Tác giả ‘Nhật ký Vũ Hán’ bị chỉ trích ‘cõng rắn cắn… Trung Quốc’
Nhà văn Phương Phương bị cho là vẽ đường cho các nước khác ‘tấn công’ Trung Quốc bởi những câu chuyện có thật bà kể về Vũ Hán những ngày phong thành.
Nhà văn Phương Phương cho ra mắt cuốn nhật ký được viết trong thời gian Vũ Hán bị phong tỏa – trở thành đối tượng bị người dùng mạng xã hội chỉ trích. Cuốn sách chỉ được xuất bản bằng tiếng Anh và Đức. Phương Phương bị cáo buộc đóng góp vào làn sóng tiêu cực mà cả thế giới hướng tới Trung Quốc vì phản ứng chậm trễ của nước này với đại dịch Covid-19.
Nhà văn nổi tiếng người Vũ Hán bắt đầu kể lại chuỗi ngày cách ly, trong đó có cả những chỉ trích phản ứng của chính phủ. Bà viết vào ngày 31/1: “Bao nhiêu người đã chết ở Vũ Hán và gia đình họ bị hủy hoại? Nhưng cho tới giờ không có ai nói xin lỗi hay nhận trách nhiệm. Tôi còn thấy một người dùng cụm từ ‘chiến thắng tuyệt đối’. Họ đang nói về cái gì vậy?”.
Những con đường vắng vẻ ở Vũ Hán trong thời gian phong tỏa. Ảnh: EPA.
Video đang HOT
Bài viết của bà được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội ngay cả khi bị hệ thống kiểm duyệt thông tin xóa mất, theo tạp chí Diplomat đưa tin. Tài khoản Weibo của bà có hơn 3,8 triệu người theo dõi, bị xóa vào tháng 2 nhưng đã được khôi phục sau đó. Những bài viết của bà được tổng hợp thành một cuốn sách, chuẩn bị được Harper Collins xuất bản bằng tiếng Anh và Đức. Vì xuất bản sách bằng tiếng nước ngoài, Phương Phương bị cáo buộc “tạo điều kiện cho các nước khác tấn công Trung Quốc”.
Trung Quốc đang ở giai đoạn giữa của một chiến dịch truyền thông và ngoại giao với phương Tây để hồi phục lại danh tiếng sau phản ứng chậm trễ với dịch bệnh và những cáo buộc công bố số liệu thấp hơn thực tế.
Một người dùng Weibo viết: “Nhật ký Vũ Hán là một con dao được trao cho người nước ngoài. Đây là một viên đạn bắn thẳng vào người Trung Quốc”. Một người khác viết: “Người phụ nữ này chỉ viết bài trên trang blog nhỏ của bà ta và không biết tình hình chung trên cả nước ra sao. Có thể bà ta không thừa nhận mình không yêu nước, nghĩ rằng chúng ta cực đoan, nhưng trên thực tế bà ta chỉ là một bà cô già ngu ngốc”.
Trên Weibo, “Nhật ký Phương Phương” có 380 triệu lượt xem, 94.000 bình luận, 8.210 bài đăng. Trên Twitter, hashtag “Nhật ký Vũ Hán” chứa hàng trăm bài đăng chỉ trích.
Nhật ký Vũ Hán” của Phương Phương được phát hành bản tiếng Anh. Ảnh: QQ.
Li Yuan – nhà báo của tờ New York Times – cho biết: “Việc tấn công Phương Phương kịch liệt và đầy thù ghét đến mức chỉ xem cũng thấy đáng sợ. Phương Phương nói rằng việc này gợi nhắc cô về cuộc cách mạng văn hóa”.
Vào ngày 8/4, tờ báo nhà nước Trung Quốc bản tiếng Anh cho biết họ xấu hổ khi thấy Phương Phương được truyền thông phương Tây khen ngợi, trong khi bôi nhọ phản ứng của Trung Quốc trước dịch bệnh. Tự nhận mình là người quan sát, bài báo này cho rằng nhật ký của cô là chủ quan và chỉ phơi bày mặt tối ở Vũ Hán trong khi lờ đi nỗ lực của người dân địa phương và sự ủng hộ của cả nước.
Nhà văn Phương Phương, 65 tuổi, tên thật Uông Phương. Bà sinh ở Nam Kinh nhưng sống ở Vũ Hán từ năm hai tuổi. Năm 1978, bà theo học khoa Văn Đại học Vũ Hán. Sau khi tốt nghiệp, bà làm phóng viên, biên tập viên ở Đài truyền hình Hồ Bắc. Bà còn từng làm tổng biên tập tạp chí Contemporary Celebrities (Kim Nhật Danh Lưu).
Phong cách của Phương Phương là tiểu thuyết và tản văn. Năm 2012, tiểu thuyết Vạn kiếm xuyên tâm của bà được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên. Nội dung phim kể về cuộc đời một người phụ nữ Vũ Hán. Phương Phương là nguyên Chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Hồ Bắc, hiện là ủy viên Hội nhà văn Trung Quốc.
Huyền Anh
Lĩnh trái đắng vì truyền bá thông tin giả về virus Corona
Giới chức trách Thái Lan cho biết họ vừa bắt giữ 2 nghi phạm truyền bá tin tức giả mạo liên quan đến dịch Coronavirus.
"Chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng có rất nhiều tin tức sai lệch liên quan đến coronavirus mới và đang làm việc với Phòng Ngăn chặn Tội phạm Công nghệ (TCSD) để điều tra và bắt giữ những kẻ phạm tội", Bộ trưởng Thái Lan Buddhipongse Punnakanta xác nhận.
Ông nói thêm rằng, cảnh sát đã xác định được 15 nguồn tin tức giả lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội và mạng xã hội. "Sau khi điều tra, chúng tôi thấy rằng 6 trong số các nguồn đó đã vi phạm Đạo luật tội phạm liên quan đến máy tính 2560", ông Punnakanta cho biết. 2 trong 6 nghi phạm đã bị bắt giữ và buộc tội. Trong khi đó, 4 người còn lại chỉ bị cảnh cáo và phải ký vào đơn cam kết không tái phạm của cảnh sát.
Theo Đạo luật tội phạm liên quan đến máy tính 2560, việc đăng tải thông tin giả mạo thông qua máy tính có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sự an toàn công cộng hoặc có thể gây hoang mang cho công chúng.
Theo danviet.vn
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác". Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không...