Tác dụng của nước chanh ấm
Uống một ly nước chanh ấm mỗi sáng là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Bạn có thể thay cà phê hoặc cữ trà buổi sáng bằng ly chanh ấm để tăng năng lượng cho cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa. Các khoáng chất và vitamin có trong nước chanh kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm giảm chứng ợ nóng và đầy hơi bằng cách tống mọi độc tố bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa ra ngoài.
Chanh cũng là nguồn dồi dào kali giữ tim khỏe mạnh, củng cố cơ bắp và giúp cơ thể tiêu hủy carbohydrate hiệu quả.
Video đang HOT
Nâng tâm trạng và giảm căng thẳng. Hương thơm của chanh giúp “thanh lọc” tâm trí, giảm căng thẳng, đồng thời đẩy lùi mọi lo âu.
Tăng hệ miễn dịch. Vitamin C trong chanh tăng cường hệ miễn dịch. Nếu ngán nước cam, bạn có thể uống nước chanh thay thế. So với quả cam, chanh có hàm lượng đường ít hơn.
Làm đẹp da. Các chất chống ô xy hóa có trong chanh giúp trẻ hóa làn da và ngừa nếp nhăn, tàn nhang, đồng thời diệt khuẩn, kháng viêm, ức chế các gốc tự do gây tổn hại cho da.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Ăn uống ở người bị cảm lạnh
"Bạn không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch. Vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa giữ cơ thể khỏe mạnh và ngừa các bệnh truyền nhiễm", tạp chí Health dẫn lời chuyên gia Karen Ansel , Mỹ.
Khoai lang, gừng, tỏi... là thực phẩm phù hợp khi bị cảm lạnh - Ảnh: Minh Khôi - Shutterstock
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá thu là nguồn dồi dào a xít béo omega 3, hợp chất giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính ngăn cản hệ miễn dịch làm việc đúng cách, có thể dẫn đến cảm lạnh và cảm cúm cũng như nhiều bệnh nghiêm trọng hơn.
A xít béo omega 3 ngừa cảm lạnh rất hiệu quả.
Tỏi chứa allicin, một hợp chất sulfuric sản xuất chất chống ô xy hóa khi nó phân hủy. Theo một nghiên cứu đăng trên chuyên san Advances in Therapy, những ai bổ sung tỏi trong 12 tuần (trong khoảng thời tiết lạnh giá) thường bị cảm lạnh ít hơn so với những người dùng giả dược. Đối với những người đang bị cảm lạnh thì bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn sẽ giúp bệnh tình mau thuyên giảm.
Nếu muốn tăng cường hệ miễn dịch, cũng nên ăn thịt bò. "Thịt bò là một nguồn dồi dào kẽm, chất rất quan trọng trong sự phát triển bạch cầu bảo vệ cơ thể", chuyên gia Alissa Rumsey, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng Mỹ cho lời khuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu kẽm làm giảm chức năng miễn dịch. Ngoài ra, protein từ thịt bò hỗ trợ cơ thể tạo kháng thể chống các bệnh truyền nhiễm, theo chuyên gia Anita Mirchandani, phát ngôn viên Hiệp hội Dinh dưỡng bang New York (Mỹ).
Khoai lang chứa nhiều vitamin A, giúp duy trì sức khỏe của bề mặt niêm mạc. "Điều đó bao gồm bên trong mũi và đường tiêu hóa cũng như làn da, giúp giữ vi khuẩn không thể xâm nhập vào cơ thể. Giữ màng nhầy khỏe mạnh là chìa khóa để ngừa bệnh nhiễm trùng", chuyên gia Rumsey chia sẻ.
Củ nghệ giàu chất chống ô xy hóa và được xem là chất kháng viêm tự nhiên. "Nếu bạn ăn nghệ mỗi ngày sẽ giúp giảm độc tố trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy những ai ăn nghệ thường ít bị cảm lạnh, ho và nghẹt mũi", chuyên gia Mirchandani khẳng định.
Ngoài cam quýt, các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi... cũng rất giàu vitamtin C chống cảm cúm. Theo chuyên gia Rumsey, nạp đủ vitamin C giúp rút ngắn thời gian bị cảm.
Súp gà không thể thiếu trong những lúc bạn bị cảm lạnh vì chứa nhiều dưỡng chất giúp bạn mau vượt qua bệnh. Súp gà âm ấm không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giúp cung cấp nhiều nước cho cơ thể. "Chất lỏng nóng như súp giúp tăng thân nhiệt và đường hô hấp, từ đó tiết chế việc tiết dịch nhầy. Ngoài ra lúc nấu gà, nó giải phóng a xít amin cysteine, chất có tác dụng điều trị viêm phế quản", chuyên gia Mirchandani kết luận.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Lợi ích từ quả thơm Thơm (dứa) chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ăn thơm thường xuyên sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Minh Khôi Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thơm là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C, ăn thơm giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus và góp phần xây dựng "hệ phòng thủ" của da chống lại nhiễm...