Tác dụng bất ngờ của vắc-xin COVID-19 lên thai nhi khi mẹ tiêm chủng
Nghiên cứu vừa được công bố trên JAMA Network Open đã cung cấp chi tiết về cách mà vắc-xin COVID-19 tạo ra hàng rào miễn dịch cho thai phụ và thai nhi: Đó là một tin mừng ngoài mong đợi.
Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi đồng Philadenphia và Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ những bệnh nhân COVID-19 sinh con từ Bệnh viện Pennsylvania từ ngày 9-8-2020 đến 25-4-2021, tức cả giai đoạn trước và sau khi vắc-xin COVID-19 được triển khai.
Kết quả khẳng định việc tiêm vắc-xin COVID-19 đem đến lượng kháng thể cao hơn cả nhiễm trùng tự nhiên ở cả thai phụ và thai nhi, tức tác dụng có phần mạnh mẽ hơn cả người bình thường.
Sản phụ từng mắc COVID-19 khi mang thai sinh con khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) trong giai đoạn biến chủng Delta nguy hiểm còn hoành hành, nhờ đã được tiêm vắc-xin COVID-19 ngay trong thai kỳ – Ảnh: ANH THƯ
“Những phát hiện này cho thấy việc tiêm chủng COVID-19 không chỉ cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Nó còn cung cấp nồng độ kháng thể cao hơn cho trẻ sơ sinh so với nhiễm COVID-19 tự nhiên” – tờ Medical Xpress dẫn lời phó giáo sư – bác sĩ Dustin D.Flannery, đang công tác tại cả Bệnh viện Nhi đồng Philadenphia và Đại học Pennsylvania.
Cụ thể hơn, trong số 585 bệnh nhân được nghiên cứu có 169 người đã được tiêm phòng nhưng chưa bao giờ mắc COVID-19 trước đó cùng 408 người khác đã mắc COVID-19 trước đó nhưng chưa tiêm phòng, giúp xác định được cụ thể phản ứng của cơ thể đối với riêng từng loại tác động – của vắc-xin hay của tình trạng F0.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đo được mức độ kháng thể chống lại COVID-19 cao gấp 10 lần ở thai phụ đã tiêm phòng so với thai phụ nhiễm bệnh tự nhiên.
Kháng thể IgG quan trọng đối với SARS-CoV-2 cũng được tìm thấy trong máu cuống rốn của 95% trẻ sơ sinh được nghiên cứu, trong đó nhóm mà mẹ được tiêm cũng có nồng độ cao gấp 10 lần so với nhóm có mẹ nhiễm bệnh tự nhiên.
Điều này một lần nữa tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin COVID-19 đối với thai phụ, cũng như những lợi ích kéo dài mà nó mang lại. Y khoa thế giới khuyến khích các bà mẹ tiêm chủng và nuôi con bằng sữa mẹ bất kể bản thân đang dương tính với SARS-CoV-2 khi đứa trẻ ra đời vì giúp trẻ có kháng thể “vàng” chống lại bệnh nhiều tháng sau nhờ kháng thể mẹ truyền qua nhau thai và sữa.
Vắc-xin COVID-19 cũng là phao cứu sinh đối với thai phụ, một trong những đối tượng cực kỳ dễ chuyển nặng và tử vong, tăng nguy cơ phải chấm dứt thai kỳ sớm khi mắc COVID-19.
Thai phụ thường là nhóm người trẻ tuổi nên các nghiên cứu và theo dõi thực tế cũng cho thấy họ đáp ứng vắc-xin rất tố. Ở các nước trải qua giai đoạn dịch bùng phát nặng như Việt Nam sự cải thiện mức độ bệnh ở đối tượng này thể hiện rất ngoạn mục sau khi vắc-xin COVID-19 được triển khai rộng rãi.
Thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai
Trong 3 tháng đầu mang thai bạn phải tuyệt đối thận trọng trong quá trình ăn uống để không ảnh hướng đến thai nhi.
Đặc điểm thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.
Trong thời gian này, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, căn bản chỉ cần tăng trong khoảng từ 0,9 kg tới 2,3 kg. Đối với các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân thêm.
Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 - 6 bữa) trong đó cần đảm bảo đủ 3 bữa chính để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu sẽ hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Lúc đó là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Không chỉ là nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu còn cần chú ý tránh các loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ nhé.
Bạn cần thận trọng khi sử dụng cá ngừ trong quá trình mang thai.
- Bạn cần tránh các loại cá ngừ, cá kiếm, cá bơn,... vì những loại cá này chứa nhiều thủy ngân. Thủy ngân sẽ gây tổn thương trí não của trẻ sau này, nếu tình trạng nặng hơn còn có thể bị sảy thai.
- Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên sử dụng các loại thức ăn tái, sống vì nó có thể chứa vi khuẩn gây hại cho hệ đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Đu đủ xanh chứa nhiều enzyme và chất mủ dễ gây nên các cơn co thắt tử cung ở người mẹ, dẫn đến bị sảy thai. Bởi vậy nên các mẹ không nên ăn đu đủ xanh mà thay vào đó là đu đủ chín và hầm với chân giò sẽ tốt nhất.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế những loại thức uống có ga, cồn, chất kích thích để đảm bảo thai nhi không bị dị tật và mắc các bệnh từ trong bụng mẹ.
Như vậy với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu cũng như chế độ dinh dưỡng cần có. Hy vọng chị em sẽ có sức khỏe tốt và thai nhi khỏe mạnh nhất.
Siêu âm song thai nhưng đẻ 1 em bé có 2 dây rốn, bác sĩ xét nghiệm thì phát hiện điều hiếm gặp Tháng thứ 7 của thai kỳ, khi đi siêu âm thì bà bầu được bác sĩ thông báo rằng đang mang song thai vì họ thấy có 2 dây rốn. Câu chuyện hiếm gặp trên là của một sản phụ tên Mónica Vega, sinh sống tại Barranquilla (Colombia). Tháng thứ 7 của thai kỳ khi đi siêu âm thì cô được bác sĩ...