‘Tác dụng phụ’ không ngờ của đại dịch với thế giới
New Delhi, nơi từng ghi nhận mức ô nhiễm báo động, nay chứng kiến chất lượng không khí trong lành đến khó tin kể từ khi áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để chống dịch Covid-19.
Hình ảnh về bầu trời trong xanh ở New Delhi đã bắt đầu thu hút nhiều bàn tán trên mạng xã hội từ tuần qua, kèm theo đó là những bình luận chia sẻ cảm giác bất ngờ. Nhiều người không tin được vào mắt mình khi kiểm tra chất lượng không khí của thủ đô Ấn Độ, theo Guardian.
Không còn những cảnh báo đỏ về mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nguy hại đến sức khỏe con người. Thay vào đó là chỉ số chất lượng không khí màu xanh lá, một điều đã trở nên lạ lẫm với người dân New Delhi.
“Không khí ‘dương tính’ với trong lành!”, một trong những bình luận trên WhatsApp chia sẻ.
Chất lượng không khí tại Bangkok, Thái Lan, cũng được cải thiện rõ rệt sau khi các biện pháp hạn chế đi lại có hiệu lực. Ảnh: Guardian.
Bầu trời “thay áo” giữa đại dịch
Ấn Độ bắt đầu phong tỏa toàn quốc gần 2 tuần trước. Biện pháp nhằm ngăn chặn đà lây nhiễm của dịch Covid-19. Với dân số cả nước lên đến 1,3 tỷ dân, lệnh phong tỏa tại Ấn Độ cũng có quy mô lớn nhất trên toàn thế giới.
Những biện pháp hạn chế đi lại và tập trung đông người dẫn đến nhiều hỗn loạn và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội Ấn Độ. Quốc gia Nam Á có gần 300 triệu người sống ở mức nghèo đói. Tuy nhiên, tại New Delhi, thủ đô và cũng là thành phố có mức ô nhiễm nghiêm trọng nhất cả nước, phong tỏa cũng có mặt tích cực khi không khí trong lành đã quay trở lại sau nhiều thập kỷ.
Nhiều siêu đô thị khác trên khắp thế giới cũng ghi nhận hiện tượng tương tự sau khi tiến hành các biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế và xã hội để chống dịch, từ Bangkok, Bắc Kinh, đến Sao Paulo hay Bogota. Điều trớ trêu là phần lớn người dân các thành phố này lại không được tận hưởng trọn vẹn bầu không khí trong lành đó.
Sống trong tình trạng phong tỏa, họ chỉ có thể mở cửa sổ để đổi khí hoặc cảm nhận sự khác biệt trong những lần ngắn ngủi ra khỏi nhà đi mua nhu yếu phẩm.
Tại khu vực Delhi, chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường nằm ở mức báo động hơn 200. Chỉ cần con số này cao hơn 25 đã là nguy hiểm cho sức khỏe, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong giai đoạn ô nhiễm môi trường đạt đỉnh vào năm 2019, AQI có lúc còn nhảy vọt lên 900 hoặc vượt khỏi thang đo thông thường, đe dọa tính mạng con người.
Khi lệnh phong tỏa bắt đầu, gần 11 triệu ôtô của thành phố phải “cách ly” với đường phố. Nhà xưởng và công trình xây dựng tạm ngưng hoạt động. Chỉ số AQI nhờ vậy đã thấp hơn mức 20 những ngày qua. Bầu trời bất ngờ trong xanh trở lại.
Video đang HOT
Shashi Tharoor, một chính trị gia và nhà văn tại Ấn Độ thường xuyên lên tiếng về các vấn đề môi trường, hy vọng những gì đang diễn ra sẽ là hồi chuông thức tỉnh để thay đổi.
“Niềm hạnh phúc khi được nhìn thấy trời xanh và niềm vui khi được hít thở không khí trong lành hoàn toàn đối nghịch với những gì chúng ta đã tự gây ra cho chính mình suốt thời gian qua. Ngày hôm nay, chỉ số AQI bình thường của Delhi vào khoảng 30. Và trong một buổi chiều, sau cơn mưa, nó giảm xuống còn 7. Thật vui sướng làm sao!”, ông chia sẻ.
Nhiều thành phố tại Ấn Độ ghi nhận không khí trong lành và bầu trời trong xanh lần đầu tiên sau nhiều năm nhờ lệnh phong tỏa toàn quốc. Ảnh: Guardian.
Ngăn lây nhiễm, chặn luôn ô nhiễm
Các tổ chức vận động hành lang cho ngành ôtô tại Ấn Độ từ lâu luôn phản bác những lập luận rằng loại phương tiện này gây nên tình trạng ô nhiễm ở Delhi. Sunita Narain, giám đốc Trung tâm Khoa học và Môi trường, nhấn mạnh lệnh phong tỏa và mức ô nhiễm giảm mạnh ở New Delhi đã chứng minh phương tiện giao thông tác động lên tình trạng môi trường thành phố nhiều đến mức nào.
“Tôi không muốn mọi người nói kiểu ‘Ồ, những nhà môi trường học đang ăn mừng lệnh phong tỏa’. Không đúng. Đây không phải là giải pháp. Tuy nhiên, dù thực trạng mới hậu Covid-19 là gì, chúng ta vẫn cần đảm bảo mọi người có thể tiếp tục hít thở không khí trong lành như thế này và suy nghĩ về những nỗ lực nghiêm túc cần tiến hành để giải quyết ô nhiễm tại Delhi”, Narain chia sẻ.
Không chỉ thủ đô Ấn Độ được tận hưởng trời xanh và không khí sạch hiếm thấy trong nhiều năm. Tại Jalandhar, tỉnh Punjab, chỉ số ô nhiễm cũng ở mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua.
Người dân thành phố thức dậy và bất ngờ khi thấy được dãy núi Dhauladhar ở Himachal Pradesh trong tầm mắt nhờ trời trong xanh đến khó tin. Họ đã không thể nhìn thấy dãy núi này phía chân trời gần 30 năm qua, khi mây mù và khí thải che hết mọi cảnh vật.
Ôtô vắng bóng trên đường phố dường như là yếu tố quyết định tạo nên sự thay đổi về chất lượng không khí ở một số thành thị đông đúc nhất thế giới. Bangkok, thủ đô Thái Lan, cũng ghi nhận sự “lột xác” về mức độ ô nhiễm kể từ khi siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại. Tara Buakamsri, giám đốc tổ chức Hòa bình xanh tại Thái Lan, chia sẻ có “sự khác biệt lớn về chất lượng không khí” so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Sao Paulo, thành phố đông dân nhất Nam Mỹ và cũng là “điểm số 0″ của bùng phát dịch Covid-19 ở Brazil, những hàng xe ùn tắt và đường chân trời bị che mù bởi khí thải giờ đây nhường chỗ cho bầu trời trong xanh và đường phố vắng vẻ.
Thông thường, vào giờ cao điểm, cao tốc Jao Goulart, được xây cao ở trung tâm Sao Paulo, chật kín với hàng nghìn ôtô di chuyển từng chút một trên 4 làn đường. Kẹt xe ở đây khét tiếng đến mức con đường được đặt biệt danh là Minhocao, nghĩa là “Con sâu lớn”. Với lệnh phong tỏa có hiệu lực, mật độ xe cộ qua lại trên Jao Goulart hiện chỉ tương đương một thị trấn nhỏ.
“Không khí rõ ràng trong lành hơn. Tôi cảm thấy sự cải thiện về chất lượng không khí cả khi ra đường lẫn khi cách ly trong nhà. Chúng ta nên sử dụng thời điểm này để tự vấn xem phương thức giao thông nào cần được ưu tiên sau khi cuộc khủng hoảng qua đi”, Daniel Guth, một nhà tư vấn về giao thông đô thị, chia sẻ.
Hạn chế giao thông tối đa góp phần cải thiện chất lượng không khí ở nhiều thành phố từng được xem là “trung tâm” ô nhiễm. Ảnh: Reuters.
Lo ngại “đâu lại vào đấy”
Ô nhiễm không khí vì giao thông cũng là một điều quen thuộc ở Bogota, thủ đô nằm trên đỉnh núi tại Colombia, trong nhiều năm qua. Mọi thứ thay đổi khi nước này ban bố lệnh cách ly toàn quốc từ ngày 24/3 để ứng phó Covid-19.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch này đang giúp chúng ta cải thiện chất lượng không khí. Với thành phố tạm tắt nguồn, chúng ta có thể tập trung vào các vấn đề môi trường”, Carolina Urrutia, lãnh đạo cơ quan môi trường Bogota, chia sẻ.
Cali, thành phố lớn thứ 3 của Colombia, cũng ghi nhận số vụ cháy rừng thấp hơn thông thường. Người dân có cơ hội hiếm thấy để tận hưởng không khí sạch.
“Đám mây ô nhiễm thường lởn vởn trên đầu chúng tôi giờ đã biến mất. Điều lo ngại là chúng có thể tái xuất sau khi lệnh cách ly kết thúc”, Christian Camilo Villa, nhà hoạt động môi trường ở Cali, cảnh báo.
Đây là mối lo chung của nhiều nhà hoạt động môi trường. Thay vì nỗ lực duy trì mức ô nhiễm thấp như hiện nay, một khi phong tỏa kết thúc, xe cộ và các ngành công nghiệp sẽ hoạt động lại như cũ. Tình hình ô nhiễm thậm chí có khả năng còn trầm trọng hơn, khi mọi người tìm cách bù đắp năng suất cho những tháng đã mất.
Sau khi khống chế thành công dịch bệnh và nới lỏng các biện pháp hạn chế, chỉ số NO2 trong không khí tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng trở lại. Trong khi đó, trong 4 tuần đầu sau Tết âm lịch, khi các biện pháp phong tỏa toàn quốc ở mức khắt khe nhất, mức ô nhiễm trên của nước này giảm gần 25%. Sự thay đổi từ đầu tháng 3 là do xí nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy phát điện khôi phục hoạt động và mật độ giao thông trở lại bình thường.
“Câu hỏi lớn đặt ra là liệu các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ sẽ khiến mức độ ô nhiễm nhảy vọt và cao hơn cả mức ô nhiễm trước khủng hoảng, như những gì đã diễn ra sau khủng hoảng tài chính năm 2008″, Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Khí sạch, chia sẻ.
Thanh Danh
Mạc Văn Khoa hồn nhiên hết cỡ khi bất ngờ gặp "Hoa hậu" bò sữa
Vốn rất ăn ý ở tập trước, tuần này bộ ba Mạc Văn Khoa - Đỗ Duy Nam - Tú Hảo lại cùng nhau du hí Mộc Châu.
Tiếp tục chuyến hành trình của mình, "Ẩm thực kỳ thú" tuần này ghé tới Mộc Châu - một nơi có khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm. Đồng hành cùng MC Mạc Văn Khoa trong cuộc du ngoạn này là diễn viên hài Đỗ Duy Nam và người mẫu Tú Hảo.
Đồng hành cùng MC Mạc Văn Khoa trong cuộc du ngoạn này là diễn viên hài Đỗ Duy Nam và người mẫu Tú Hảo.
Vốn rất ăn ý ở tập trước, tuần này bộ ba Mạc Văn Khoa - Đỗ Duy Nam - Tú Hảo lại cùng nhau du hí Mộc Châu. Nhắc tới nơi đây chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay tới sữa bò tươi nguyên chất và các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, phomai,...
Không chần chừ, điểm dừng chân đầu tiên của 3 nghệ sĩ là một trang trại chăn nuôi bò sữa. Tận mắt chứng kiến đàn bò và nghe người quản lý nhắc tới cuộc thi "Hoa hậu Bò sữa" được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, bộ ba đã rất bất ngờ.
Khi biết được thông tin này, Mạc Văn Khoa hồn nhiên đưa ra thắc mắc ngô nghê: "Thi hoa hậu vậy đến phần ứng xử thì các 'chị bò' phải làm sao ạ?" khiến cho cả người quản lý trang trại lẫn hai người bạn đồng hành đều cười nghiêng ngả. Đáp lại lòng mong ngóng, Mạc Văn Khoa, Đỗ Duy Nam và Tú Hảo đã được thưởng thức món sữa tươi nguyên chất và sữa chua nếp cẩm. Theo lời 3 nghệ sĩ, sữa bò ở đây còn nguyên kem nên rất thơm. Sữa chua sánh mịn ăn kèm nếp cẩm tạo nên một món ăn "gây nghiện".
Rời trang trai bò sữa, bộ ba quyết định thuê xe máy để khám phá bản làng của người H'Mông. Gặp người bản địa, họ đã được giới thiệu tới món "Mèn mén" - đặc sản nơi đây với nguyên liệu chính làm từ ngô. Để chế biến món ăn này, đầu tiên họ phải tự tay xay ngô bằng cối đá nặng 2-3 tạ, tương đương với gần 300kg.
Theo người hướng dẫn, xay ngô cũng cần phải có kỹ thuật, không chỉ dùng hết sức bình sinh mà phải thả lỏng và nhịp nhàng. Đối mặt với thử thách này, Đỗ Duy Nam và Tú Hảo đành "bó tay chịu thua" trước chiếc cối đá khổng lồ. Điều gây bất ngờ nhất là Mạc Văn Khoa - chàng MC trông có vẻ "mỏng manh" lại dễ dàng xay ngô rất chuyên nghiệp. Trong lúc Đỗ Duy Nam và Tú Hảo còn đang bận "tròn mắt" chứng kiến thì anh hướng dẫn đã đưa ra bình luận: "Chắc anh này (Duy Nam) là con nhà giàu nên là không quen làm việc...".
Nghe vậy Mạc Văn Khoa "sững người" thanh minh: "Ủa vậy em là con nhà nghèo hả?", Tú Hảo được đà: "Nhìn mặt anh là biết rồi!". Như vậy để làm món "Mèn mén" của người H'Mông không hề đơn giản, ba nghệ sĩ đã gửi lại nhờ gia đình người bản địa chế biến để tiếp tục chuyến hành trình.
Tới vườn mận, ba nghệ sĩ sẽ trổ tài làm 2 món: Lòng dồi nướng và thịt băm gói lá chuối nướng. Để thêm phần phấn khởi, chàng MC đề nghị Đỗ Duy Nam "tức cảnh sinh tình" làm thơ tặng mọi người. Tuy nhiên, nhận được đề bài trong lúc đang "tay dao tay thớt", Đỗ Duy Nam đành xuất khẩu thành một loạt bài thơ dành tặng anh hướng dẫn H'Mong tên Vạn: "Cuộc đời thật lắm chông gai. Vì sao anh Vạn đẹp trai thế này!".
Theo anh Vạn, nơi đây khí hậu trong lành mát mẻ thì ai ở đây cũng sẽ đẹp trai. Nghe vậy Mạc Văn Khoa hỏi ngay: "Cỡ như em thì phải ở bao năm mới đẹp hả anh".Tú Hảo nhanh nhảu đáp lời: "Anh phải ở gấp đôi người ta". Biết người mẫu đang "cà khịa" mình, Mạc Văn Khoa ngay lập tức tìm cách bắt lỗi khi Tú Hảo đang thái rau.
Chưa dừng lại ở đó, Mạc Văn Khoa tiếp tục "thù dai" khi tố Tú Hảo đứng cười chứ không hề làm gì trong khi anh và Đỗ Duy Nam đang làm món lòng dồi nướng./.
Hạnh Lê
Chỉ 2 thìa giấm táo mỗi ngày, gan thận được giải độc, da lại sáng bóng không tì vết Trong thời gian cách ly toàn xã hội, việc tự chăm sóc sức khỏe cũng như dưỡng nhan từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như giấm táo chưa bao giờ lại được coi trọng đến thế. Cuộc sống ồn ã với tắc đường, xe cộ đông đúc, người sát người đi lại nườm nượp... dường như đang bị lãng quên...