Tác dụng chữa bệnh của nọc ong
Nọc độc của ong có thể làm chết người, nhưng cũng là một vị thuốc nhiều tác dụng. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng nọc ong ức chế tế bào ung thư.
Ảnh minh họa.
Giảm đau, làm vết thương nhanh lành
GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, có nhiều nghiên cứu về công dụng tuyệt vời của nọc ong trong y học điều trị bệnh tật, làm đẹp. Tác dụng chữa bệnh của nọc ong cũng được y học biết đến và áp dụng từ rất lâu.
Nọc ong có khả năng làm giảm đau và lành vết thương nhanh chóng. Đến thế kỷ 18, 19, nhiều thầy thuốc châu Âu đã công bố những kết quả đáng phấn khởi trong việc dùng nọc ong chữa các bệnh thấp tim, thấp khớp.
Gần đây, người ta đã dùng nọc ong chữa khỏi nhiều bệnh như thấp khớp, viêm dây thần kinh, huyết áp cao, viêm đa khớp, hen, suy nhược thần kinh, đau cột sống, viêm mống mắt… Nọc ong cũng có khả năng gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, HIV.
Các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh, nọc ong có giá trị như một nội tiết tố kiểu cortison. Nó có khả năng chống viêm, giảm tính thẩm thấu thành mạch, tăng sức đề kháng. Nhưng nó lại tốt hơn cortison vì với liều lượng quy định hầu như không gây tai biến.
Giống như glucocorticoid và aspirin, nọc ong kháng lại các ung thư buồng trứng, gan, tuyến tiền liệt, bàng quang, khối u ác tính (melanoma), ung thư tế bào thận… Làm tăng sự tuần hoàn máu ở động mạch vành và ngoại biên, cải thiện các vòng tuần hoàn nhỏ trong các mô. Giảm nhịp tim ở một liều thấp, làm giảm huyết áp.
GS Bùi Công Hiển cho biết, nọc ong có thành phần hóa học vô cùng phức tạp. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa phân tích được đầy đủ các chất bên trong loại nọc độc này.
Người ta thường biết đến nọc ong với các thành phần chính là axit fomic, peptide, albumin và melittin. Nọc ong có tỷ trọng 1.131, pH 5.5 trong nước, phản ứng axit. Trong nọc ong có lưu huỳnh, tryptophan, cholin, octophotphoric có histamin, axit clohydric và axit formic.
Thành phần chính của nọc ong là các axit amin tự do. Đó là isoleuxin, leuxin, treonin, axit glutamic, melittin, alanin, glycocol, acginin, lysin, xystin. Ngoài ra, nọc ong còn có albumin, chất mỡ, ortophotphoric, các axit muravic, các axit nucleic, hợp chất hữu cơ, chất vô cơ magie đồng.
Video đang HOT
Khoảng 50% nọc độc ong chứa axit amin có tác dụng kháng khuẩn, chống virus, ung thư. Bên cạnh đó, thành phần các peptide apamin và adolapin có đặc tính giảm đau, chống viêm hiệu quả. Nọc ong có tính chất kháng sinh mạnh, giảm hoạt tính dưới tác dụng của các chất oxy hóa và kali – permanganat.
Làm đẹp, chữa ung thư
GS Bùi Công Hiển cho biết, nọc ong được dùng có hiệu quả trong nhiều bệnh, những bệnh nặng và kéo dài, tăng cường chức năng miễn dịch. Khả năng chống viêm của nọc ong mang lại lợi ích tuyệt vời cho người bị viêm khớp dạng thấp.
Việc châm cứu nọc ong mang lại tác dụng như thuốc Celecoxib và Methotrexate điều trị viêm khớp truyền thống. Đặc biệt, khi kết hợp nọc ong để trị liệu cùng với thuốc cho hiệu quả giảm đau, sưng khớp vô cùng cao.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nọc ong có lợi trong việc giảm thiểu những triệu chứng bệnh liên quan đến các vấn đề về thần kinh. Đặc biệt, loại nọc độc này mang đến lợi ích tuyệt vời đối với người bị bệnh Parkinson.
Nọc ong có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch giúp giảm triệu chứng của tình trạng tự miễn dịch. Ví dụ như viêm khớp, viêm não, lupus. Loại nọc này có lợi cho tế bào miễn dịch, giúp điều trị dị ứng, hen suyễn.
Xu hướng làm đẹp từ nọc ong đang ngày càng phổ biến với hiệu quả chăm sóc da tuyệt vời. Loại nọc độc kỳ diệu này được đưa vào serum và kem dưỡng ẩm giúp cải thiện sức khỏe làm da. Nọc ong có tính kháng khuẩn, giảm viêm mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá.
Đặc biệt, loại nọc độc này còn kích thích sản xuất elastin, collagen tự nhiên và tăng cường mô giúp giảm nếp nhăn, tạo vẻ trẻ trung, săn chắc cho da.
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của nọc ong chữa bệnh ung thư đã được công bố. Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hary Perkins ở Tây Australia và được công bố trên tạp chí Nature Precision Oncology. Nọc độc của ong – trong đó có một loại hợp chất có tên melittin – được sử dụng để chống lại ung thư vú.
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về chữa bệnh ung thư bằng nọc ong đã được cong bố, nhưng những chưa có những chế phẩm nọc ong thương mại để chữa bệnh ung thư được sử dụng rộng rãi.
Đắt như vàng
Để lấy nọc ong, người ta đặt một bảng phiến nhôm vào giữa khe của 2 cầu ong và cho dòng điện rất yếu chạy qua để kích thích các con ong thợ đốt tiết ra nọc ong.
Dưới đáy thùng ong đặt một tấm kính trongnhằm gây kích ứng ong và theo phản xạ ong sẽ tấn công lại để bảo vệ tổ của mình bằng cách và đốt nhẹ lên mặt tấm kính và tiết ra một lượng nhỏ nọc.
Khi mỗi con ong tiết ra nọc, nó cũng tiết ra pheromone là tín hiệu kích thích các con ong khác cùng đốt trên tấm kính. Nọc độc dính vào tấm kính. Sau đó tấm kính được lấy ra khỏi tổ ong và nọc độc thô trên tấm kính được thu gom lại để làm cho tinh khiết hơn.
Nọc ong thô được tinh chế đơn giản bằng cách hòa tan trong nước cất, lọc bỏ cặn bẩn không tan, sau đó đem đông cô ở -20 độ C sẽ thu được nọc ong tinh sạch. Phương pháp thu nọc ong này không làm chết ong, dễ dàng loại bỏ các tạp chất và dễ dàng thu được sản phẩm rất quý giá trong đàn ong.
GS Bùi Công Hiển cho biết, ở một số nước nuôi ong trên thế giới đã tiến hành khai thác nọc ong, giá bán 1 kg nọc ong còn đắt hơn 1 kg vàng. Tuy nhiên, những người nuôi ong ở Việt Nam chưa khai thác được nọc ong thương phẩm nên chưa biết được giá nọc ong như thế nào.
Dù có nhiều tác dụng song nọc ong không dùng được đối với bệnh lao, bệnh gan và tuyến tụy tạng, bệnh nhân kèm đái ra máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh máu và các tổ chức tạo máu với khuynh hướng làm chảy máu. Phụ nữ có thai không điều trị bằng nọc ong.
Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi có đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng, mũi khiến người bệnh khó nuốt và khó thở. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh.
Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp... có thể gây tử vong.
Bệnh dễ gây thành dịch, lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Bạch hầu lây từ người sang người khi: Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh; Chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.
Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.
Có 4 loại vắc-xin bảo vệ chống bệnh bạch hầu bao gồm: vắc-xin DTaP (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà); vắc-xin DT (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván); vắc-xin Tdap (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi bị uốn ván, bạch hầu và ho gà) và vắc-xin Td (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn từ uốn ván và bạch hầu).
Ai cần tiêm vắc-xin bạch hầu?
Mọi người đều cần vắc-xin bạch hầu trong suốt cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đồng thời tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ được tiêm vắc-xin DTaP như một phần trong lịch trình tiêm vắc-xin thông thường (nằm trong chương trình tiêm chủng). Trẻ nhỏ cần 1 liều vắc-xin tại các thời điểm: 2 tháng; 3 tháng; 4 tháng (hoặc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng); 15-18 tháng; 4-6 năm.
Trường hợp trẻ đã có một phản ứng nghiêm trọng với thành phần ho gà có trong vắc-xin DTaP, có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin DT thay thế.
Thanh thiếu niên từ 7-18 tuổi: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap ở tuổi 11 hoặc 12 như một phần trong lịch tiêm vắc-xin thông thường.
Người lớn từ 19 tuổi trở lên: Người lớn cần tiêm 1 mũi vắc-xin Td sau mỗi 10 năm như một phần trong lịch trình tiêm chủng vắc-xin thông thường.
Phụ nữ mang thai: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap trong 3 tháng thứ 3 của mỗi thai kỳ.
Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?
Bạn không nên tiêm vắc-xin bạch hầu nếu bạn: Bị dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin; đã có một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà trong quá khứ.
Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin nếu bạn: Có cơn động kinh hoặc các vấn đề khác về hệ thần kinh; bị đau hoặc sưng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà; hoặc bị Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch).
Nếu bạn bị bệnh, cần phải đợi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn để chủng ngừa bệnh bạch hầu.
Bằng chứng cho thấy nghệ có thể giúp ngăn ngừa ung thư Curcumin, hoạt chất sinh học chính trong nghệ, có thể được sử dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày, theo một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Sao Paulo và Đại học Liên bang Para ở Brazil. Theo các nhà khoa học, curcumin, hoạt chất sinh học chính trong nghệ, có thể được sử...