“Tắc” đường về ăn Tết
Cận Tết, gặp bất kỳ công nhân ở KCN, KCX nào, người ta thường hỏi nhau hai câu: “Thưởng Tết được nhiều không?” Tiếp theo mới là “có về quê ăn Tết không?”. Những người “trong cuộc” sẽ biết, hai câu hỏi ấy tuy hai mà một.
Từ lâu, thưởng Tết đã trở thành “một phần tất yếu của ngày Tết”. Đến hẹn lại lên, cứ năm hết Tết đến câu chuyện thưởng Tết lại trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều người.
Với công nhân, việc thưởng Tết còn được trông ngóng nhiều hơn bởi nó liên quan đến chuyện có được về quê ăn Tết với gia đình sau một năm mưu sinh xứ người.
Cận Tết, gặp bất kỳ công nhân ở KCN, KCX nào, người ta thường hỏi nhau hai câu: Thưởng Tết được nhiều không? Tiếp theo mới là có về quê ăn Tết không? Những người “trong cuộc” sẽ biết, hai câu hỏi ấy tuy hai mà một. Nếu cuối năm không có thưởng Tết, hay chỉ được vài đồng thì ước mơ được về quê ăn Tết với gia đình sẽ tiếp tục gác lại đến mùa Xuân… sang năm.
Cho đến lúc này, mọi thứ có vẻ đã an bài. Thì đây, công bố từ các doanh nghiệp cho thấy mức thưởng Tết năm nay, mức thưởng cao nhất năm nay là 8,2 tỉ đồng (thuộc về một doanh nghiệp tại TPHCM), tiếp đó là những mức 1,1 tỉ đồng, 700 triệu đồng, 100 triệu đồng, 70 triệu đồng…
Video đang HOT
Nhiều công nhân mong tiền thưởng tăng để có cái Tết ấm áp hơn. Ảnh: Internet
Tiền thưởng một cái Tết của người này bằng số tài sản mơ ước phấn đấu cả đời của người khác. Trong khi có những người lĩnh tiền thưởng Tết lên tới 8, 9 con số, thì rất nhiều người, trong đó đông nhất là công nhân đang phải ngậm ngùi với tiền thưởng là vài chục nghìn đồng, hoặc không gì cả.
Từ thực tế ấy, không có gì lạ khi Liên đoàn Lao động TPHCM vừa cho biết, trong số 260 nghìn công nhân ngoại tỉnh đang làm việc tại thành phố, chỉ có một phần nhỏ trở về quê ăn Tết, còn hơn 200 nghìn công nhân ở lại. Không hẳn vì khoảng cách địa lý, không hẳn vì khó mua được vé tàu xe, “thiếu tiền” mới là vấn đề biến con đường về quê dịp Tết trở thành con đường xa vạn dặm.
Quanh năm lầm lụi làm việc kiếm tiền nơi đô hội nhưng mong ước được hưởng một cái Tết thật đầm ấm bên gia đình, họ mạc nơi làng quê yên bình đã biến thành giấc mơ xa xôi. Bên cạnh đó, không thiếu công nhân, do công ty phá sản, làm ăn thua kém, do mất việc, giảm luơng mà cuối năm vẫn rỗng túi, đành dằn lòng ở lại thành phố công nghiệp, ăn một cái Tết xa lạ, không một người ruột thịt.
Ai xa nhà mới cảm thấy hết nỗi buồn xa xứ ngày Xuân, những ngày sát Tết ở thành phố phồn hoa, hơi thở ngày Xuân như toát ra một hương vị lạnh lẽo và buồn tủi. Những thân phận làm thuê sẽ trở nên lạc lõng trong không khí phố phường, vào những ngày mà nhân viên công sở, những dân phố thị rạo rực tiền thưởng Tết, rạo rực mua sắm Tết. Không ít những em gái mới rời quê đi làm, năm đầu tiên, thấy nhà nhà đón Tết, tủi thân, về phòng nằm khóc. Một người khóc rồi cả phòng khóc. Nước mắt ấy liệu có giúp các cô vợi nỗi nhớ nhà?
Đã bao năm rồi, hàng trăm nghìn người vẫn tắc đường về quê, dù mỗi năm họ chỉ đi hành trình ấy có một lần. Cái “tắc” ấy bao giờ mới được giải tỏa?
Theo Dân Trí
Hàng vạn công nhân đang phải thuê nhà tạm bợ
Hiện vẫn có hàng vạn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (chiếm tỷ lệ 80-90%) phải thuê nhà ở trong điều kiện tạm bợ, thiếu thốn. Trong khi đó, dù đã ban hành chính sách song việc phát triển quỹ nhà ở cho công nhân còn rất hạn chế.
Đa số công nhân đang phải thuê nhà tạm bợ (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng lực lượng này đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đời sống công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nhà ở.
Để giảm bớt khó khăn cho người lao động, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân như: hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào.
Tuy nhiên, kết quả triển khai vẫn còn hạn chế. Hiện vẫn có hàng vạn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (chiếm tỷ lệ 80-90%) phải thuê nhà ở trong điều kiện tạm bợ, thiếu thốn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu.
Bản thân các hộ dân xây nhà ở cho công nhân thuê chưa được hưởng các ưu đãi về thuế, vay vốn ưu đãi, hạ tầng.. . do chưa có cơ chế chính sách cụ thể về những trường hợp này.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành chính sách ưu đãi giá điện, nước cho người ở thuê nhưng thủ tục đòi hỏi quá cứng nhắc khiến công nhân thuê nhà chưa được hưởng lợi từ chính sách mà vẫn phải trả tiền lũy tiến theo số điện năng sử dụng...
Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên, Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức hội thảo quốc gia "Nhà ở công nhân - thực trạng và giải pháp" vào ngày 17/10 tới tại Bình Dương.
Hội thảo sẽ đánh giá thực trạng quỹ nhà dành cho công nhân khu công nghiệp hiện nay dưới góc nhìn toàn diện từ phía chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp bất động sản, chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu, hiệp hội và đặc biệt là ý kiến của người lao động.
Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, có thể là bổ sung cơ chế, chính sách hoặc cách làm mới nhằm đẩy nhanh việc xây dựng nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến 2015 đạt chỉ tiêu 50% công nhân lao động ở các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở theo Nghị Quyết 18/NQ-CP.
Theo Dân Trí
Đà Nẵng: Chật vật xoay xở bữa ăn cho công nhân "Chât lương bưa ăn cua công nhân du đa đươc nhiêu doanh nghiêp quan tâm, nhưng đê co môt bưa ăn goi la đap ưng đươc nhu câu cua ngươi lao đông vân la môt vân đê", ba Đam Thi Thanh Xuân, Chu tich công đoan cac KCN, KCX Đa Năng cho hay. Binh quân môi bưa cơm 10.000 đông Thành phố Đà...