Tác dụng của vitamin B12 đối với khả năng sinh sản
Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu và hoạt động thần kinh, tác dụng của vitamin B12 còn được thể hiện qua việc giúp tăng khả năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Hiện nay, các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn đang là nỗi lo chung của rất nhiều người. Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài nhưng mãi vẫn chưa thành công thì nguyên nhân có thể là do cơ thể thiếu vitamin B12.
Vậy vitamin B12 có tác dụng như thế nào với khả năng sinh sản? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của vitamin B12 nhé.
Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 là loại vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ngoài ra, vitamin này còn có chức năng duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất. Quan trọng hơn, vitamin B12 còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các vật liệu di truyền có trong DNA, RNA của trứng và tinh trùng.
Thiếu vitamin B12 có thể gây vô sinh?
Thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Không những vậy, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như suy nhược, giảm trí nhớ, vô sinh, thiếu máu, các vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần.
1. Tác dụng của vitamin B12 đối với khả năng sinh sản của nam giới
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phát triển của tinh trùng, ngăn ngừa xuất tinh sớm và tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới. Nếu bị thiếu vitamin B12, nam giới có thể gặp phải một số vấn đề sau:
Số lượng tinh trùng ítTổn thương về DNA trong tế bào tinh trùngKhả năng di chuyển của tinh trùng kémSuy giảm ham muốn tình dụcXuất tinh sớm
Theo nghiên cứu, mỗi ngày, nếu nam giới bổ sung khoảng 1.500mg vitamin B12 trong 2 – 13 tháng thì số lượng tinh trùng sẽ tăng khoảng 60%. Bổ sung vitamin B12 còn giúp cải thiện tới 50% khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó làm tăng khả năng sinh sản cho nam giới.
2. Tác dụng của vitamin B12 với khả năng sinh sản của phụ nữ
Thiếu vitamin B12 sẽ khiến phụ nữ rất khó thụ thai. Thậm chí, dù có đậu thai thì khả năng sẩy thai cũng rất cao. Nguyên nhân là do thiếu vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề như:
Rụng trứng bất thườngLàm gián đoạn quá trình phân chia tế bàoẢnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trứngTrứng thụ tinh khó bám vào thành tử cung.
Vitamin B12 là dưỡng chất rất quan trọng đối với việc thụ thai. Trung bình, người trưởng thành sẽ cần khoảng 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin này thông qua chế độ ăn hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12.
Video đang HOT
Làm thế nào để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể?
Nếu bạn bị thiếu vitamin B12, đừng quá lo, bạn có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn hoặc các loại thuốc bổ sung vitamin:
1. Thực phẩm giàu vitamin B12
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn nên thêm vào chế độ ăn:
Cá hồiGan bòThịt bò thănĐộng vật thân mềm (trai, sò, trai)Sữa chuaSữaTrứngGàNgũ cốcCá ngừ2. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12
Ngoài việc thêm các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng được bào chế dưới dạng viên nang hoặc nước. Trong một số trường hợp, bạn cần phải tiêm vitamin B12, nhưng chỉ làm điều này khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài vitamin B12, để tăng khả năng sinh sản, bạn nên bổ sung thêm những vitamin nào?
Nếu có ý định mang thai, bạn cần bổ sung thêm một số loại vitamin sau để tốt cho hệ sinh sản, giúp tăng khả năng thụ thai:
Axit folic: Đây là vitamin mà bạn bắt buộc phải bổ sung nếu có ý định mang thai. Uống axit folic trước khi mang thai sẽ giúp bạn và bé tránh được nhiều nguy cơ như thiếu hồng cầu, sinh thiếu tháng, bé bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật. Nếu có ý định mang thai, bạn nên thêm các thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn khoảng 1 – 2 tháng trước khi thụ thai.
Kẽm: Khoáng chất này rất quan trọng, bạn nên bổ sung nếu có ý định mang thai. Với nam giới, kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Vì vậy, nếu muốn cải thiện sức khỏe sinh sản, bạn nên thêm các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn. Trước khi mang thai, mỗi ngày, nam giới nên bổ sung khoảng 11mg còn phụ nữ nên bổ sung khoảng 8mg.
Vitamin E: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E rất cần thiết cho khả năng sinh sản của cả phụ nữ lẫn nam giới. Nam giới bị thiếu vitamin E có thể làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, trong khi phụ nữ thiếu vitamin E sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến việc rụng trứng. Nếu có ý định mang thai, mỗi ngày bạn cần bổ sung khoảng 1.000mg vitamin E.
Axit béo omega-3: Dưỡng chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu đến tử cung và cân bằng nội tiết tố. Không những vậy, axit béo omega-3 còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, nếu bà bầu thường xuyên bổ sung omega-3 trong thời gian mang thai thì có thể giảm nguy cơ mắc các phải các biến chứng thai kỳ như đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non…
Selen: Là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra, selen còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng và quá trình sản sinh nội tiết tố estrogen ở phụ nữ. Để bổ sung selen, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như đậu, các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi), động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Khi có ý định mang thai, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lượng vitamin B12 cần bổ sung và lên kế hoạch thêm các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn nhé.
Theo Hellobacsi
Chế độ ăn uống tăng khả năng sinh sản của nam giới
Vô sinh được xác định khi 1 cặp vợ chồng sống chung hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào, mà vẫn không có thai.
Khoảng 10 - 20% các cặp vợ chồng trong tuổi sing sản có vấn đề vô sinh. Ít nhất 40% số lần phụ nữ không thể thụ thai là do chồng có vấn đề về sức khỏe.
Cũng giống như nữ giới khả năng sinh sản ở nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm và chất dinh dưỡng.
Một số tác nhân sau đây được cho là có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với khả năng sinh sản của nam giới.
Rượu
Được xem là chất độc hại đối với cơ quan sinh sản ở nam giới. Uống rượu nhiều, trong thời gian dài có thể gây vô sinh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng tác hại của rượu đối với tinh trùng có thể phục hồi 1 phần sau khi ngưng rượu một thời gian.
Vitamin B12
Thiếu hụt sinh tố B12 cũng ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng sinh sản.
Yếu tố nội tại, do dạ dày tiết ra, là 1 chất cấn thiết cho sự hấp thu chính yếu B12. Khi niêm mạc dạ dày bị lão hóa nó sẽ không tiết ra đủ yếu tố nội tại, kết quả là thiếu hụt B12 và vì vậy sẽ gây ra thiếu máu trầm trọng, thiếu máu cấp tính. Thậm chí những bệnh này có thể dẫn đến vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng có thể cải thiện khả năng sinh sản ở những người vô sinh do thiếu máu cấp tính nếu những người này được tiêm bổ sung sinh tố B12.
Một nghiên cứu trên 375 trường hợp vô sinh nam được tiêm mỗi ngày mecobalamin mặc dù không ai trong số những người tham gia nghiên cứu được đánh giá là thiếu vitamin B12.
Tuy nhiên, hơn 1 nửa số người có mật độ tinh trùng rất thấp đã có đáp ứng với việc tăng khả năng sinh sản ting trùng.
Do đó, vitaminB12 cũng có thể tác động tích cực lên khả năng sing sản trên những đối tượng không thiếu hụt vitamin B12.
VitaminC
Từ lâu vitamin C đã được xem là có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản.
Trong những năm gần đây, đã có những cảnh báo về ảnh hưởng có hại của các gốc tự do lên khả năng sinh sản cũng như nhiều chức năng khác.
VitaminC có thể làm giảm các tác hại của các gốc tự do này đối với cơ thể, trong đó có khả năng sinh sản.
Nhiều nghiên cứu nhận thấy việc bổ sung vitaminC không chỉ làm tăng mật độ tinh trùng mà còn cải thiện chất lượng tinh trùng.
Trong 1 nghiên cứu khác, 30 trường hợp vô sinh nam được điều trị 1gam vitaminC mỗi ngày. 2 tháng sau tất cả những người vợ của nhóm vô sinh nam này đã có thai, ngược lại không ai trong số các bà vợ của nhóm được điều trị bằng giã dược có thai.
Kẽm
Là 1 trong những chất khoáng dinh dưỡng quan trọng nhất có liên quan đến vô sinh nam.
Nồng độ kẽm trong tinh dịch có liên quan trực tiếp đến độ di động cú tinh trùng và nếu chế độ ăn thiếu kẽm có thể làm giãm cả về số lượng tinh trùng lẫn thể tích tinh dịch.
Hơn nữa vô sinh nam ở người không có tinh trùng cũng như ở người có mật độ tinh trùng ít có thể thấy nồng độ kẽm trong tinh dịch giảm.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được việc bổ sung kẽm có hiệu quả trong điều trị vô sinh.
Nghiên cứu trên 14 trường hợp vô sinh nam chưa rõ nguyên nhân có mật độ tinh trùng thấp (
Sau 4 tháng điều trị đã có dấu hiệu cải thiện về mật độ tinh trùng, về số lượng tinh trùng di động có tiến trước và cả về số lượng hình dạng bình thường của tinh trùng - vợ của 2 trong số 14 người này đã có thai.
L-arginine
L-arginine là 1 tiền chất của testosterone, để duy trì 1 lượng tinh trùng bình thường của nam giới cần phải có 1 số lượng đầy đủ chất này trong chế độ ăn.
Lượng L-arginine đầy đủ cũng có vai trò quan trọng đối với độ di động của tinh trùng vì nó là tiền chất của tiến trình tổng hợp đa vitamin và cũng là tiền chất của oxyt - nitric.
Oxyt -nitric hiện diện trong tinh dịch có vai trò quan trọng đối với sự di chuyển của tinh trùng. Tinh trùng dị dạng cũng có thể là 1 biểu hiện chuyển hóa bất thường của L-arginine.
Sử dụng Arginine, liều 9g/ngày, có thể có đáp ứng tốt với 1 số trường hợp tinh trùng di động kém.
Một nghiên cứu khác cho thấy L-arginine 4g / ngày cũng làm cải thiện mật độ tinh trùng ở những người có mật độ tinh trùng ít.
Sự can thiệp và cải thiện chế độ dinh dưỡng là 1 biện pháp đơn giản, an toàn và ít tốn kém có thể giúp làm tăng khả sinh sản của các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Hiệu quả của các phương pháp này, tuy chưa được chứng minh tuyệt đối, có thể là 1 phương pháp điều trị hữu hiệu cho nhiêu vợ chồng hiếm muộn.
Theo Hiemmuon.vn
Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng có mang thai được không? Cần kiêng gì? Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng là tình trạng vùng bị tổn thương đã chiếm trên diện tích bề mặt cổ tử cung. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý người bệnh mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy khi mắc bệnh, chị em có mang thai được không?...