Tác dụng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai.
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) đã được sử dụng từ rất lâu đời. Dụng cụ tử cung có rất nhiều ưu điểm và hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên việc đặt DCTC không phải ai cũng thích hợp và gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung- DCTC) cũng như các biện pháp tránh thai khác, đều có những tác dụng không mong muốn. Những tác dụng đó có thể là ra máu, đau bụng, tăng tiết dịch âm đạo, rơi DCTC.
Ra máu
Ngay sau khi đặt DCTC, thông thường phụ nữ sẽ ra một chút máu do vòng tránh thai cọ sát hoặc do thủ thuâth tác động vào buồng tử cung làm tổn thương.
- Số lượng máu ra tuỳ thuộc từng loại và kỹ năng của người đặt.
- Ra máu thông thường chỉ vài giọt hoặc thấm ướt khăn giấy. Trường hợp ra máu nhiều phải quay trở lại cơ sở y tế để kiểm tra vị trí của DCTC, nếu vòng lệch khỏi vị trí làm tổn thương niêm mạc tử cung nhiều thì cần phải tháo DCTC ra ngay và điều trị bằng các thuốc kháng sinh, tăng co bóp tử cung, thuốc cầm máu.
- Trong 3 tháng đầu, lượng kinh ra nhiều hơn và thời gian ra kinh dài ngày hơn do DCTC cọ sát vào niêm mạc. Sau vài chu kỳ, kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
Trong trường hợp người phụ nữ sau đặt vòng có lượng máu kinh ra quá nhiều dẫn đến thiếu máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần cân nhắc để tháo vòng và sử dụng một biện tránh thai khác.
Đau bụng
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Sau khi đặt DCTC, tử cung bị kích thích nên sẽ có những cơn co nhẹ, phản ứng tự nhiên để đẩy vòng ra.
- Cảm giác đau sẽ là đau tức vùng hạ vị, đau lâm râm bụng dưới, đôi khi cơn đau rõ ràng.
- Thông thường sau khi đặt vòng trong 2 – 3 chu kỳ kinh đầu người phụ nữ sẽ cảm thấy hiện tượng đau bụng kinh tăng lên nhưng triệu chứng đau này sẽ giảm đi sau vài chu kỳ. Trong những chu kỳ đầu này bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và giảm co bóp tử cung để hạn chế bớt tác dụng phụ này của vòng tránh thai.
Tăng tiết dịch âm đạo
- Do DCTC kích thích niêm mạc tử cung phản ứng làm tăng tiết dịch ở âm đạo. Dấu hiệu này sẽ giảm dần đi sau vài tháng.
- Tuy nhiên nếu dịch âm đạo ra nhiều và có mùi là những biểu hiện của nhiễm khuẩn cần phải đi khám để điều trị.
- Những người phụ nữ đặt vòng tránh thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hơn do khi đặt vòng dịch tiết âm đạo sẽ tăng lên, nếu vệ sinh không tốt và không kiểm tra phụ khoa định kỳ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến những tổn thương ở cổ tử cung.
Rơi DCTC
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Tình trạng này thường xẩy ra do kích thước của vòng không phù hợp với kích thước tử cung.
- DCTC đặt không đúng chỗ nên bị cơ tử cung co bóp đẩy ra ngoài.
- Hiện nay DCTC đã có dây lộ ra ngoài cổ tử cung để kiểm tra, nhưng tuyệt đối không nên sờ vào sâu bên trong âm đạo, sẽ làm cho DCTC tụt dần rồi khi có kinh nguyệt, cổ tử cung hé mở, tử cung co mạnh làm rơi DCTC. Tỉ lệ rơi DCTC xảy ra nhiều trong 3 tháng đầu sau đặt.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai thuận tiện và có tỉ lệ tránh thai cao. Tuy nhiên biện pháp này cũng rất kén người, do vậy khi gặp những tác không mong muốn, cần theo dõi và báo ngay cho bác sĩ.
Theo NTD
Rắc rối do đặt vòng tránh thai
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật.
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi đặt vòng, mỗi khi đến kì kinh nguyệt, em bị ra máu rất nhiều, giờ đã 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng em đã gỡ vòng tránh thai và giờ thì đến kì kinh nguyệt em lại rất ít máu. Em rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con nữa không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! (N. Dinh)
Bạn N. Dinh thân mến!
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là "vòng" vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S...
Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật... Ảnh minh họa
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng... nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù là biện pháp tránh thai phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai không thích hợp trong một số trường hợp như: Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi; Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung; Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác; Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polyp (phải cắt bỏ); Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân...
Nếu tình trạng chảy máu hoặc bất thường trong kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để biết có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản hay không. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai nào là phù hợp với bạn nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Màn ảnh sân khấu
Khi nào được tháo vòng tránh thai an toàn? Hầu hết trường hợp đặt vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, chẳng gây "vướng víu". Thưa bác sĩ, Vợ em tự ý đi đặt vòng tránh thai mà không bàn với em. Nếu muốn tháo ra ngay thì có bị gì không hoặc khi nào thì tháo là an toàn nhất? Đặt vòng như vậy quan hệ...