Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 khác gì so với mũi 2?
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù vắc xin có tác dụng mạnh mẽ chống lại việc nhập viện và tử vong do Covid-19, nhưng điều này sẽ suy giảm theo thời gian.
Tiêm vắc xin mũi 3 đang được nhiều quốc gia tiến hành, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng sau khi tiêm mũi 2, như bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Mũi 3 nên là loại vắc xin nào ?
Theo các tổ chức y tế, mũi thứ 3 nên dùng vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.
Nghiên cứu khẳng định cả Pfizer và Moderna đều an toàn để tiêm cho mũi 3, ngay cả đối với trường hợp mũi 1 và mũi 2 là loại vắc xin khác.
Tuy nhiên, người tiêm mũi 1 và 2 vắc xin Pfizer, nếu tiêm mũi 3 Moderna thì có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với 3 mũi đều là Pfizer, theo Express.
Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 có khác gì so với mũi 2?. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những ai dễ gặp tác dụng phụ hơn?
Theo các báo cáo từ chiến dịch tiêm chủng của Mỹ, mũi thứ 3 gây tác dụng phụ nhẹ hơn so với 2 mũi đầu, thường xảy ra 1 – 2 ngày sau khi tiêm.
Hơn 90% người tiêm có thể làm việc bình thường sau khi tiêm mũi 3.
Các tác dụng phụ có xu hướng xảy ra ở người lớn tuổi hơn, với 46% là ở người trên 65 tuổi.
Liều vắc xin thứ ba có thể có lợi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tác dụng phụ mũi 3 có gì khác so với mũi 1 và 2?
Các tác dụng phụ thông thường nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ và ớn lạnh, kéo dài tối đa 7 ngày.
So với 2 mũi đầu, mũi 3 có thể có nhiều tác dụng phụ hơn, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với mũi 1 và 2.
Đối với mũi thứ 3, các tác dụng phụ phổ biến nhất cũng tương tự như ở mũi thứ 2, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Phần lớn các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình.
Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ của vắc xin Pfizer và Moderna như sau:
Đau chỗ tiêm: 83% – 81%
Mệt mỏi: 63,7% – 61%, tình trạng mệt mỏi phổ biến hơn so với mũi thứ hai, nhưng có thể khác nhau ở các nhóm tuổi.
Đau đầu: 48,4% và 50%
Đau cơ: 39,3% và 50%
Các tỷ lệ này tương tự như ở liều thứ 2.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau bụng, với tỷ lệ rất thấp.
Tác dụng phụ bất ngờ nhất ở mũi 3 vắc xin Pfizer là nổi hạch, xảy ra ở 5% người tiêm – xuất hiện trong vòng 4 ngày và hầu hết là nhẹ.
Nói “người đã tiêm vắc xin chết vì Covid-19 nhiều hơn người chưa tiêm” vì sao lại sai?
Có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng nào?
Tác dụng phụ nghiêm trọng, như khó thở, đau ngực, sốt cao là rất hiếm, chỉ xảy ra ở 14 người trên 1 triệu người tiêm Moderna và 29 người trên 1 triệu người tiêm Pfizer.
Riêng tác dụng phụ viêm cơ tim ở người tiêm Pfizer là cực kỳ hiếm, tuy nhiên FDA khuyến cáo những người trẻ tuổi có cơ địa dễ bị tác dụng phụ viêm cơ tim không nên tiêm Pfizer cho mũi 3, theo Express.
Chuyên viên của Mayo Clinic giải thích rằng các tác dụng phụ không phải là do vắc xin gây ra mà là dấu hiệu hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin.
8 người ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp, có trường hợp tử vong
Ngày 26/11, BV Bạch Mai cho biết, trong 2 tuần qua tiếp nhận 8 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol.
Các ca bệnh đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, đã có trường hợp tử vong.
Não hoại tử, tử vong vì ngộ độc rượu
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca ngộ độc rượu có cồn công nghiệp methanol có xu hướng gia tăng.
Một trường hợp tổn thương não do ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol đang điều trị tại Trung tâm chống độc.
Chỉ trong 2 tuần, đã có 8 bệnh nhân nhập viện, đã có trường hợp tử vong vì tình trạng quá nặng.
Hiện Trung tâm Chống độc đang điều trị cho 3 bệnh nhân nam có độ tuổi từ (46 đến 72) được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol được chuyển từ tuyến trước.
"Cả 3 bệnh nhân đều rất nặng, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Các bệnh nhân có tổn thương não hoại tử, chảy máu và phù nề nặng lan tỏa trên não", TS Nguyên thông tin.
Kết quả xét nghiệm cho thấy các bệnh nhân có nồng độ cồn methanol trong máu rất cao, lên tới vài trăm ml/dL.
TS Nguyên chia sẻ thực trạng đau lòng, các trường hợp diễn biến quá nặng, một bệnh nhân đã tử vong. Một trường hợp khác đã điều trị, hồi sức tối đa nhưng tiên lượng xấu tử vong, gia đình xin bệnh nhân về tử vong tại nhà. Các bệnh nhân còn lại gặp các di chứng với não và mù.
Người nhà bệnh nhân cho biết, các bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng lả đi, vật vã sau uống rượu không rõ nguồn gốc. Có người nhà có đám, bệnh nhân uống rượu cùng các cháu. Sau một đêm ngủ dậy thì đau đầu, định bước xuống giường đã ngã vật ra, ngất đi.
Một trường hợp khác thì sau khi uống nhầm cồn vật vã đau bụng, hoa mắt không nhìn thấy gì. Vào đến viện đã ngất lịm.
Khó nhận diện rượu methanol
TS Nguyên cho biết, không dễ nhận diện rượu có methanol và rượu thông thường. Cả hai loại rượu đều màu trắng trong, uống vị cay nồng.
Đáng nói, kể cả khi uống phải rượu methanol, triệu chứng sau uống giống với say rượu thông thường nên dễ bị nhầm lẫn.
Hình ảnh não tổn thương, hoại tử não ở bệnh nhân ngộ độc rượu có pha cồn công nghiệp.
"Có một đặc điểm mọi người cần lưu ý, không như rượu thường sau nửa ngày, một ngày hết cơn say bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường. Còn nếu uống rượu có methanol, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều a xít formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch", BS Nguyên cảnh báo.
Vì thế, để dự phòng quan trọng nhất là khi uống rượu phải mua loại có nguồn gốc rõ ràng. Rượu có methanol thường do những người kinh doanh rượu phi pháp đã mua cồn công nghiệp methanol về đóng chai hoặc pha thành các loại rượu rởm, trà trộn với các loại rượu truyền thống để thu lợi bất chính và gây ngộ độc.
Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm sát trùng chứa nồng độ methanol rất cao. Trung tâm chống độc đã phát hiện những sản phẩm cồn sát trùng chiếm 70-90% nồng độ cồn công nghiệp methanol và đều đã báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.
Uống rượu nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, vì thế người dân cũng nên hạn chế tối đa việc uống rượu, đặc biệt khi vào thời điểm trước và sau tết âm lịch sắp đến gần.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng vừa đưa ra cảnh báo về ngộ độc rượu có methanol.
Theo ThS Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.
Đối với cảm quan bên ngoài thì chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thông tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu... Ngoài ra có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng là tốt. Còn một cách khác có thể áp dụng khá chính xác là có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt.
Rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần sử dụng rượu có nguồn gốc, rượu của những cơ sở có thương hiệu uy tín và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường.
Đồng Nai: Nhiều người nhập viện nghi ngộ độc rượu, 3 người tử vong Trong khoảng 10 ngày, có 19 người tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) nhập viện với các triệu chứng hôn mê, toan chuyển hóa, suy hô hấp... nghi do ngộ độc rượu, 3 người trong đó tử vong. Ngày 14-10, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho hay chỉ trong 1 tuần (từ ngày 8 đến 14-10), đơn vị đã tiếp...