Tác dụng của súc miệng nước muối đúng cách
Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu trong muối thô là natri clorua. Đây là một dung dịch giúp ngăn chặn vi khuẩn hiệu quả.
Thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa, giúp ngăn chặn sự gia tăng của vi khuẩn trong họng và khoang miệng. Tuy nhiên, nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9% (nồng độ 0,9% – 9g muối/1.000ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người. Cũng theo các chuyên gia, súc miệng bằng nước muối nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với các trường hợp đang bị viêm họng, viêm lợi thì nên súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, cứ cách 2 giờ lại súc miệng một lần sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn. Vi khuẩn gây đau họng là những sinh vật đơn bào có thể nhân lên nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Khi súc miệng nước muối, thẩm thấu sẽ xảy ra để tạo ra một trạng thái cân bằng trong cổ họng, giúp giảm đau.
Súc miệng nước muối có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây viêm nướu và hôi miệng. Ngoài ra, còn loại bỏ các mảng thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng, là nguyên nhân gây cao răng, sâu răng và các bệnh nha chu khác.
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản, súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày là một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp trên tới 40%.
Súc miệng nước muối cũng giúp bảo vệ men răng, bởi các florua trong nước muối ngăn ngừa việc mất khoáng chất, giúp tăng cường men răng.
Tốn 300 triệu đồng làm răng sứ, người đàn ông bị stress do không ăn uống được
Nghe lời giới thiệu của bạn bè là làm răng sứ có thể giảm tình trạng răng hô bẩm sinh, anh Nguyễn Phi T. đã quyết định chi 300 triệu đồng để bọc lại hai hàm răng. Tuy nhiên, sau khi bọc răng xong, anh không thể ăn uống được, thậm chí bị stress dẫn đến ý định tự tử.
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vũ, Giám đốc chuyên môn nha khoa Dr. Care cho biết, bệnh nhân Nguyễn Phi T. (53 tuổi, ngụ Bình Phước) đến khám trong tình trạng bị viêm xương hàm trầm trọng và viêm nướu. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện toàn bộ răng thật của anh T. đã bị mài nhọn, hư hại và không có cách cứu chữa nên buộc phải nhổ bỏ, tháo cầu răng sứ và không được dùng lại.
Bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp răng hư hỏng do bọc răng sứ. Ảnh: Đỗ Trường
Theo chia sẻ của anh Nguyễn Phi T., anh bị hô bẩm sinh, men răng bị váng úa, nụ cười kém thẩm mỹ nên anh rất thiếu tự tin mỗi khi cười. Khi nghe bạn bè chia sẻ làm răng sứ có thể cải thiện được hàm răng hô bẩm sinh và vàng úa của mình, anh đã quyết định đi bọc sứ hai hàm răng, nhưng hậu quả sau đó thì anh không thể lường trước được.
"Bỏ ra 300 triệu đồng để làm lại hàm răng nhưng chỉ cần nhai nhẹ là tôi cũng thấy đau nhức, ăn uống không thoải mái, thức ăn không được nghiền nát. Mỗi lần có ai hỏi tới hàm răng của mình, tôi đều thấy buồn tủi và thấy tiếc tiền. Chỉ sau 5 tháng làm răng tôi sụt 10 kg và thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ. Nhiều đêm không ngủ được tôi phải tìm đến thuốc ngủ, bị stress và có lần tôi còn có ý định tự tử vì nghĩ rằng sống mà không ăn uống được gì thì sống làm gì", anh Nguyễn Phi T. chia sẻ.
Bác sĩ Đoàn Vũ cho biết, bọc răng sứ được nhiều người ưa chuộng vì chức năng thẩm mỹ, tuy nhiên nó để lại những biến chứng nguy hiểm. "Để bọc hay bắc cầu răng sứ phải mài nhỏ những chiếc răng thật. Việc mài răng quá mức cho phép sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến răng gốc. Gắn răng sai quy cách và vật liệu nha khoa kém chất lượng sẽ gây biến chứng cho răng như viêm nướu, tụt nướu răng, ê buốt, chết tủy răng, viêm xương răng...", bác sĩ Đoàn Vũ cho biết.
Bác sĩ Đoàn Vũ khuyến cáo: Những người mong muốn thẩm mỹ hay trồng răng cần lựa chọn những bệnh viện, cơ sở trồng răng uy tín, đặc biệt với những người mất răng, gặp khó khăn trong ăn nhai có thể lựa chọn trồng răng implant. Đây là phương pháp phục hồi răng đã mất an toàn, tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Làm thế nào nếu bị rắn hổ mang phun nọc vào mắt? Nếu làm sai cách có thể bị mù! Đây là một kỹ năng sơ cứu bạn cần biết để có thể xử lý kịp thời và đúng cách khi bị nọc rắn hổ mang phun vào mắt. Có rất nhiều loài rắn hổ mang phun nọc trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng có những loài rắn hổ mang phun nọc nguy hiểm như rắn hổ mèo hay còn...