm tóc cho lông mi và lông mày ngay cả trong các tiệm làm tóc. Thuốc nhuộm lông mi và lông mày thể gây sưng hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng xung quanh hoặc trong mắt của bạn dẫn đến mù lòa.
- Nên lựa chọn thuốc nhuộm quen dùng, uy tín, có thành phần từ thiên nhiên, khoảng cách giữa 2 lần nhuộm không nên quá gần nhau, tránh thuốc nhuộm chạm vào chân tóc.
- Tránh để hóa chất nhuộm tóc bắn vào da mặt, tai, cổ, đặc biệt là mắt hoặc mũi. Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc. Thường xuyên dưỡng tóc. Chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…).
Nhuộm tóc liên tục trong 16 năm, chàng trai 36 tuổi hối hận khi phát hiện ung thư da! Nhuộm tóc có thực sự gây ung thư?
Li Mou, 36 tuổi, yêu thích kiểu tóc đủ màu sắc, vì vậy anh đã nhuộm tóc mỗi năm một màu trong 16 năm. Khi nhận được chẩn đoán bị ung thư, Li Mou mới cảm thấy hối hận.
Trong lúc khóc hối hận về thói quen nhuộm tóc, Li Mou cũng tự trách mình. Nhiều người thuyết phục anh nhuộm tóc ít hơn, nhưng anh không nghe. Đến nay, khi phát hiện ung thư, đã quá muộn để hối tiếc vì anh đã không chú ý đến sức khỏe.
Về mặt điều trị, epirubicin hydrochloride (Litron) là thuốc chống ung thư phổ rộng anthracycline được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng. Cấu trúc hóa học của nó có thể làm giảm độc tính và tăng cường hiệu quả chữa trị ung thư da.
Li Mou (36 tuổi, Trung Quốc), nhuộm tóc liên tục trong 16 năm dẫn đến bị ung thư da.
Trong cuộc sống hàng ngày, có 2 nhóm người sẽ có ý định nhuộm tóc, một người là người trung niên, người già, họ muốn nhuộm tóc trắng thành tóc đen, tuy nhiên, số lượng người thuộc nhóm này chỉ chiếm 40%. Chiếm khoảng 60% còn lại là người trẻ, những người thích theo đuổi thời trang và hy vọng nhuộm tóc đen thành những màu sắc bắt mắt, hợp thời. Ngày càng có nhiều người trẻ nhuộm tóc.
Đúng hay sai về chuyện nhuộm tóc gây ung thư?
Muốn trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu từ nguồn gốc của thuốc nhuộm tóc! Thuốc nhuộm tóc được chia thành 3 loại phổ biến: có nguồn gốc từ thực vật, có chứa thành phần gốc kim loại và có chứa các chất oxy hóa.
Trong đó, thuốc nhuộm tóc có chứa chất oxy hóa có ưu điểm là hiệu quả nhuộm tốt, thời gian giữ màu lâu dài và có nhiều màu cho bạn lựa chọn nên nó được mọi người vô cùng yêu thích, là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
1. Thuốc nhuộm tóc từ thực vật
Các chất tạo màu tóc từ thực vật tự nhiên chủ yếu sử dụng các sắc tố thực vật tự nhiên làm nguyên liệu, hỗ trợ việc nhuộm tóc thông qua các phương pháp vật lý hoặc một lượng rất nhỏ các phương pháp hóa học.
Ví dụ, thành phần chính của sắc tố gallnut là tannin gallnut, chứa một số lượng lớn các nhóm hydroxyl phenolic trong phân tử, sau khi tạo phức với các ion kim loại khác nhau, nó có thể tạo ra màu xám, nâu, đen và các màu khác nhau. Hay hematoxylin dưới tác dụng của các ion kim loại, nó cũng có thể hiển thị các màu khác nhau như nâu, vàng, đen và đỏ.
Vì có nguồn gốc từ thực vật, loại thuốc nhuộm tóc này ít độc hoặc thậm chí không độc.
2. Thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần gốc kim loại
Chì acetate là thành phần gốc kim loại trong thuốc nhuộm tóc duy nhất được FDA Hoa Kỳ phê duyệt. Chỉ khi có đủ các ion kim loại trong tóc, hiệu ứng màu nhuộm mới có thể đạt được hiệu quả, do đó nó cũng dễ gây ra sự tích tụ và nhiễm độc kim loại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu sử dụng loại thuốc nhuộm này thường xuyên.
3. Thuốc nhuộm tóc oxy hóa
Năm 1863, sự tổng hợp thành công p-phenylenediamine (PPD) là một bước tiến lớn trong lịch sử nhuộm tóc của con người. Tuy nhiên, PPD lần đầu tiên được xác định là một chất gây dị ứng mạnh vào năm 1939. Nó có độc tính nhất định và có thể gây dị ứng da, phù nề và thậm chí thiếu máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ngộ độc.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian giữa hai lần nhuộm không nên quá ngắn. Tốt nhất không nên nhuộm tóc quá hai lần một năm.
Ngày 27/10/2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách sơ bộ các chất gây ung thư. PPD nằm trong danh sách chất gây ung thư loại 3, thấp hơn thuốc lá, aflatoxin, trầu cau...
Như vậy, có thể kết luận rằng nhuộm tóc có nguy cơ gây ung thư nếu bạn sử dụng thuốc nhuộm gốc kim loại và thuốc nhuộm oxy hóa quá thường xuyên.
Cô gái Sài Thành chia sẻ loạt trải nghiệm có thể bạn chưa biết về loại thực phẩm giữ dáng chuẩn: gạo lứt Mọi người thường ăn gạo lứt để giảm cân nhưng liệu bạn biết được bao nhiêu điều về chúng? Cùng cô nàng Thanh Vân khám phá đôi điều về gạo lứt từ chính kiến thức và kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết ra ngay sau đây nhé! Thanh Vân (tên đầy đủ là Trần Hữu Thanh Vân - 23 tuổi), hiện...