Tác dụng chữa bệnh của cây thông
Cây thông là vị thuốc được sử dụng trong đông y ở Việt Nam để chữa các loại bệnh.
Bác sĩ Phó Đức Thuần chia sẻ trên Báo Sức Khỏe & Đời sống rằng, trong y học cổ truyền Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây thông đều được dùng làm thuốc.
Nhân hạt thông (Hải tùng tử)
Đối với người có tuổi, nhân hạt thông tác dụng bổ can thận nhuận phế, nhuận tràng, nhuận dưỡng da thịt. Loại này đặc biệt thích hợp người già vì không ảnh hưởng xấu chính khí (như khi dùng chữa người già bị tiêu chảy).
Chữa can thận hư (hoa mắt, chóng mặt): Nhân hạt thông, vừng đen, câu kỷ tử, cúc trắng. Mỗi thứ 9 gam sắc uống ngày 1 lần.
Bổ can thận, làm sáng mắt, nhuận da, thần kinh ổn định, ngủ ngon, khỏi hồi hộp lo âu… dùng cao hạt thông. Hạt thông, câu kỷ, kim anh tử, mạch môn đông, mỗi thứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên, trừ hạt thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm.
Chữa táo bón: Nhân hạt thông, bá tử nhân, hỏa ma nhân, lượng bằng nhau. Nghiền bột làm viên. Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn.
Chữa ho lâu ngày, ít đờm: Nhân hạt thông 30g, hạnh đào 60g, nghiền nát làm thành cao, trộn 15g mật. Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm. Ngày 2 lần. Nếu dùng thường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận hồng hào.
Cây thông có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Phấn hoa thông ( tùng hoàng, tùng hoa phấn)
Bột mịn màu vàng nhạt, nhẹ dễ bay, không chìm trong nước vị béo ngọt nhạt không mùi, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong chữa đau đầu, chóng mặt sắc uống ngày 4-8g.
Dùng ngoài rắc lên vết thương lở loét, mụn nhọt.
Lá thông (tùng mao)
Chữa cảm cúm đau mình, lấy lá thông nấu xông (10 – 30g).
Nhức mỏi cơ xương khớp, va đập bầm tím. Lá thông băm nhỏ ngâm rượu để xoa bóp.
Ngứa, lở, loét. Lá thông, lá long não, lá khế, lá thanh hao lượng bằng nhau nấu nước để tắm rửa .
Đốt mắt thông (tùng tiết)
Lấy đốt mắt cành thông cạo vỏ lấy lõi phơi khô. Có vị đắng, tính ấm. Công dụng giảm đau nhức, chữa tê thấp, lấy 20g sắc nước uống cùng các vị khác cùng công dụng.
Video đang HOT
Bài thuốc chữa đau nhức răng: tùng tiết thái nhỏ ngâm rượu càng đặc càng tốt, ngậm nghiêng phía răng đau một lúc rồi nhổ đi. Ngày vài lần.
Chữa ho: Quả thông 10g, lá hẹ 12g, lá kinh giới 12g, thái nhỏ sắc 400ml nước còn 1/3 chia uống 2 lần.
Mọi bộ phận trên cây thông đều có thể làm thuốc chữa bệnh.
Chữa phù toàn thân: Phối hợp với vỏ cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu nấu nước tắm.
Chữa vết thương lở loét: Phối hợp với vỏ cây sung, lượng bằng nhau, đốt thành than tán mịn rắc lên vết loét.
Nhựa thông
Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa thông 40g, nhựa cây sau sau 40g, sáp ong 10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Để nguội, phết lên giấy để dán lên chỗ sưng.
Chữa nhọt mủ: Nhựa thông vừa đủ với bồ hóng bếp củi, gai bồ kết, quả bồ hòn (đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn thành dẻo quánh mềm để đắp lên nhọt nung mủ.
Từ nhựa thông lấy chất terpin làm thuốc ho và được dùng làm thuốc diệt khuẩn đường tiết niệu.
Tinh dầu thông (phần bay lên qua cất kéo hơi nước của nhựa thông đã tinh chế).
Dùng để chữa các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn do tác dụng tiêu sưng, diệt khuẩn. Phối hợp với cồn long não, salixilat metyl làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức.
Tùng hương (phần còn lại sau khi cất nhựa thông lấy tinh dầu)
Tùng hương có vị đắng ngọt, mùi thơm, tính ôn. Có tác dụng khu phong diệt khuẩn, sinh cơ, giảm đau, chữa mụn, nhọt, ghẻ lở. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị khác (hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, sà sàng tử, đại hoàng, khô phân…) để đắp lên loại mụn nhọt lâu ngày không khỏi.
Chữa băng huyết, nôn ra máu: Tùng hương đốt hứng lấy muội khói 10g hòa với 20g da trâu đã đun chảy để uống.
Chữa hen suyễn: Tùng hương, tỏi đều 200g; dầu vừng, riềng đều 100g, long não 4g. Nấu thành cao dán lên huyệt.
Bài thuốc trị bệnh từ hoa mào gà đỏ
Không chỉ được làm cảnh mà hoa mào gà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Nhắc đến hoa mào gà có lẽ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng của loại hoa này. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh của hoa mào gà ít người biết.
Tổng quan về hoa mào gà
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây hoa mào gà là loại thực vật thuộc họ dền, thân mềm, là loài cây cho hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Ở nước ta, cây hoa mào gà chủ yếu được biết đến với hai màu trắng và đỏ.
Cây hoa mào gà đỏ còn được gọi bằng nhiều tên như kê quan hoa, bông mào gà đỏ. Đây là cây sống lâu năm, cành nhẵn bóng, thân cứng, lá nhọn và dài, cuống và phiến là dạng hình trứng. Cây rất ưa ánh sáng, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và cũng không cần bón nhiều phân.
Hoa mào gà đỏ có màu đỏ nhung hoặc đỏ tươi, khá cứng, cánh hoa uốn lượn như mào gà. Hầu hết các bông hoa đều không có cuống hoặc nếu có cuống thì lại rất ngắn.
Quả của cây mào gà đỏ hình cầu hoặc trứng, khoảng 8 - 10 hạt màu đen bên trong, vỏ ngoài của hạt tương đối bóng. Cây ra hoa vào khoảng tháng 7 - 9 và cho quả vào khoảng tháng 9 - 11.
Hoa mào gà đỏ có màu đẹp, hình dáng ưa nhìn nên được nhiều gia đình trồng để làm cảnh. Đây cũng là loài hoa làm cảnh dễ tìm thấy ở nhiều công trình đô thị. Cây phát triển tốt nhất ở điều kiện khí hậu có nhiều ánh sáng và môi trường nóng ẩm.
Hoa mào gà có rất nhiều công dụng
Công dụng của hoa mào gà đỏ
Theo Đông y hoa mào gà đỏ có tính mát, vị ngọt, công dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt trừ thấp nên hợp để chữa các chứng bệnh: xích bạch ly, trĩ xuất huyết, thổ huyết, khạc huyết, ty nục , huyết lâm, băng lậu, đới hạ, đái dưỡng chấp, di tinh.
Y học hiện đại tìm thấy trong hoa mào gà đỏ: chất béo, chất đạm, pantothenic, acid folic cùng hàng loạt vitamin nhóm B, C, E, D, K; lysine cùng các loại acid amin tryptophan; 50 loại mem thiên nhiên; 12 nguyên tố vi lượng. Hàm lượng protein trong hoa mào gà đỏ cao đến 73% nên có thể xem đây là thực phẩm rất bổ dưỡng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ
Bài viết của ThS Hoàng Khánh Toàn - Nguyên trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trên Báo Sức khoẻ & Đời sống chỉ ra các bài thuốc chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ như sau:
1. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Kê quan hoa 3-4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hằng ngày.
2. Thổ huyết (nôn ra máu): Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống.
Hoặc dùng bài: Hoa mào gà trắng tươi 24g (loại khô dùng 12g) hầm với phổi lợn, chia ăn trong ngày.
3. Khạc huyết (ho ra máu): Hoa mào gà trắng 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống.
Hoặc dùng bài: Hoa mào gà 24g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
4. Xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip): Hoa mào gà sắc với rượu uống, xích ly (phân có máu) dùng hoa màu đỏ, bạch ly (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.
5.Thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu): Kê quan hoa và phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi đói.
Hoặc dùng bài: Hoa mào gà trắng sao 30g, tông lư thán 30g, khương hoạt 30g, tán thành bột mịn, uống mỗi lần 6g với nước cơm.
6. Huyết lâm (tiểu buốt và tiểu ra máu): Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15-20g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15g sắc uống.
7. Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, kim ti thảo 15g, kim anh tử 15g, sắc uống.
8. Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Hoặc dùng bài: Hoa mào gà trắng 15g, phòng phong 6g, tông lư thán 10g, sắc uống.
9. Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng.
10. Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
11. Trĩ lở loét: Hoa gà 3g, ngũ bội tử 3g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng lở loét.
12. Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
13. Đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g, sắc với rượu vàng uống.
Những lưu ý khi sử dụng hoa mào gà đỏ
Theo các bác sĩ, mặc dù hoa mào gà đỏ mang lại nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng:
- Người bị u cục, béo phì không nên dùng.
- Người ăn không tiêu, khả năng tiêu hóa kém, hay bị chân tay lạnh nên dùng hoa mào gà đỏ, không dùng hoa mào gà trắng vì dược liệu có tính nê trệ dễ làm trầm trọng các triệu chứng bệnh.
Hoa mào gà đỏ ngoài dùng làm dược liệu còn có thể chế biến để làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày bằng cách nấu canh thịt băm, xào cùng tôm, xào cùng thịt vịt,... Những món ăn này được nhiều người yêu thích và còn giúp cơ thể được giải nhiệt, ngừa táo bón và kích thích tiêu hóa.
Trên đây là những công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ. Tuy tốt cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo, muốn sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.
Uống nước ép củ cải trắng có tác dụng gì? Củ cải không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe, vậy uống nước ép củ cải trắng có tác dụng gì? Củ cải là loại thực phẩm phổ biến trên thế giới. Củ cải có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe. Vậy, uống nước ép củ...