Tác dụng chữa bệnh của loại rau dại thường được người dân dùng làm bánh
Theo chuyên gia, ngoài được sử dụng làm bánh, rau khúc còn có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, se vết thương, liền sẹo, phục hồi nhanh các mô, tế bào hư tổn.
Thưa chuyên gia, quanh nhà tôi mọc rất nhiều cây khúc. Ngoài dùng làm bánh, loại rau này có tác dụng gì cho sức khỏe và cách dùng như thế nào? Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Hà – Hoài Đức, Hà Nội)
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành viên Hội Đông y Hà Nội, tư vấn:
Rau khúc hay còn có tên là Phật nhĩ thảo, Thanh minh thảo, thuộc họ Cúc. Cây mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô, ven đường. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, lá khúc tẻ chế biến thuốc. Bạn cũng có thể hái rau khúc nấu canh.
Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, đi vào kinh Phế, có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn, giải độc, chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng…
Rau khúc còn có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, se vết thương, liền sẹo, phục hồi nhanh các mô, tế bào hư tổn. Rau khúc cũng là vị thuốc trong điều trị yếu sinh lý ở nam giới, trầm cảm, lợi tiểu. Từ xa xưa, người dân dùng rau khúc giã lấy nước ép uống để trị chứng viêm loét và nhiệt miệng.
Rau khúc được nhiều quốc gia sử dụng. Tại Nga, người dân dùng rau khúc trị chứng cao huyết áp. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, rau này dùng tạo màu cho món ăn và là thành phần các bài thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, cảm lạnh.
Rau khúc được dùng làm bánh và thuốc chữa bệnh. Ảnh: Đỗ Thương.
Một số cách dùng rau khúc theo quan niệm trong y học cổ truyền như:
- Chữa cảm lạnh gây sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g. Sắc nước uống trong ngày.
- Chữa ho nhiều đờm: Rau khúc khô 15-20g sắc với đường phèn 15-20g uống trong ngày.
Video đang HOT
- Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Rau khúc khô 30g, gừng 10g, hành hoa 10g. Sắc uống ngày 3 lần.
- Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g. Sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày.
- Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hằng ngày.
- Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: Toàn cây rau khúc 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa thống phong hay còn gọi là bệnh gout: Lá và cành non giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
- Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): Toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa khí hư bạch đới: Rau khúc 15g, cỏ seo gà 15g, có bắc đèn 15g, thổ ngưu tất 12g, sắc nước uống trong ngày.
Những bài thuốc trên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu không đỡ, người bệnh nên tới các cơ sở y tế kiểm tra.
Lưu ý, rau khúc tốt cho sức khỏe nhưng một số trường hợp không nên dùng như người dị ứng với các loại rau họ cúc. Nếu dùng rau khúc chữa bệnh, cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của họ. Tuyệt đối không lạm dụng rau này điều chế thuốc uống có thể gây ra tác dụng phụ. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người đang bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn rau khúc.
12 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc
Rau khúc có thể luộc hoặc nấu canh ăn như một số loại rau khác nhưng chủ yếu được dùng để làm bánh khúc.
Bên cạnh đó rau khúc còn có thể sử dụng để chữa một số bệnh thường gặp.
Công dụng của rau khúc
Rau khúc có tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Để làm thuốc, thường hái lá hoặc toàn cây, tốt nhất vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc tuy đã có hoa nhưng chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Rau khúc có nhiều loài biến chủng song đều được sử làm thuốc với cùng tác dụng.
Theo Đông y: Rau khúc có ngọt, tính bình; vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị; có công dụng khu phong tán hàn, hóa đàm, giảm ho, lợi thấp, giải độc; dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, khí suyễn, phúc tả, bạch đới, tỳ hư thủy thũng, còn dùng chữa phong thấp đau nhức. Dùng ngoài chữa lở ngứa ngoài da, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau...
Rau khúc có thể dùng tươi hoặc khô chữa một số bệnh thường gặp.
Một số bài thuốc từ cây rau khúc
Chữa ho có đờm:Rau khúc khô 20g, đường phèn 15-20g; sắc nước uống trong ngày. Hoặc dùng rau khúc tươi, thái nhỏ cho vào một ít đường, hấp vào nồi cơm, gạn lấy nước uống.
Chữa cảm lạnh, sốt, ho: Rau khúc 20g (hoặc 40g tươi), tía tô 12g, kinh giới 12g, sắc uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rau khúc khô 60g, sắc lấy nước đặc; chia thành 3 phần, uống trong ngày, uống liền 12 ngày là 1 liệu trình.
Trị viêm họng, hen suyễn, nhiều đờm: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa 9g, hạnh nhân 9g, bạch tiền 9g; sắc uống.
Thang điều trị cao huyết áp: Rau khúc khô 12g, câu đằng 9g, tang ký sinh 9g; sắc uống trong ngày.
Rau khúc có thể sử dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm khí quản mạn tính
Chữa đầy bụng, tiêu chảy:Rau khúc khô 60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái; sắc uống trong ngày.
Chữa cảm nắng, sốt, ho: Rau khúc 30g, thanh cao 15g, bạc hà 9g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)15g, cỏ xước 8g; sắc nước uống trong ngày (không dùng thuốc trong lúc đang đau bụng kinh).
Giảm đau nhức do thống phong: Lá và cành non cây rau khúc, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau, băng cố định lại.
Hỗ trợ điều trị gân cốt sưng đau, đòn ngã tổn thương: Toàn cây rau khúc khô 60g; sắc uống trong ngày.
Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng: Toàn cây rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày.
Dùng ngoài: Lá rau khúc tươi 1 nắm, giã nát trộn với cơm nát đắp lên vết thương.
Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp vào nơi tổn thương.
Lý do gây viêm họng, cảm lạnh mãi không khỏi Tôi và gia đình đôi khi hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan. Xin hỏi khi mắc những bệnh này thì cần lưu ý điều gì? Tôi và gia đình đôi khi hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan, tái đi tái lại. Xin hỏi khi mắc những bệnh...