Tác dụng chữa COVID-19 bất ngờ của loại thuốc chống trầm cảm rẻ tiền
Đa số thuốc điều trị COVID-19 đã được thử nghiệm đều chưa có kết quả tốt, nhưng nghiên cứu mới có quy mô lớn chỉ ra rằng thuốc fluvoxamine có thể có kết quả khác biệt.
Bệnh nhân COVID-19 tại Louisiana. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Vox, kết luận trên được đưa ra sau các cuộc thử nghiệm quy mô nhỏ năm ngoái mà trong đó các nhà nghiên cứu phát hiện thấy fluvoxamine cực kỳ hiệu quả trong giảm nguy cơ nhập viện cho bệnh nhân COVID-19.
Còn nghiên cứu TOGETHER với quy mô lớn hơn nhiều, được thực hiện trên 3.000 bệnh nhân, trong đó 800 người sử dụng fluvoxamine, đã ủng hộ và củng cố các kết quả hứa hẹn của các nghiên cứu trước đó.
Fluvoxamine là một loại thuốc chống trầm cảm mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận là an toàn và rẻ tiền.
Trong nghiên cứu, bệnh nhân được cho sử dụng fluvoxamine trong vòng vài ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Kết quả là nguy cơ nhập viện của nhóm này thấp hơn 31% và nguy cơ phải dùng máy thở cũng thấp hơn tương tự. Con số này cho thấy hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại thuốc khác từng được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ngoại trú.
Đồng tác giả nghiên cứu Ed Mills, giáo sư khoa học sức khỏe tại Đại học McMaster, nhận định: “Đây là phát hiện quan trọng. Các nhân tố thay đổi cuộc chơi là những thứ mà chúng ta đã có sẵn”.
Điều khiến kết quả nghiên cứu này có tiềm năng chính là fluvoxamine không đắt và đã được FDA thông qua để sử dụng cho người mắc Rối loạn do Ám ảnh Thúc đẩy (OCD). Vì thế, bác sĩ nào cũng có thể kê thuốc này theo kiểu không theo hướng dẫn trên nhãn thuốc cho bệnh nhân COVID-19 dựa trên đánh giá lâm sàng. Đó là thuốc dễ sử dụng, không cần phải ở bệnh viện hay có chuyên gia y tế hỗ trợ.
Video đang HOT
Fluvoxamine được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Qua một hành trình bất thường, loại thuốc này lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học khi tìm kiếm một loại thuốc chữa COVID-19 tiềm năng.
Số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 ở Mỹ tiếp tục tăng. Ảnh: AFP
Cách đây nhiều năm, trước khi COVID-19 xuất hiện, Angela Reiersen, bác sĩ tâm lý tại Đại học Washington ở St. Louis, đang nghiên cứu các bệnh nhân mắc rối loạn gien hiếm có tên gọi hội chứng Wolfram, ảnh hưởng tới phản ứng căng thẳng của tế bào. Bà nhận thấy họ dường như đáp ứng tốt với một số thuốc SSRI và đáp ứng kém với số khác, khiến bà nghiên cứu tìm sự khác biệt trong hóa chất SSRI để tìm hiểu lý do.
Bà phát hiện ra fluvoxamine hoạt động tốt, dính với một thụ thể trong tế bào điều chỉnh phản ứng căng thẳng của tế bào và sản sinh ra cytokine (loại protein báo hiệu cho cơ thể rằng có vấn đề và gây viêm nhiễm). Các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia phát hiện ra rằng fluvoxamine làm giảm viêm ở động vật. Bà Reiersen muốn biết thuốc này có hiệu quả với bệnh nhân của mình không.
Sau đó, đại dịch COVID-19 ập tới. Một giả thiết hàng đầu về điều xảy ra khi bệnh nhân mắc COVID-19 là các tế bào bị tổn hại giải phóng rất nhiều cytokine, sau đó gây viêm nhiễm trong phổi, khiến bệnh nhân khó thở và gây tổn hại tế bào lâu dài. Đầu đại dịch, bà Reiersen đã gặp đồng nghiệp ở khoa y Đại học Washington với ý tưởng táo bạo: fluvoxamine có thể hỗ trợ bệnh nhân COVID-19.
Eric Lenze, nhà nghiên cứu lâm sàng hàng đầu, đã nhất trí cần thử nghiệm thuốc này. Trong mùa xuân và hè năm đó, họ tìm bệnh nhân COVID-19 và điều trị. Tới mùa thu, họ có kết quả là trong số 152 bệnh nhân tham gia (một nửa dùng giả dược, một nửa dùng fluvoxamine), có 6 bệnh nhân dùng giả dược gặp triệu chứng khó thở theo ngưỡng của nghiên cứu. Nhóm dùng fluvoxamine không có ai.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ. Bà Reiersen nói: “Điều tôi nghĩ là quan trọng nhất là hiệu quả chống viêm. Fluvoxamine có thể giảm nồng độ các hóa chất cytokine, vì thế bệnh nhân ít bị tổn thương phổi hơn”.
Kết quả khả quan nên bà Reiersen và Lenze thực hiện thử nghiệm quy mô lớn hơn để xác nhận fluvoxamine có thể là thuốc điều trị COVID-19 hàng đầu.
Trong khi đó, sau một đợt bùng phát COVID-19 lớn ở California, các nhà nghiên cứu cho bệnh nhân lựa chọn có dùng fluvoxamine hay không. 65 người đồng ý và 48 người không đồng ý. Không ai trong số những người uống flovoxamine phải nhập viện, còn nhóm kia có 6 người.
Các bằng chứng hứa hẹn khắp nơi đã khiến ông Ed Milles tại Đại học McMaster thực hiện nghiên cứu quy mô lớn với fluvoxamine và chủ yếu thực hiện ở Brazil. Nghiên cứu có tên TOGETHER nói trên.
Trong các nghiên cứu nói trên, fluvoxamine được kê cho bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng COVID-19. Kết quả nghiên cứu đủ thuyết phục để các nhà nghiên cứu bắt đầu khuyến nghị fluvoxamine cho người có triệu chứng COVID-19.
Điều quan trọng với fluvoxamine là mọi người có đủ thông tin về rủi ro và lợi ích của thuốc này. Vì fluvoxamine đã có cách đây vài chục năm, nên các bác sĩ nắm rõ rủi ro, an toàn, mức độ đáp ứng thuốc.
Theo Lenze, thuốc chỉ khiến 1/4 số người dùng buồn nôn nhẹ, không gây chết người dù quá liều.
Dù TOGETHER chưa được bình duyệt nhưng nhiều nhà nghiên cứu không tham gia TOGETHER đã xem kết quả và thấy nghiên cứu thuyết phục.
Mặc dù TOGETHER được thực hiện khi biến thể Delta chưa phổ biến ở Brazil, nhưng không có lý do đủ mạnh để cho rằng fluvoxamine không hiệu quả với biến thể Delta.
Dù vậy, Lenze cho rằng FDA không bao giờ cấp phép fluvoxamine để chữa COVID-19 vì thuốc này rẻ và có nhiều. Không ai có thể kiếm lời từ thuốc này nên không ai sẽ bỏ tiền để kêu gọi FDA cấp phép fluvoxamine.
Biến chủng Delta lây lan mạnh, Covid-19 tại Mỹ tăng cao nhất 6 tháng
Tốc độ lây lan mạnh của biến chủng Delta tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến cho số người mắc bệnh và nhập viện tại Mỹ lên mốc cao nhất trong 6 tháng qua.
Bên trong một điểm tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Mỹ (Ảnh: AP).
Theo thống kê của hãng tin Reuters , người mắc Covid-19 và nhập viện ở Mỹ đã tăng cao nhất trong 6 tháng qua, do mầm bệnh đã và đang lây lan ở các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Trên toàn quốc, Reuters cho biết, ca Covid-19 trung bình đạt mốc 100.000 trong 3 ngày liên tiếp, cao hơn 35% so với tuần trước. Tốc độ bùng dịch mạnh nhất ở các bang Louisiana, Florida và Arkansas.
Số người mắc Covid-19 nhập viện cũng tăng 40%, trong khi số ca tử vong cũng tăng 18% so với tuần trước. Arkansas là bang có nhiều người thiệt mạng vì dịch nhất trong tuần qua tại Mỹ.
Bang Florida tiếp tục ghi nhận số ca nhập viện tăng mạnh trong 8 ngày liên tiếp. Tại bang này, hầu hết học sinh sắp trở lại trường học, nhưng các bên vẫn đang tranh luận về việc có bắt buộc học sinh phải đeo khẩu trang trong lớp hay không. Trong khi đó, một tổ chức liên đoàn các giáo viên ở Mỹ đã lên tiếng ủng hộ việc bắt buộc giáo viên Mỹ tiêm chủng trong nỗ lực bảo vệ các học sinh chưa được tiêm phòng vắc xin Covid-19.
Reuters dẫn lời các chuyên gia y tế cho biết, số trẻ em nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ đang tăng, thực trạng mà họ nhận định là do chủng Delta dường như có xu hướng dễ lây lan cho trẻ em hơn chủng trước đó.
Mỹ vẫn đang thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng vì đây là biện pháp tốt nhất để ngăn dịch bệnh lây lan mạnh hơn. Tháng trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành quy định yêu cầu các nhân viên liên bang phải trưng bằng chứng đã tiêm chủng hoặc đối mặt với việc phải làm xét nghiệm thường xuyên, phải mang khẩu trang và bị hạn chế đi lại.
Trong khi đó, tại khu vực tư nhân, nhiều công ty lớn đã ra quy định yêu cầu nhân viên phải tiêm chủng Covid-19 như các hãng hàng không United, các tập đoàn công nghệ.
Bang của Mỹ trải qua "những ngày đen tối nhất" vì biến chủng Delta Số ca nhập viện vì Covid-19 ở bang Louisiana và Florida của Mỹ đã tăng lên mức cao chưa từng thấy, khiến các bác sĩ rơi vào tình trạng quá tải. Hơn 10.000 bệnh nhân đã nhập viện ở Florida, Mỹ vào ngày 1/8, vượt qua kỷ lục của bang (Ảnh: Reuters). Theo Reuters , hơn 10.000 bệnh nhân đã nhập viện ở...