Tác dụng phụ nguy hiểm của dưa chuột
Dưa chuột dễ ăn, dễ tùy biến và có mặt hầu hết trong mọi thực đơn tươi khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, dù hàng tá kết quả tốt được ghi nhận từ hàng trăm cuộc nghiên cứu, dưa chuột không phải là không có các tác dụng phụ khi không sử dụng đúng cách.
1. Dễ nhiễm độc
Trong dưa chuột có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic. Các nghiên cứu đã chứng minh đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ, trong đó có dưa chuột. Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn.
2. Gây mất nước
Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu. Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải “giải phóng” một lượng nước lớn, gây mất nước, cản trợ sự cân bằng điện phân.
3. Quá nhiều vitamin C cũng gây tác dụng phụ
Vitamin C là yếu tố thúc đẩy hệ thống miễn dịch vô cùng hiệu quả, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biểu hiện của bệnh cảm cúm và còi xương đồng thời là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức giới hạn vitamin lại gây tác dụng ngược, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do. Vitamin C có rất nhiều trong dưa chuột, vì vậy khi nạp lượng vitamin C quá lớn từ dưa chuột, bạn đang tạo điều kiện cho các gốc tự do “đi lang thang”, gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm…
4. Có hại cho thận
Dưa chuột cũng là nguồn cung kali dồi dào. Tăng kali máu là mọt dạng triệu chứng bệnh lý phát sinh do sư hiện diện của hàm lượng kali cao trong cơ thể, dẫn tới đầy hơi, đau bụng. Theo thời gian, các chức năng của thận cũng bị suy giảm một cách đáng kể.
5. Không tốt cho tim
Thành phần dưa chuột có tới hơn 90% là nước. Nếu lượng nước trong cơ thể cao hơn khối lượng ròng ủa máu, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máy của bạn sẽ phải chịu thiệt thòi ngoài mong muốn.
Sự hiện diện quá mức của nước trong cơ thể cũng dễ tạo sự mất cân bằng chất điện giải trong máu, gây hiện tượng thẩm thấu trong tế bào. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.
6. Dị ứng sữa
Điều này có thể khó tin nhưng thời gian gần đây, nhiều người trồng trọt đã sử dụng sáp để bảo vệ rau củ khỏi mối nguy hại từ côn trùng cũng như va đập trong quá trình vận chuyển. Thành phần sáp bảo vệ thực vật có thể được chế tạo từ casein sữa, xà phòng và ethyl alcohol. Những người bị dị ứng nhiều khả năng sẽ phản ứng với casein sữa còn sót lại từ vỏ dưa chuột.
Video đang HOT
7. Nguyên nhân gây đầy hơi
Thành phần cucurbitacin trong dưa chuột còn là yếu tố gây chứng khó tiêu ở một số người, đặc biệt nhóm người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Khó tiêu gây đầy hơi và hàng loạt triệu chứng khó chịu đi kèm cho cơ thể.
8. Dị ứng da
Nghiên cứu do Học viện Dị ứng hen suyễn và miễn dịch Mỹ trên các phản ứng dị ứng của dưa chuột đối với con người cho thấy những người bị dị ứng phấn hoa cũng có thể bị dị ứng khi tiêu thụ dưa chuột. Mặc dù dưa chuột sau khi chế biến có thể loại bỏ mối đe dọa này, nhưng các nhà khoa học cũng khuyến nghị những người bị dị ứng phấn hoa nên tìm các rau củ khác thay thế dưa chuột để tránh nguy cơ nguy hiểm.
9. Gây viêm xoang
Nếu bạn bị viêm xoang hay bất cứ loại bệnh hô hấp nào, bạn đều nên bỏ qua dưa chuột trong thực đơn. Các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng.
10. Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ mang thai
Tiêu thụ dưa chuột ở mức cho phép hoàn toàn an toàn với thai phụ nhưng nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ khiến các bà bầu cảm giác khó thở, cồng kềnh bởi nguồn cung chất xơ quá dồi dào.
Theo DepPlus
Tác dụng phụ của dưa leo
Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc..., dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.
Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.
1. Dưa leo có chứa độc tố
Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.
Dưa leo cũng có chứa độc tố, vì vậy chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể
Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
3. Dư thừa vitamin C
Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm...
4. Gây hại cho thận
Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
5. Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
6. Đầy hơi và phù
Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh..., bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.
7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.
Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.
8. Có thể gây viêm xoang
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
9. Đối với phụ nữ đang mang thai
Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
- Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Theo Phunuonline
Bệnh vảy nến Vảy nến là bệnh hệ thống hiện chưa được khẳng định có thể điều trị khỏi, nhưng việc xác định chính xác thể bệnh giúp kiểm soát hiệu quả. Sử dụng thuốc phù hợp mới có thể điều trị hiệu quả đối với bệnh vảy nến - Ảnh: Shutterstock Hay gặp ở người trẻ Vảy nến có nhiều thể khác nhau: thể móng...