Tác động sẽ xảy ra khi châu Âu tẩy chay dầu thô Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất loại bỏ dần nhập khẩu dầu của Nga trong vòng sáu tháng tới. Đây là một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm ngừng trả 850 triệu USD mỗi ngày cho năng lượng Nga và gây ảnh hưởng đến tài chính của Điện Kremlin sau xung đột Nga-Ukraine.
Một thiết bị khoan dầu tại Đông Bắc Moskva (Nga). Ảnh: AP
Nhưng hãng thông tấn AP (Mỹ) nhận định việc thay đổi hàng thập niên vốn phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ Nga không phải là vấn đề đơn giản cho EU. Hungary cho biết sẽ không tham gia cuộc tẩy chay, trong khi đó Slovakia cùng CH Séc đang xem xét thời kỳ chuyển tiếp nhiều năm. Vậy một lệnh trừng phạt dầu thô Nga của EU sẽ tác động thế nào với người dân châu Âu cùng toàn bộ thế giới?
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, khí đốt và dầu mỏ vẫn tiếp tục chảy từ Nga sang các quốc gia thành viên EU. Theo thống kê của các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ), EU đã chuyển 450 triệu USD mỗi ngày cho Nga để chi trả dầu mỏ và 400 triệu USD mỗi ngày dành cho khí đốt tự nhiên.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu năng lượng đang tăng cường cho ngân sách của Điện Kremlin, bổ sung nguồn dự trữ ngoại tệ hỗ trợ cho đồng ruble, đồng thời một phần bù đắp cho các lệnh trừng phạt đã đóng băng phần lớn dự trữ ngoại hối của Nga ở bên ngoài lãnh thổ nước này.
Châu Âu là khách hàng lớn nhất mua dầu thô của Nga. Theo thống kê năng lượng thế giới của công ty dầu mỏ Anh BP, tính riêng trong năm 2020, châu Âu nhận khoảng 138 triệu tấn trong tổng số 260 triệu tấn dầu xuất khẩu của Nga, tương đương 53%. Châu Âu đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu dầu thô bằng nguồn “vàng đen” của Nga.
Việc tìm nguồn thay thế cho khí đốt tự nhiên Nga là khó khăn hơn so với dầu thô bởi khí đốt được vận chuyển chủ yếu qua các đường ống trong khi dầu thô được vận chuyển bởi tàu chở dầu và giao dịch trên toàn cầu. Do đó, AP đánh giá châu Âu vẫn chưa cân nhắc đến việc tẩy chay khí đốt tự nhiên Nga.
Video đang HOT
Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, châu Âu nhập khẩu 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga. Về lý thuyết, các nước châu Âu có thể thay thế số dầu này từ các nhà cung cấp khác ở Trung Đông hoặc Mỹ, Mỹ Latinh cùng châu Phi.
Tuy nhiên, cần có thời gian để thực hiện điều chỉnh đó. Nguồn cung cấp mới sẽ phải được tìm thấy ở nơi khác. Một số nhà máy lọc dầu lớn ở Trung và Đông Âu phụ thuộc vào dầu mỏ xuất phát từ đường ống có từ thời Liên Xô và sẽ phải tìm hướng khác để nhận dầu thô.
Các nhà phân tích của Bruegel cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia châu Âu nên sẵn sàng áp dụng biện pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu, chẳng hạn như miễn phí giao thông công cộng và khuyến khích chia sẻ xe hơi. Nếu những biện pháp đó không hiệu quả, sẽ cần đến những biện pháp cứng rắn hơn như cấm lái xe vào ngày chẵn lẻ dựa trên biển số. Các biện pháp tương tự đã được thực hiện trong lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), khi Đức áp đặt các ngày Chủ Nhật cấm ô tô.
Một cơ sở thuộc dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 trên lãnh thổ Đức. Ảnh: AP
Các nhà kinh tế nhận định việc cắt nhập khẩu cả khí đốt và dầu mỏ có thể gây ra suy thoái tại châu Âu. Nga là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất cho xe tải và thiết bị nông nghiệp châu Âu, điều này có nghĩa là giá của nó sẽ ảnh hưởng đến giá của nhiều loại thực phẩm và hàng hóa khác. Các chính phủ EU cũng đang đánh cược rằng Nga sẽ không đáp trả bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Nhưng Nga đã cắt nguồn cung cho Bulgaria và Ba Lan sau khi 2 quốc gia này chối thanh toán bằng đồng ruble.
Rất có thể giá dầu sẽ tăng đối với tất cả các quốc gia bởi đây là hàng hóa toàn cầu. Điều đó có nghĩa là giá xăng và chi phí sưởi trong nhà sẽ cao hơn, thu nhập khả dụng ít hơn đối với người tiêu dùng và là lực cản đối với sự phục hồi kinh tế từ dịch COVID-19.
Nga có thể sẽ sản xuất và xuất khẩu ít dầu thô hơn sau khi mất khách hàng lớn nhất là châu Âu. Đó là bởi vì tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga không thể đơn giản chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á do những hạn chế về vận chuyển và hậu cần. Điều này cũng tương đương với một cuộc cải tổ lớn “các dòng chảy dầu thô” trên thế giới.
Khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc có thể tránh mua dầu của Nga vì nguy cơ chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Và các khách hàng phương Tây đã tránh xa dầu thô của Nga vì họ không muốn liên quan đến nước này hoặc không thể tìm thấy ngân hàng sẵn sàng xử lý các giao dịch với Moskva.
Tuy nhiên, một số khách hàng tại châu Á có thể tận dụng cơ hội này để mua dầu thô giảm giá của Nga. OPEC đã bày tỏ rõ ràng sẽ không tăng sản lượng để bù đắp cho lượng thiếu hụt từ Nga nếu xảy ra tẩy chay.
Năng lượng là “trụ cột” chính trong ngân sách của Điện Kremlin. Trong giai đoạn từ 2011-2020, Chính phủ Nga thu được trung bình 43% doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Cho đến nay, thiệt hại về doanh thu của Nga khá hạn chế do giá dầu nói chung duy trì ở mức cao. Những khoản thu nhập ngoại tệ từ dầu thô giúp hỗ trợ tài chính của Nga trong bối cảnh nước này chịu hàng loạt lệnh trừng phạt.
Ông John Lough tại Viện Vấn đề Quốc tế Hoàng gia (Anh) cảnh báo rằng giá dầu tăng xuất phát từ các lệnh cấm vận thậm chí có thể giảm tác động đối với kinh tế Nga nếu nước này chuyển được dầu thô đến thị trường khác ngoài châu Âu.
Đức nói có thể từ bỏ dầu thô của Nga vào cuối mùa Hè
Đức tuyên bố đang đạt được tiến bộ trong việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga và kỳ vọng sẽ hoàn toàn độc lập với dầu thô Nga vào cuối mùa Hè năm nay.
Bể chứa khí đốt tại một nhà máy hóa chất ở Oberhausen (Đức). Ảnh: AP
Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức cho biết nước này đã tìm cách để chuyển sang nhập khẩu dầu thô và than đá từ các quốc gia khác trong thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là việc chấm dứt phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô Nga từ cuối mùa Hè năm nay là thực tế.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck ngày 1/5 cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã giảm tỷ trọng nhập khẩu năng lượng của Nga xuống còn 12% đối với dầu thô, 8% đối với than đá và 35% đối với khí đốt tự nhiên.
Bộ trưởng Habeck cho biết: "Tất cả những bước chúng tôi đang thực hiện đòi hỏi nỗ lực chung to lớn từ tất cả các bên và chúng cũng có nghĩa cả nền kinh tế và người tiêu dùng đều cảm nhận được cái giá phải trả". Ông bổ sung rằng những động thái này là cần thiết.
Tuyên bố của Đức được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc trừng phạt dầu mỏ của Nga sau khi ra quyết định cấm nhập khẩu than đá Nga từ tháng 8 tới. Mỗi ngày, EU trả cho Nga 850 triệu USD để mua dầu mỏ và khí đốt. Đức là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu năng lượng của Nga.
Đức đã chịu áp lực lớn từ Ukraine và nhiều quốc gia châu Âu khác về việc cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Tuy nhiên, việc Đức xa rời khí đốt tự nhiên của Nga lại mang thách thức lớn hơn. Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, hơn một nửa số khí đốt tự nhiên Đức nhập khẩu bắt nguồn từ Nga. Con số này đã giảm xuống còn 35% sau khi Đức tăng cường mua khí đốt tự nhiên của Na Uy và Hà Lan.
Để giảm hơn nữa nhập khẩu của Nga, Đức lên kế hoạch đẩy nhanh xây dựng các trạm đầu mối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức tiết lộ nước này đặt mục tiêu đưa một số trạm nổi LNG vào hoạt động sớm nhất là trong năm nay hoặc năm sau.
Đức đã lưỡng lự trước đề nghị của EU về việc tẩy chay khí đốt tự nhiên Nga. Berlin cũng theo dõi sát sao thông tin Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria sau khi hai nước này từ chối chi trả cho khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng ruble.
Ngân hàng trung ương Đức cho biết việc cắt giảm hoàn toàn khí đốt của Nga có thể đồng nghĩa với việc sản lượng kinh tế bị mất đi 5 điểm phần trăm và lạm phát cao hơn.
Thách thức mới với EU do lệnh cấm than của Nga Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu càng dễ bị tổn thương hơn do giá năng lượng tăng. Liệu EU có vượt qua thách thức khi cấm nhập khẩu than từ Nga? Ảnh: TASS Theo trang tin Oilprice.com, EU mới đây đã quyết định cấm than của Nga, đưa ra thời hạn cuối cùng vào tháng 8 tới để cho phép...