Tác hại của khoai lang tím ít ai ngờ tới
Khoai lang tím có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng với một số người đây là loại thực phẩm đại kỵ, vậy tác hại của khoai lang tím là gì?
Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là tác hại của khoai lang tím.
Tác hại của khoai lang tím
Những người bị bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Những người có hệ tiêu hóa không tốt thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang, vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi chướng bụng.
Khoai lang tím có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng với một số người đây là loại thực phẩm đại kỵ
Khó tiêu
Mọi người không nên ăn khoai sống bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể.
Video đang HOT
Đầy hơi
Khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Tốt nhất không ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Bạn không nên ăn khoai lang buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém. Điều này sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Bạn nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bạn rất dễ bị xuất huyết dạ dày nếu kết hợp giữa khoai lang và quả hồng, vì ăn cùng nhau, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn.
Phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Bạn cần ghi nhớ những thông tin trên để tránh được các tác hại của khoai lang tím nhé.
Xôi ngon nhưng lại 'đại kỵ' với 5 nhóm người sau
Xôi, cơm nếp là món ăn sáng khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn xôi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xôi, cơm nếp là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng giúp tăng cân và giữ no lâu. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp ăn xôi. Dưới đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn xôi và cơm nếp dù thèm đến mấy.
Giá trị dinh dưỡng của xôi
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, xôi là món ăn truyền thống của Việt Nam được chế biến từ gạo nếp. Đây là loại gạo có hạt tròn, dẹt và độ dẻo cao hơn so với gạo thường. Với thành phần dinh dưỡng phong phú, xôi có thể được coi là một món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Tinh bột là thành phần chính của xôi và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ưu điểm của tinh bột là tạo ra cảm giác no lâu, giúp cơ thể cảm thấy đầy đặn và chắc bụng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người muốn kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân. Khi ăn xôi vào buổi sáng, chúng ta sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động hiệu quả và năng suất.
Ngoài ra, xôi cũng là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho cơ thể. Trong 100 gam gạo nếp có khoảng 2 gam chất đạm.
Chất đạm là thành phần cần thiết cho sự phát triển và duy trì của cơ thể. Chúng giúp hỗ trợ điều tiết hoạt động của cơ thể, cải thiện sức khỏe và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chất xơ là thành phần dinh dưỡng quan trọng khác trong xôi. Trong 100 gam gạo nếp, có khoảng 1 gam chất xơ không hòa tan. Chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể no lâu và bổ sung năng lượng cho ngày dài lao động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, khi cơ thể của họ đang phát triển và cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Xôi ngon nhưng không phải ai cũng có thể ăn được
Như vậy, xôi là món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe nhờ vào thành phần dinh dưỡng phong phú như tinh bột, chất đạm và chất xơ. Việc bổ sung xôi vào chế độ ăn hàng ngày là cách tốt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và giúp duy trì sức khỏe tốt.
Những người không nên ăn xôi
Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn xôi. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn xôi vì có thể gây hại cho sức khoẻ:
Người thừa cân, béo phì
Báo Lao động dẫn nguồn trang Baidu cho biết, do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng. Đặc biệt nếu bạn thường thích ăn xôi cùng các loại thức ăn kèm theo như trứng, thịt, xúc xích thì sẽ càng khiến tình trạng béo phì gia tăng. Do đó, những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn xôi.
Bệnh nhân tiểu đường
Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.
Người bị đau dạ dày
Ăn xôi vào buổi sáng càng khiến cho tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân do gạo nếp khi chế biến thành xôi sẽ khó tiêu, dễ khiến tình trạng tăng axit dạ dày xảy ra, dẫn tới trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.
Người cơ địa nóng, nhiệt
Báo Vietnamnet dẫn lời tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn, nhiệt miệng. Do đó, người nào có cơ địa nóng nên hạn chế món này.
Người sau mổ, ốm
Những người sau phẫu thuật nên tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ. Ngoài ra, người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ hạn chế ăn xôi buổi sáng.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn xôi, cơm nếp. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa xôi nhé.
Nguy hại lạm dụng thuốc giảm đau Việc dễ dàng mua thuốc giảm đau mà không cần toa thuốc hay chỉ định của bác sĩ đã khiến nhiều người vô tình rơi vào tình trạng nghiện thuốc giảm đau. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây tổn thương nội tạng, như xuất huyết dạ dày, suy thận và tuyến thượng thận; đối với tim mạch...