Tác động vào 3 bộ phận này trên cơ thể trẻ, con vừa khỏe lại thông minh từ bé
Nếu biết cách tác động vào “3 công tắc” này, cha mẹ có thể giúp cơ thể và não bộ của trẻ phát triển.
Các bậc cha mẹ đều mong con mình có được trí não thông minh và vóc dáng khỏe mạnh. Vì vậy khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh, nhiều cha mẹ đã cho con uống đủ các loại thuốc bổ để mong trẻ có được nền tảng thể chất tốt.
Tuy nhiên, cha mẹ không biết, trên cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có ba “công tắc thông minh”. Chỉ cần biết cách tác động vào 3 “công tắc” đó sẽ thu được không ít lợi ích cho bé. Nó không chỉ tốt cho sự phát triển trí não mà còn tốt cho cơ thể.
3 “công tắc thông minh” trên cơ thể trẻ
1. Đầu
Tất cả các bậc cha mẹ đều biết rằng đầu là nơi quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ và chúng cần được bảo vệ nên nhiều người không dám chạm vào nó.
Nhưng cha mẹ nên biết rằng đầu không chỉ dùng để chỉ đỉnh đầu của trẻ, tất cả các vị trí như khuôn mặt, trán,… đều thuộc về đầu. Massage vùng đầu có thể giúp bé bớt căng thẳng hoặc quấy khóc vì đau đầu và cũng có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách đặt ngón tay trỏ vào giữa trán của trẻ và từ từ vuốt dọc theo đường viền của khuôn mặt về phía cằm. Từ cằm, di chuyển ngón tay về phía má và massage nhẹ nhàng vùng má theo chuyển động tròn. Lặp lại các động tác một vài lần.
Hoặc cha mẹ có thể massage nhẹ nhàng trán cho trẻ bằng cách di chuyển các ngón tay ra ngoài từ giữa trán, thực hiện 3-5 lần.
2. Lưng
Tác động vào lưng của trẻ cũng sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều. Cha mẹ có thể đặt trẻ nằm sấp xuống, sau đó dùng tay vuốt lưng trẻ từ trong ra ngoài.
Video đang HOT
Đừng nhìn vào hành động này rất đơn giản nhưng nó có thể kích thích thần kinh thị giác và thần kinh xúc giác của bé, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ sau này.
3. Bụng
Bụng là khu vực có dạ dày và ruột. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ban đầu dựa vào sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cho sự tăng trưởng của trẻ. Sau đó, trẻ dần chuyển sang ăn thức ăn bổ sung. Tuy nhiên, khi ăn bổ sung, dạ dày và ruột của trẻ cũng cần một quá trình thích nghi.
Lúc này, bố mẹ có thể cho bé nằm thẳng trên giường rồi đặt hai tay lên bụng bé, massage vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ nhưng chú ý tránh vùng rốn, không dùng lực quá mạnh.
Massage nhẹ nhàng bụng trẻ hàng ngày có lợi cho nhu động đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời có thể thúc đẩy tiêu hóa. Nếu bé tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng thì đương nhiên bé sẽ thông minh hơn.
Có rất nhiều lợi ích nếu bạn chạm vào 3 “công tắc” trên
Ba phần trên nhìn qua tưởng vô dụng trong mắt nhiều bậc cha mẹ, nhưng chỉ cần cha mẹ kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
Cần biết rằng các tẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và sự phát triển của bản thân cần theo chu kỳ. Lúc này nếu cha mẹ biết cách kích thích các cơ quan cảm nhận cơ thể của trẻ từ bên ngoài có thể giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, việc chạm vào 3 bộ phận này cũng để tránh một số vấn đề. Thứ nhất khi chạm vào cơ thể bé cần đảm bảo vệ sinh cá nhân của cha mẹ. Cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi massage để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn cho trẻ bởi trẻ còn rất nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu.
Khi sờ, xoa bóp cho bé không nên đeo đồ trang sức trên tay, tốt nhất là cắt móng tay để tránh làm xước da cho trẻ sơ sinh.
Thứ hai, nhiệt độ bàn tay và nhiệt độ trong nhà không được quá thấp. Cần đảm bảo phòng kín gió và ấm áp để trẻ không bị hạ thân nhiệt. Vì bộ phận điều hòa thân nhiệt ở não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Nếu xảy ra việc hạ thân nhiệt người mẹ nên mặc thêm quần, áo ấm mang vớ (tất) cho bé rồi nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Cuối cùng, thời điểm tốt nhất để chạm vào trẻ là nửa giờ trước khi trẻ đi ngủ, điều này có thể có lợi hơn cho sự phát triển thể chất.
Mắc phải 5 lỗi sai này khi tắm cho con, mẹ khiến bé 'ốm lên, ốm xuống' suốt mùa đông
Các lỗi sai khi tắm dưới đây đang có nhiều bà mẹ mắc phải mà không hề hay biết.
Thời tiết ngày càng lạnh hơn khiến cho việc tắm cho bé trở nên nan giải với nhiều bà mẹ. Vì sức đề kháng của bé còn rất yếu nên trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là một số lỗi sai mẹ thường mắc khi tắm cho bé vào mùa đông.
Tắm quá thường xuyên
Thay vì ngày nào cũng tắm thì mẹ nên tắm cho trẻ 2-3 lần 1 tuần trong mùa đông. Tắm cho bé quá thường xuyên khiến da trẻ dễ bị mẩn ngứa. Tuy nhiên, mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh thật sạch vùng được quấn tã. Mẹ không nên tắm cho trẻ khi bé bị sốt hoặc bé mới tiêm phòng.
Nhiệt độ nước quá cao
Vì sợ trẻ lạnh nên nhiều mẹ tắm cho bé bằng nước rất nóng. Nhiệt độ nước quá cao có thể dễ dàng phá hủy lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da bé và khiến da bé càng bị khô. Da của bé rất mỏng manh, vì vậy, mẹ nên tắm cho trẻ với nhiệt độ thích hợp nhất là 40- 42 độ C vào mùa đông và 38- 40 độ C vào mùa hè. Khi tắm, mẹ hãy cho chân của trẻ tiếp xúc với nuớc trước, để con dần thích nghi rồi mới đặt cả người bé xuống nước.
Thời gian tắm không thích hợp
Thời gian tắm thích hợp của bé có thể là giữa các cữ bú hoặc trước khi bú mẹ. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho con là từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Đây là thời điểm ấm nhất trong ngày. Trước khi tắm, phụ huynh nên cho trẻ đi tiêu và đi tiểu, không nên tắm ngay cho trẻ sau khi bé bú để tránh tình trạng trẻ bị trớ.
Nhiệt độ phòng quá lạnh
Để tắm cho bé vào mùa đông, mẹ nên bật đèn sưởi để không gian phòng được ấm áp. Hãy giữ nhiệt độ trong phòng tắm khoảng khoảng 26- 28 độ C.
Vệ sinh bồn tắm sai cách
Khi trẻ còn nhỏ, bạn chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa chức năng khử trùng mạnh.
Vậy khi nào không được tắm cho trẻ sơ sinh?
1. Sau khi ăn
Phụ huynh không nên tắm bé sau khi trẻ mới được ăn xong. Sau khi ăn, dạ dày của trẻ đang trong tình trạng giãn nở. Tắm cho trẻ lúc này có thể khiến bé bị trớ. Mẹ hãy đợi nửa giờ sau khi cho con bú rồi mới tắm cho bé.
2. Sau khi tiêm phòng
Bạn không nên tắm cho trẻ trong 24 giờ sau khi tiêm phòng. Lúc này, bé dễ bị cảm, sốt.
3. Khi bé đau bụng
Nếu bụng bé khó chịu, chẳng hạn như thường xuyên bị tiêu chảy, bạn không nên tắm cho bé.
4. Khi bé buồn ngủ
Sau khi tắm, nhịp tim của cơ thể tăng lên, huyết áp tăng, nhiệt độ trong cơ thể tăng khiến bé khó ngủ, cáu kỉnh. Vì vậy, mẹ không nên tắm cho trẻ khi bé đang buồn ngủ.
5. Khi da trẻ bị tổn thương
Mẹ không nên tắm cho bé khi trẻ bị những tổn thương da như chốc lở, nhọt, bỏng nước, chấn thương...
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong ngày lạnh Thời tiết những ngày giáp Tết dương dần chuyển lạnh lất phất mưa phùn. Đối với trẻ sơ sinh, thời tiết lạnh chẳng hề dễ chịu chút nào. Để giữ ấm và dự phòng các bệnh truyền nhiễm theo mùa, hãy tham khảo những lời khuyên sau. Ảnh minh họa Mặc đồ cho bé thoải mái Đầu tiên bạn cho bé mặc quần...