Tác giả bộ sưu tập váy từ món ăn miền Tây được trao kỉ lục
Nhà thiết kế Minh Công, người sáng tạo ra bộ sưu tập váy từ các món ăn dân dã mới được trao kỷ lục là người đầu tiên trong nước sáng tạo thời trang từ ẩm thực miền Tây.
Bộ váy bánh xèo
Mới đây, nhà thiết kế Minh Công được Vietkings – Tổ chức kỷ lục Việt Nam – xác lập kỷ lục với bộ sưu tập (BST) váy độc đáo từ nhiều món ăn đơn giản, dân dã miền Tây như bánh bèo, bánh xèo, bánh ướt ngọt… Chiều nay 16/11, đại diện tổ chức sẽ trao bằng kỷ lục cho nhà thiết kế 9x tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (quận Bình Thạnh, TP HCM), với sự góp mặt của nhiều đồng nghiệp làng mẫu.
Nguyễn Minh Công đã chia sẻ sự bất ngờ khi nhận danh hiệu. Anh cho biết: “Những tháng về quê ở Vĩnh Long tránh dịch, nhân lúc rảnh rỗi, tôi lên ý tưởng và thực hiện, được bố mẹ phụ giúp, không ngờ được khán giả và nhiều đồng nghiệp trong giới ủng hộ. Đây là động lực để tôi thêm gắn bó với nghề”.
BST được Minh Công đưa lên mạng xã hội hồi cuối tháng 9. Lúc đó, do nhớ nghề vì nghỉ dịch trong thời gian dài, anh lên ý tưởng ra BST thời trang từ các món ăn quen thuộc của miền Tây. 20 mẫu đầm được tạo kiểu từ các loại bánh xèo, bánh lá mít, tằm khoai mì, bánh bèo, bánh ướt ngọt, da lợn…
Đây là BST ngẫu hứng tên Fashion – Food | Mini Collection 2021, tận dụng đồ ăn để thiết kế. Minh Công từng chia sẻ: “Tôi dùng giấy cắt hình manơcanh và sau đó thiết kế đồ ăn lên trên đấy. “Phông nền” tôi tận dụng lá chuối để tạo sự gần gũi, vừa có màu sắc vừa giúp tôn lên các bộ trang phục của mình. Lá chuối một phần có tác dụng chống dính nên sẽ giúp bánh sau khi trang trí ăn cũng sẽ ngon hơn”.
Cách thức tạo mẫu thiết kế cũng hết sức độc đáo, như “Bộ đầm công chúa” màu trắng với phần cổ khoét sâu được nhà thiết kế Nguyễn Minh Công sử dụng nguyên liệu chính là lá mít và bột gạo. Lớp bột gạo sau khi được nhồi kỹ, lát thật mỏng lên từng lá mít và đem đi hấp chín sẽ tạo nên lớp gân trông như lớp vải voan họa tiết. Từng chiếc lá màu trắng ngà được xếp lớp xen kẽ tạo nên sự bồng bềnh.
Video đang HOT
“Váy dạ hội 5 tầng” với 5 màu sắc được tạo nên từ những sợi khoai mì dẻo dai với điểm nhấn là phần ombre chuyển từ đậm sang nhạt, tạo nên những sợi tua rua mềm mại.
Bộ váy chè sương sa hạt lựu
Hay bộ váy bánh xèo được làm từ lớp bánh xèo màu vàng ươm, giòn rụm tạo thành tùng váy với phần chân váy là màu xanh của xà lách, rau thơm. Giá đỗ tạo thành lớp tua rua màu trắng.
Những thiết kế trang phục từ món bánh đậm chất miền Tây khiến cộng đồng mạng thích thú và khao khát được thưởng thức.
Duy Hoàng - nhà thiết kế của giới rapper Việt
Big Daddy - Emily, Erik, Yanbi... yêu thích những thiết kế mang phong cách không thể trộn lẫn của Duy Hoàng.
- Anh đến với công việc thiết kế cho các rapper thế nào?
- Tôi có sở thích đi phượt. Mỗi chuyến đi với tôi là một trải nghiệm để trở thành chất liệu cho các bộ sưu tập. Phong cách thiết kế của tôi vì vậy mà cũng lấy cảm hứng từ những biker. Tôi muốn tạo nên những phom dáng mạnh mẽ, các đường cắt thời trang nhưng vẫn có tính ứng dụng cao, có thể mặc nhiều kiểu tùy theo mong muốn.
Rapper đầu tiên tôi làm việc cùng là Tony D., khi đó đang tham dự Rap Việt mùa một. Sự kết hợp của chúng tôi đã tạo nên hiệu ứng tốt, nhờ đó tôi có thêm nhiều khách hàng là giới nghệ sĩ, rapper hay DJ như vợ chồng Big Daddy - Emily, ca sĩ Erik, Yanbi, DJ Tilo... Ngoài ra, tôi cũng hợp tác thiết kế trang phục cho Cường Seven và các thành viên Spacespeakers.
NTK Duy Hoàng.
- Công việc thiết kế cho các rapper có gì thú vị?
- Tôi cảm nhận được giữa mình và các rapper có mối liên kết, đó là cuộc sống của mình cũng giống họ, tôn vinh sự tự do. Nhà thiết kế là một nghề "làm dâu trăm họ". Khi khách hàng đã bỏ tiền ra thì ai cũng phải khắt khe và khó tính. Với các rapper, họ có chất riêng với cái tôi rất cao, vì vậy để thỏa mãn được yêu cầu của họ thì luôn cần những mẫu mã thật khác người. Một khi đã đặt hàng thiết kế, họ không muốn bất cứ chi tiết nào dù nhỏ nhất, sẽ bị trùng lặp với những người trước đó. Hiểu được điều đó nên khi thiết kế, tôi luôn cố gắng để khi xem sản phẩm, khách hàng sẽ phải "wow" chứ không phải "cũng được".
Trước khi hợp tác với một rapper, tôi phải nghiên cứu và tìm hiểu những điểm nổi bật nhất của họ để có thể đưa chất riêng đó vào trong thiết kế, ví dụ như sở thích hay linh vật của từng người. Có một câu tôi luôn giữ trong đầu khi thiết kế là "muốn hơn người thì phải khác người".
Với công việc thiết kế đồ cho giới nghệ sĩ rap, underground cá tính mạnh, đặc thù là mỗi người có một vóc dáng riêng không chuẩn như người mẫu. Tất nhiên, trang phục dù độc đáo đến mấy, tôi cũng phải đảm bảo vóc dáng của người mặc sẽ được tôn lên. Tôi nhớ có lần làm đồ cho một nam rapper có vóc dáng rất nhỏ, đặc biệt là vòng eo thon hơn con gái. Nhiệm vụ của tôi là phải tạo ra một bộ cánh che khuyết điểm đó mà vẫn phù hợp thân hình.
Vợ chồng Big Daddy - Emily trong thiết kế của Duy Hoàng.
- Anh đặt cái tôi của mình vào trong các thiết kế như thế nào?
- Tôi là người khắt khe khi làm việc. Khi đưa sản phẩm cho khách hàng, tôi không muốn họ tự ý thay đổi thiết kế gốc. Nếu họ không hài lòng điều gì, tôi sẽ nghe những góp ý và sau đó làm ngược lại điều họ muốn, tất nhiên theo cách sẽ khiến họ phải trầm trồ. Quan điểm của tôi là nếu khách hàng tự làm được thì không cần đến nhà thiết kế, còn khi đã làm việc với nhau thì cần tôn trọng những gì nhà thiết kế làm ra. Tôi có thể bảo đảm sản phẩm mà họ nhận được sẽ rất xứng đáng với yêu cầu, công sức đôi bên.
Còn nếu khách hàng sử dụng lại thiết kế trong bộ sưu tập có sẵn, tôi muốn họ mặc theo cách riêng của mình chứ không bê nguyên những gì phối trước đó. Tôi muốn trang phục của mình có thể mặc theo nhiều cách khác nhau chứ không chỉ có một kiểu nhàm chán.
Khi trình diễn bộ sưu tập, tôi thích sử dụng nhạc rap cho người mẫu catwalk để thể hiện bản ngã sáng tạo và dấu ấn cá nhân của bản thân. Âm nhạc và thời trang tưởng như là hai khái niệm khác nhau nhưng khi kết hợp lại sẽ tạo nên sự bùng nổ, đặc biệt nếu biết tận dụng chất liệu âm nhạc để lồng ghép từng bộ trang phục.
- Quá trình anh tạo nên một thiết kế ra sao?
- Nghiên cứu ý tưởng là khâu quan trọng nhất để tạo nên một bộ trang phục. Trong thiết kế, cái đẹp đôi khi chính là sự phù hợp. Khi nghiên cứu kỹ nắm được nhu cầu, đặc điểm người mặc, bối cảnh, xu hướng...nhà thiết kế mới có thể tạo ra được sản phẩm thỏa mãn khách hàng.
Ví dụ với bộ sưu tập mới đây, tôi lấy cảm hứng từ tinh thần thích khám phá, mạo hiểm của giới trẻ nói chung và những con người đam mê leo núi nói riêng. Tôi đã phải thử rất nhiều chất liệu, bản phối màu để cuối cùng chọn tông chủ đạo là vàng, xanh lam, họa tiết camouflage hay họa tiết in lấy cảm hứng từ núi Everest mạnh mẽ vươn lên, kiên cường đón gió như tinh thần của người Việt trẻ.
Sau khâu nghiên cứu ý tưởng sẽ đến phần thiết kế, sketch (vẽ phác thảo, minh họa), lên mẫu rập (tạo ra những mảnh ghép rời trên giấy), xử lý chất liệu vải, lên mẫu mộc (mẫu sử dụng vải gần giống với vải chính), sửa chữa các lỗi phom dáng, hoàn thiện mẫu mộc và cuối cùng mới mới bắt tay vào sản phẩm chính thức.
Đó là còn chưa kể tới các khâu sau thiết kế như kế hoạch làm truyền thông, lên concept chụp hình, tìm người mẫu, êkíp chụp, địa điểm... Để có được một bộ sưu tập ra mắt, không hề đơn giản.
Erik diện trang phục Duy Hoàng.
- Nhiều người cho rằng thời trang phong cách rap là "dị". Quan điểm của anh thế nào?
- Thời trang ứng dụng tiếp cận nhiều khách hàng hơn, phục vụ nhiều đối tượng hơn nên dễ bán, trong khi đó đồ nghệ thuật thường bị đánh giá dưới cài nhìn khắt khe. Tuy nhiên với tôi, đồ nghệ thuật mang giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời có thể thỏa mãn được sáng tạo của nhà thiết kế. Thông qua những trang phục đó, nhà thiết kế có thể truyền tải câu chuyện của riêng mình. Nếu như ai hiểu được những điều đó, chắc chắn sẽ rất thích.
Dù có đối tượng khách hàng ổn định, thực tế đôi lúc tôi cũng phải đối diện với sự từ chối của khách hàng. Nhiều lúc họ không hiểu được những gì tôi muốn gửi gắm trong thiết kế, nhưng càng như vậy tôi lại càng cố gắng để thể hiện bản thân và làm cho khách hàng hài lòng. Với mỗi thiết kế, tôi đều sử dụng chất liệu vải, kim chỉ, phụ kiện loại tốt nhất. Một thiết kế độc đáo, độ hoàn thiện tinh xảo, có rất nhiều câu chuyện để kể về nó thì không chỉ dừng lại là một trang phục đơn thuần nữa, mà là một giá trị tinh thần khiến người mặc phải tự hào.
NTK Duy Hoàng tên thật là Hoàng Quang Duy, sinh năm 1998 tại Phú Thọ. Anh tốt nghiệp khoa Thiết kế Thời trang, Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội LCDF. Năm 2020, Duy Hoàng từng trình diễn bộ sưu tập tại Aquafina Vietnam Fashion Week 2020. Các thiết kế của Duy Hoàng được nhiều rapper, DJ Việt yêu thích như: Big Daddy - Emily, Erik, Yanbi, Gizmo, Tony D, DJ Trần Phi Thành, DJ Tilo...
Thời trang hậu tận thế trong 'Dune' Bộ stillsuit trong "Dune" mang phong cách hậu tận thế, được mô tả trong tiểu thuyết là có thể lọc nước tiểu thành nước sạch. Dune (Xứ Cát) ra mắt ấn tượng tại phòng vé khắp thế giới hồi tháng 10. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Frank Herbert. Tác phẩm theo chân thiếu niên Paul Atreides...