Tác dụng của 6 chi tiết trên ô tô, không phải ai cũng biết
Sử dụng ô tô hàng ngày nhưng không phải tài xế nào cũng hiểu tác dụng của nút Shift Lock ở gần cần chuyển số, các khe nhỏ trên bản táp lô… hay cách mở cửa khoang hành lý khi bị kẹt trong xe.
Không phải tài xế nào cũng hiểu tác dụng của nút Shift Lock ở gần cần chuyển sốg như vô hại của người lái nhưng theo thời gian rất dễ làm hư hỏng một số chi tiết, bộ phận trên xe.
Mỗi chiếc ô tô được nhà sản xuất trang bị hàng trăm chi tiết nhằm hỗ trợ người dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, việc không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như ít mày mò tìm hiểu các trang bị trên xe, khiến nhiều tài xế thường bỏ quên tác dụng của các chi tiết vốn được nhà sản xuất thiết kế để sử dụng khi cần thiết.
1. Nút Shift Lock gần cần chuyển số
Trên bệ cần số của các mẫu ô tô dùng hộp số tự động thường được trang bị nút Shift Lock. Thế nhưng, hầu hết các tài xế, đặc biệt là các “tài mới” khi được hỏi đến đều không biết tác dụng cũng như không mấy quan tâm đến nút này.
Vị trí Shift Lock trên xe Ford Ranger
Về nguyên tắc, với các xe số tự động, người dùng sẽ không thể chuyển cần số giữa các chế độ P, N, D, R… khi xe chưa nổ máy. Vì vậy, trong trường hợp ắc quy yếu, hết bình hay xe bất ngờ chết máy giữa đường, người lái sẽ không thể chuyển cần số về N để kéo xe đi đến garage. Lúc này nút Shift Lock với chức năng mở khóa giúp sang số sẽ phát huy tác dụng.
Trên một số xe đời cũ, Shift Lock được thiết kế theo kiểu nút bấm, người dùng chỉ cần nhấn đè nút và chuyển cần số. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tính thời trang trong thiết kế, nút Shift Lock trên nhiều mẫu xe hiện nay được đặt ẩn phía dưới. Để sử dụng khi cần thiết, người dùng cần sử dụng vật mỏng, cứng mở nắp đậy sau đó gạt lẫy nhỏ hoặc nhấn nút bấm bên dưới để điều khiển cần số.
Nhấn nút bấm bên dưới để có thể điều khiển cần chuyển số
2. Các khe nhỏ trên bản táp lô
Nhiều người sử dụng ô tô lâu năm vẫn lầm tưởng các khe nhỏ bố trí trên bảng táp lô, gần cột A là cửa gió của hệ thống điều hòa. Tuy nhiên, các khe này được thiết kế cố định hướng chéo ra bên ngoài và không thể điều chỉnh.
Video đang HOT
Khe điều hướng gió để sấy kính cửa sổ hai bên
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, các khe này ngoài tác dụng thông hơi, còn có chức năng điều hướng gió để sấy kính cửa sổ hai bên, giúp người lái dễ dàng quan sát gương chiếu hậu.
3. Ốp nhỏ ở cản trước
Ngoài các nút cảm biến, trên cản trước của một số mẫu xe thường có một miếng ốp nhỏ, có thể tháo, mở. Chi tiết này đơn giản chỉ để che đậy móc kéo cáp đặt bên trong đảm bảo tính thẩm mỹ trong thiết kế. Khi xe bị mắc lầy, hay chết máy và cần xe khác tời kéo. Người dùng mở nắp sẽ tìm thấy móc để móc cáp.
Người dùng mở nắp sẽ tìm thấy móc để móc cáp kéo xe
4. Lẫy sau gương chiếu hậu bên trong xe
Một số “tài mới” khi lái ô tô thường chỉ chỉnh góc độ của gương chiếu hậu bên trong mà không hề biết đến việc chuyển chế độ chống chói trong gương. Ngoại trừ các mẫu xe cao cấp thường thiết kế gương chiếu hậu tích hợp chức năng tự động chóng chói, các mẫu xe còn lại người dùng có thể điều khiển để chuyển chế độ chống chói trong gương bằng một lẫy nhỏ thường bố trí phía sau gương. Khi bị chói do ánh đèn của các xe đi phía sau hay điều kiện ánh sáng môi trường, tài xế chỉ cần gạt lẫy nhỏ phía sau gương xuống, gương sẽ chống chói để đảm bảo tầm quan sát.
5. Kí hiệu trên mặt trong cửa khoang hành lý
Một số mẫu xe hiện nay được trang bị một khóa an toàn giúp mở cốp từ bên trong khi tất cả các cửa bị khóa. Trên các mẫu xe SUV, Crossover hay Hatchback, bộ phận này được gắn ở mặt trong của cửa khoang hành lý và được che đậy bằng một miếng ốp nhỏ. Trên các dòng xe Sedan thường được thiết kế đơn giản hơn bằng một lẫy nhỏ, hoặc cần kéo.
Mở miếng ốp nhựa, gạt khóa an toàn giúp mở cốp từ bên trong khi tất cả các cửa bị kẹt
Tại Việt Nam, chi tiết này ít khi được sử dụng nên nhiều tài xế thường không quan tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp các cửa xe đều bị kẹt, hiểu được tác dụng của chi tiết này sẽ giúp bạn dễ dàng thoát ra khỏi xe. Với xe SUV, nắp ốp này được thiết kế giúp người dung dễ dàng dùng tay hoặc dụng cụ nhỏ trên xe để mở… Sau khi cậy nắp, chỉ cần dùng tay gạt lẫy cốp sẽ bật ra.
6. “Vây cá” trên trần xe
“Vây cá” gắn trên trần xe thực chất là ăng ten bắt sóng
Một số mẫu xe sedan hiện nay thường được gắn một bộ phận thiết kế tương tự “vây cá” gắn trên trần xe. Chi tiết không hoàn toàn để trang trí, làm đẹp mà thực chất là ăng ten giúp bắt sóng cho hệ thống giải trí trên xe. Vây cá mập có cấu tạo rỗng, lồng dây ăng ten và đầu thu sóng.
Những sự cố thường gặp với hệ thống gạt mưa rửa kính ô tô
Hệ thống gạt mưa rửa kính góp phần đảm bảo tầm nhìn khi lái xe nhưng trong thực tế nhiều người mới sử dụng ô tô vẫn chưa quan tâm đúng mức và không biết cách khắc phục những sự cố của hệ thống này.
Hệ thống gạt mưa rửa kính góp phần đảm bảo tầm nhìn khi lái xe
Gạt mưa, rửa kính đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch bụi bẩn, gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho tài xế khi lái xe trong điều kiện trời mưa. Trên thực tế đây chỉ là một hệ thống phụ trên ô tô nên nhiều người thường không quan tâm, bảo dưỡng dẫn đến những hư hỏng và không thể gạt sạch bụi bẩn, nước đọng bề mặt kính khi cần thiết. Điều này rất dễ gây cản trở tầm nhìn cho người lái, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Qua quá trình chăm sóc, bảo dưỡng ô tô, các kỹ thuật viên của Mobile Car Care đã chỉ ra những hư hỏng mà người dùng ô tô thường gặp với các chi tiết như chổi gạt, cần gạt, bộ phun nước rửa... cũng như cách khắc phục những sự cố này.
Theo thời gian sử dụng cùng với tác động của thời tiết, chổi gạt, cần gạt thường gặp sự cố
Chổi gạt, gạt không sạch bề mặt kính
Đây được xem là sự cố phổ biến nhất mà nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước, rửa kính. Hệ thống này khi được bật vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên lại không thể gạt sạch bụi bẩn hay nước mưa đọng trên bề mặt kính.
Trong trường hợp này, bước đầu tiên người dùng ô tô nên kiểm tra chổi gạt. Chi tiết này làm bằng cao su nên theo thời gian sử dụng, dưới tác động từ các yếu tố môi trường thường bị mòn... Vì vậy, sau khi gạt thường để lại vệt nhỏ trên bề mặt kính hoặc phát ra tiếng kêu trong quá trình hoạt động.
Nên thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng cần gạt, thay thế chổi gạt khi bề mặt cao su quá mòn hay bị rạn nứt
Nếu phát hiện chổi gạt quá mòn, bề mặt cao su bị chai cứng hay rạn nứt nên thay thế chổi gạt mới. Hiện nay, có khá nhiều loại chổi gạt được bán trên thị trường với mức giá và chất lượng khác nhau. Người dùng ô tô nên lưu ý chọn những loại chổi gạt chính hãng hoặc của các thương hiệu lớn đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, sau khi thay thế chổi gạt, nên dùng dung dịch rửa kính, khăn vải mềm để lau sạch bụi bẩn còn bám lại trên bề mặt kính.
Cần gạt không khớp với kính
Cần gạt là chi tiết để gắn chổi gạt. Trong thực tế, khi rửa hoặc đỗ xe dưới trời nắng nóng nhiều tài xế thường có thói quen dựng thẳng cần gạt để vệ sinh đồng thời tránh làm bề mặt cao su chổi gạt bị biến dạng khi tiếp xúc tiếp xúc với kính có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thao tác này nếu không cẩn thận rất dễ làm cong cần gạt khiến chổi gạt không khít với bề mặt kính. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng cần gạt mà còn rất dễ tạo ra các vết bẩn trên mặt kính.
Nên chú ý khi vệ sinh để không làm cong, vênh cần gạt khiến chổi gạt không khít với bề mặt kính
Người dùng nên chỉnh lại cần gạt, nếu độ cong vênh quá lớn nên thay thế cần gạt mới. Bên cạnh đó, nên chú ý đến các khớp nối cần gặt với thanh giằng, nếu các khớp nối này bị mòn sẽ làm rung lắc và không giữ chặt được cần, lúc này bạn nên tính đến phương án thay thế.
Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ
Nhiều lái xe thường gặp trường hợp này khi sử dụng cần gạt kết hợp việc phun nước rửa để làm sạch bề mặt kính.
Khi nhấn công tắc mà nước rửa kính không phun, có thể bình chứa dung dịch nước rửa kính đã cạn. Thông thường một số xe sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ trung tâm, lúc này nên mở nắp ca pô khoang động cơ, tìm vị trí nắm bình để châm thêm nước rửa kính. Vị trí nắp bình nước rửa kính thường có ký hiệu như hình bên dưới, người dùng ô tô nên chú ý để tránh nhầm lẫn với các bình chứa dung dịch khác.
Chú ý châm dung dịch nước rửa kính thường xuyên
Trường hợp sau khi châm đầy bình, nước rửa kính vẫn không phun ra hoặc phun không đủ. Lúc này nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun. Các chi tiết này có thể bị vỡ nứt hoặc tắc nghẽn khiến nước không phun lên được. Ngoài ra nên mở nắp capô, tìm vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nhờ người vào xe bật công tắc phun nước, nếu máy bơm không hoạt động, nên mang xe đến garage để kiểm tra.
Trong thực tế, nhiều người dùng ô tô thường sử dụng nước lã pha với một ít nước rửa chén để tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên nên dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ giúp lau sạch bề mặt kính đồng thời tăng tuổi thọ cho chổi gạt.
5 quan niệm sai lầm của tài xế về nhiên liệu ô tô Một số người dùng ô tô cho rằng, bơm nhiên liệu cho xe vào buổi sáng sẽ giúp đi được quãng đường xa hơn, hay để nhiên xăng cạn bình gây ảnh hưởng cho xe... nhưng thực thế điều này chưa hẳn đã đúng. Nhiều lái xe vẫn lầm tưởng về những vấn đề nhiên liệu trên ô tô Từ những trải nghiệm...