Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe và những lưu ý khi dùng
Kỷ tử là một loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường sinh lý,…
Kỷ tử (hay còn gọi là câu kỷ tử) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Kỷ tử có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người dùng chúng để điều trị các vấn đề về gan, thận và mắt.
Kỷ tử tươi là loại quả mọng màu đỏ tươi, có vị ngọt, hơi chua chua. Chúng thường được sấy khô để dùng như một vị thuốc.
Thành phần dinh dưỡng của kỷ tử
Kỷ tử có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Loại quả này là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm: vitamin C, chất xơ, khoáng chất, vitamin A, kẽm, chất chống oxy hóa.
Kỷ tử chứa tất cả 8 loại axit amin thiết yếu. Ngoài ra, kỷ tử còn cung cấp một lượng protein đáng ngạc nhiên so với các loại trái cây khác.
Hàm lượng chất xơ cao và lượng carb xấu trong kỷ tử là khá thấp, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng chậm hơn và tránh những tác động xấu cho sức khỏe.
Tác dụng của kỷ tử
1. Tăng cường miễn dịch, chống cảm cúm
Các vitamin đa dạng trong kỷ tử giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp bạn ngăn ngừa cảm cúm. Trong một thí nghiệm gần đây, các nhà khoa học phát hiện kỷ tử giúp tăng cường hiệu quả của việc tiêm phòng cúm ở những con chuột trưởng thành. Điều này rất quan trọng vì vắc xin cúm không phải lúc nào cũng có hiệu quả chống lại virus.
2. Hỗ trợ giảm cân
Đây là một trong những tác dụng của kỷ tử được chị em ưa thích. Kỷ tử có thể cung cấp năng lượng lành mạnh cho chị em mà không gây béo. Hương vị dễ ăn, hàm lượng chất xơ cao của loại quả này khiến nó trở thành một bữa ăn nhẹ hoàn hảo của bạn. Chị em có thể thêm kỷ tử vào sữa chua hoặc salad để bữa ăn thêm dinh dưỡng.
Kỷ tử là một loại đồ ăn ít calo, ít đường và nó trở thành một sự thay thế hoàn hảo cho các loại trái cây sấy có làm lượng đường cao hơn.
3. Cung cấp chất chống oxy hóa cho mắt và da
Một nghiên cứu chỉ ra lượng chất chống oxy hóa rất cao có trong quả kỷ tử, đặc biệt là zeaxanthin. Zeaxanthin thường có trong kỷ tử, nghệ tây và ớt chuông.
Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào chống lại sự phá vỡ khi chúng tiếp xúc với các yếu tố như khói và phóng xạ. Hơn thế nữa, thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa lành mạnh thường có nhiều chất xơ và ít chất béo không lành mạnh.
4. Duy trì lượng đường trong máu
Thêm một tác dụng tuyệt vời của kỷ tử là nó duy trì và cân bằng lượng đường trong máu. Kỷ tử có khả năng hạ đường huyết, cải thiện dung nạp đường, làm giảm kháng insulin, cải thiện và phục hồi các tế bào giúp sản xuất insulin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu sử dụng kỷ tử nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Tăng testosterone
Kỷ tử có tác dụng làm tăng nội tiết tố nam testosterone, vì vậy nó có thể hỗ trợ khả năng sinh sản. Kỷ tử có thể giúp tăng số lượng tinh trùng và di chuyển, cải thiện khả năng tình dục, duy trì khả năng cương cứng, chống xuất tinh sớm, cải thiện nội tiết tố nam testosterone
Nghiên cứu cho thấy kỷ tử có thể là một thay thế cho đơn thuốc cho chứng rối loạn cương dương.
Ngoài ra, kỷ tử có nhiều tác dụng khác như cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng khả năng tập trung, bổ sung năng lượng, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, giảm đau viêm khớp,…
Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử
Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử thường xuyên. Dù kỷ tử không có nhiều tác dụng phụ nhưng nó có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng.
Tránh thêm kỷ tử vào chế độ ăn uống của bạn trong các trường hợp sau:
- Bạn đang sử dụng một số loại thuốc, như thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường và thuốc huyết áp.
- Bạn dị ứng với trái cây.
- Không đủ nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có thể dùng kỷ tử một cách an toàn. Có một số ý kiến cho rằng kỷ tử có thể khiến tử cung co lại. Vì vậy, nếu bạn có thai hãy cẩn thận và tránh dùng kỷ tử.
- Một phần tư cốc quả kỷ tử có thể đáp ứng 340% lượng vitamin A cần thiết. Bạn có thể điều chỉnh để giảm nguy cơ nhiễm độc vitamin A.
Cách sử dụng kỷ tử
Có rất nhiều nơi bán kỷ tử khô đóng gói sẵn. Bạn cũng có thể mua kỷ tử tươi dù hiếm hơn. Hãy dùng loại quả này tương tự như nho khô. Bạn có thể trộn kỷ tử vào ngũ cốc ăn sáng hoặc sữa chua. Bạn cũng có thể uống kỷ tử như nước trái cây hoặc trà.
Kỷ tử cũng có thể được dùng như nguyên liệu để nấu các món mặn như thịt hầm, gà hầm nhằm tăng vị ngọt cho món ăn. Đồng thời, hàm lượng vitamin C có trong kỷ tử sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt trong thịt hiệu quả hơn.
Kỷ tử là loại quả được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Một số trường hợp gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ trong lần đầu ăn kỷ tử. Đây có thể là một tác dụng phụ phổ biến. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề tiêu hóa hoặc tiêu hóa mãn tính, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử như một loại thuốc.
Cách bảo quản hạt kỷ tử
Kỷ tử rất dễ ẩm mốc, nếu không được bảo quản kỹ sẽ làm hao hụt dinh dưỡng có trong kỷ tử. Đối với kỷ tử khô, bạn nên cho vào túi buộc kín hoặc lọ khô vặn chặt nắp rồi cất nơi khô thoáng, có thể để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, kỷ tử dùng tốt nhất là trong vòng 2 tuần kể từ ngày mở ra.
Nếu bạn mua số lượng lớn, hãy phơi chúng dưới nắng rồi cho vào túi kín và để nơi thoáng khí. Một thời gian sau phải kiểm tra để xem có bị ẩm mốc không.
Đối với kỷ tử tươi, tốt nhất là nên sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu bạn muốn sử dụng lâu dài, hãy phơi khô kỷ tử rồi sấy ở nhiệt độ từ 30 – 45 độ C.
Đậu bắp chữa tiểu đường, là 'Viagra' cho quý ông nhưng cực độc với những người này
Đậu bắp không chỉ là một món ăn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể cải thiện hệ miễn dịch, có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường, làm đẹp da, tăng cường sinh lý cho quý ông...
Tuy nhiên đậu bắp có thể trở thành món ăn có hại, 'đại kỵ' với một số người mắc các bệnh lý sau đây
Ảnh minh họa: Internet
Tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe
Đậu bắp có tác dụng trị tiểu đường
Quả đậu bắp có tác dụng rất tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu của chúng ta. Bởi trong các thành phần của đậu bắp, chất xơ chiếm một phần lớn. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường, tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, ăn đậu bắp có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đây là bài thuốc hữu hiệu mà nhiều người áp dụng sử dụng cho các bữa ăn hằng ngày.
Đậu bắp chữa bệnh khớp
Ăn đậu bắp tốt cho xương khớp bởi chất nhầy có trong loại quả này. Trong các thành phần dưỡng chất của đậu bắp, có các dưỡng chất được xem là tốt cho xương khớp như vitamin K, folate. Đây là các dưỡng chất có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa, phòng chống bệnh loãng xương.
Với công dụng này, tuy không phải là một bài thuốc đặc trị bệnh khớp nhưng đậu bắp cũng được bổ sung vào các món ăn tốt dành cho xương khớp của rất nhiều người.
Làm đẹp da
Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.
Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Một người bị thiếu máu có thể nhận được những lợi ích của loại rau này từ nước ép của nó. Nguyên nhân vì đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan và magiê... giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Chữa ho và viêm họng
Nước ép đậu bắp cũng được sử dụng để điều trị đau họng và ho nặng. Một người bị đau họng và ho có thể thưởng thức nước ép đậu bắp. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng của đậu bắp sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.
Cải thiện sinh lý phái mạnh
Một nghiên cứu gần đây cho biết đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng. Điều này đã góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh.
Giảm mức cholesterol
Đậu bắp có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, do đó có thể giúp cơ thể giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên loại nước ép này có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và bảo vệ trái tim của bạn.
Hạn chế bệnh tim mạch
Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.
Giảm triệu chứng hen suyễn
Trong đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn. Do đó, khi dùng đậu bắp thì bạn sẽ đỡ khó chịu hơn với các triệu chứng hen đồng thời giảm khả năng bị hen suyễn.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nhờ nguồn vitamin K và folate dồi dào trong đậu bắp, loại thực phẩm này cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương, tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe hơn và phòng bệnh loãng xương. Đậu bắp không chỉ dùng để ăn mà uống nước đậu bắp cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Những người cần tránh ăn đậu bắp
Theo kinh nghiệm ẩm thực, nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.
Bệnh nhân có vấn đề về đường ruột
Đậu bắp chứa nhiều fructan - một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột. Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp.
Người viêm khớp, đau khớp nhạy cảm với thành phần solanine
Đậu bắp chứa solanine vốn có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một tỉ lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này. Solanine cũng hiện diện trong khoai tây, cà chua, cà tím, dâu tây và atisô. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất nên hạn chế dùng solanine và điều ngược lại dường như có ý nghĩa hơn là rau quả nói chung kéo giảm tình trạng viêm.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao có tác dụng ngược đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin - là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não. Vitamin K cũng bị xem là trợ giúp cho huyết khối hình thành, làm cho đường truyền máu tới tim hoặc não bị tắc nghẽn cực nguy hiểm.
Người bị sỏi thận
Những ai từng mắc sỏi thận cũng đều tránh dùng quả đậu bắp bởi vì quả đậu bắp có chứa lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.
7 loại thực phẩm giải quyết "bệnh" thường gặp trên các bộ phận cơ thể, càng ăn càng khỏe mạnh Dinh dưỡng giúp con người duy trì hoạt động sống, trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm đều có tác dụng tốt cho cơ thể. Trong đó, có những loại thực phẩm có thể giúp "điều trị" một số vấn đề xảy ra trên cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe thể chất. Dưới đây là 7 loại thực phẩm giải...