Tác động từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc và Australia
Cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc do thuế quan không chỉ tác động tới kinh tế Australia, mà còn có thể thúc đẩy Bắc Kinh thay đổi trong mô hình tăng trưởng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến ngày 16/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thay vì đồng thuận với quan điểm phổ biến rằng kinh tế Australia sẽ bị tổn hại nặng nề, ông Huw McKay, cựu chuyên gia kinh tế của tập đoàn BHP lại có cái nhìn lạc quan thận trọng về sự ổn định của nhu cầu xuất khẩu tài nguyên của Australia.
Từ tình hình thực tế, ông McKay cho rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ kinh tế nội địa thay vì cắt giảm nhập khẩu. Nguyên nhân là trong trường hợp Trung Quốc chịu tác động từ thuế quan, nước này có xu hướng tăng cường kích thích kinh tế trong nước. Khả năng đó đã được chứng minh trong thực tế cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dưới thời chính quyền Trump 1.0, khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở để duy trì ổn định kinh tế. Kịch bản này có thể sẽ tái diễn nếu căng thẳng thương mại leo thang và nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, nhu cầu các nguồn tài nguyên nhập khẩu từ Australia như quặng sắt, than đá có thể sẽ vẫn được duy trì. Tuy nhiên, ông McKay lưu ý rằng Trung Quốc đã đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến tình trạng quá tải của thị trường bất động sản và nhu cầu suy giảm. Điều này khiến Bắc Kinh khó có thể lại tăng cường đầu tư hạ tầng như trước đây.
Đối với các ngành nghề khác nhau, ông McKay cho rằng chiến tranh thương mại với Mỹ có thể dẫn tới sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc. Ông McKay nhận thấy nếu Trung Quốc thay đổi cơ cấu kinh tế để chuyển sang mô hình tiêu dùng nội địa, các loại hàng hoá như đồng, lithium sẽ có triển vọng tốt hơn so với quặng sắt. Ông cho rằng việc tập trung vào tiêu dùng nội địa sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng và phương tiện vận chuyển, dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với đồng và lithium – hai nguyên liệu quan trọng cho ngành năng lượng tái tạo và công nghệ. Ngược lại, nguyên liệu như quặng sắt, vốn chủ yếu phục vụ xây dựng và sản xuất thép, có thể chịu tác động từ nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc.
Về giá quặng sắt, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra mức giá sàn trên thị trường quốc tế.Ông McKay cho rằng mặc dù nhu cầu quặng sắt từ Trung Quốc có thể giảm, giá vẫn giữ ở mức ổn định bởi các yếu tố cung/cầu khác, đặc biệt là từ chi phí sản xuất của các nhà khai thác toàn cầu. Các nhà sản xuất có chi phí cao hơn như Mineral Resources và một số nhà khai thác quốc tế sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh nếu giá quặng sắt xuống thấp, tạo ra mức giá sàn trên thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Trên phương diện toàn cầu, ngoài tác động trước mắt, ông McKay còn cảnh báo về các ảnh hưởng dài hạn đến thương mại và năng suất. Nếu Mỹ thực hiện các biện pháp thuế quan khắc nghiệt, các công ty Trung Quốc có thể phải tìm cách “đi vòng” qua các nước thứ ba như Việt Nam, Malaysia hoặc Mexico để tránh mức thuế cao. Chiến lược này có thể làm tăng chi phí thương mại toàn cầu và gây thêm áp lực lên lạm phát. Điều này đặc biệt quan trọng với Australia, một quốc gia nhập khẩu ròng công nghệ, phụ thuộc vào dòng chảy công nghệ và lao động qua biên giới quốc tế để duy trì hiệu suất sản xuất.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh việc hạn chế thương mại sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, có thể kìm hãm sự đổi mới và giảm năng suất trong dài hạn. Do năng suất của Mỹ có vai trò then chốt đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Australia, việc suy giảm đổi mới từ Mỹ có thể kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực cho Australia.
Nhìn chung, quan điểm của ông McKay mang tính thận trọng nhưng cũng thực tế về ảnh hưởng của một cuộc chiến thương mại mới. Ông không cho rằng kinh tế Australia sẽ chịu “cú sốc” ngay lập tức nhưng vẫn cảnh giác trước các rủi ro dài hạn. Khả năng duy trì nhu cầu tài nguyên của Australia phần lớn phụ thuộc vào chiến lược kinh tế nội địa của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh chọn hướng phát triển tiêu dùng nội địa và giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kinh tế Australia có thể sẽ chuyển trọng tâm sang các tài nguyên như đồng và lithium thay vì chỉ phụ thuộc vào quặng sắt.
Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan với rượu vang Australia
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 28/3 cho biết Trung Quốc sẽ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với rượu vang Australia từ ngày 29/3, chấm dứt ba năm áp dụng thuế trừng phạt.
Động thái trên đã chấm dứt mức thuế cao được áp dụng sau 3 năm lên các nhà sản xuất rượu vang Australia, đồng thời đán.h dấu thời kỳ ấm lên trong quan hệ Trung Quốc- Australia. Ảnh: 3AW
Mức thuế lên tới 218,4% được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 3/2021 trong thời hạn 5 năm cùng với một loạt rào cản thương mại khác đối với hàng hóa của Australia khi mối quan hệ trở nên căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc của Covid-19.
Mối quan hệ Trung Quốc - Australia được cải thiện vào năm 2023, khiến Trung Quốc dỡ bỏ dần các hạn chế thương mại đối với hàng hóa Australia, từ lúa mạch đến than đá.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố: "Do tình hình thị trường rượu vang Trung Quốc đã thay đổi, thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia không còn cần thiết nữa."
Đáp lại, chính phủ Australia tuyên bố: "Chúng tôi hoan nghênh kết quả này, đặc biệt trong thời điểm quan trọng đối với ngành công nghiệp rượu vang Australia."
Trước đây, rượu vang Australia nhập khẩu vào Trung Quốc được hưởng mức thuế bằng 0 sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do vào năm 2015, mang lại cho họ lợi thế thuế quan 14% so với nhiều quốc gia sản xuất rượu vang khác.
Theo tuyên bố của Bộ Thương mại, trong nửa đầu năm 2023, rượu vang Australia chỉ chiếm 0,14% lượng rượu vang nhập khẩu của Trung Quốc so với 27,46% vào năm 2020 trước khi mức thuế cao được áp dụng.
Bắc Kinh bắt đầu áp thuế đối với các sản phẩm của Australia vào năm 2020, khiến nước này phải khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi thuế quan đối với rượu vang Australia được áp dụng vào năm 2021, Canberra đã kêu gọi WTO phân xử tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc Hà Á Đông nói với các phóng viên hôm 28/3 rằng với nỗ lực chung của cả hai bên, Trung Quốc và Australia đã đạt được sự đồng thuận về giải quyết tranh chấp hợp lý trong khuôn khổ WTO, do đó việc loại bỏ thuế quan với Trung Quốc có nghĩa là Australia sẽ ngừng các thủ tục pháp lý tại WTO.
Nhà sản xuất rượu vang hàng đầu của Australia, Treasury Wine Estates nói họ hoan nghênh thông báo này và sẽ bắt đầu hợp tác với khách hàng ở Trung Quốc để mở rộng doanh số bán hàng và tiếp thị cũng như quản lý thương hiệu.
"Thông báo ngày hôm nay là một tín hiệu tích cực đáng kể không chỉ đối với Treasury Wine Estates mà còn đối với cả ngành công nghiệp rượu vang Australia và người tiêu dùng rượu vang ở Trung Quốc," Giám đốc điều hành Tim Ford cho biết trong một tuyên bố.
Việc dỡ bỏ thuế quan cũng sẽ là một động thái đáng hoan nghênh đối với những người trồng nho ở Australia khi hàng triệu cây nho đang bị phá hủy để hạn chế tình trạng sản xuất quá mức trong bối cảnh mức tiêu thụ rượu vang trên toàn thế giới giảm.
Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump Dưới thời Chính quyền Trump 2.0, nhiều công ty tài chính Mỹ được cho là sẽ tìm cách "bỏ chạy" hoặc tách rời với các cơ sở kinh doanh hoặc tạm dừng kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro vì lo ngại về căng thẳng địa chính trị giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Giao...