Tác động cuộc xung đột Israel – Hamas với triển vọng tái tranh cử của Tổng thống Biden
Cuộc thăm dò mới đưa ra tin tức nghiệt ngã cho đảng Dân chủ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới.
Mối lo ngại của đảng Dân chủ gia tăng trong bối cảnh sự ủng hộ đối với Tổng thống Joe Biden sụt giảm. Ảnh: Reuters
Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 5/11, những lo ngại đang ngày càng gia tăng trong các đảng viên Đảng Dân chủ về việc Tổng thống Joe Biden nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử năm 2024 khi trong nội bộ đảng này, ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự ủng hộ của Tổng thống Biden dành cho Israel liên quan đến cuộc chiến với Hamas đang làm suy yếu niềm tin đối với ông ở những bang cơ sở của Đảng Dân chủ.
Thái độ của người Mỹ đang thay đổi nhanh chóng về cuộc xung đột Israel – Hamas và rất nhiều điều có thể biến động khó lường từ nay đến tháng 11 tới, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng khi Israel tấn công vào Gaza để đáp trả cuộc đột kích của lực lượng Hamas vào ngày 7/10, Đảng Dân chủ của ông Biden đang rạn nứt vì cuộc chiến.
Một loạt cuộc thăm dò của tờ New York Times công bố hôm 5/11 có khả năng làm tăng thêm lo lắng của những đảng viên Đảng Dân chủ về hậu quả chính trị từ việc Tổng thống Biden xử lý cuộc xung đột ở Trung Đông. Các cuộc thăm dò đó cho thấy ông Biden đang bị cựu Tổng thống Donald Trump dẫn trước ở 5 trong số 6 bang chiến địa.
Cuộc thăm dò của tờ báo trên cho thấy các cử tri đã đăng ký ở các bang chiến địa tin tưởng ông Trump hơn Biden trong việc quản lý cuộc xung đột Israel – Palestine với chênh lệch 11 điểm phần trăm. Các cử tri dưới 30 tuổi, giống như đại đa số cử tri, thích ông Trump giải quyết vấn đề hơn ông Biden 10 điểm phần trăm.
Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát, cử tri ở các bang dao động có những nghi ngại nghiêm trọng về cách quản lý nền kinh tế của ông Biden – thường quan trọng hơn nhiều đối với cử tri so với các vấn đề thế giới – cũng như vấn đề tuổi tác của ông. Nhưng chính sách đối ngoại cũng là một điểm yếu đối với Tổng thống Biden, và một số đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng điều đó đang làm trầm trọng thêm những hạn chế khác của đương kim tổng thống Mỹ, đặc biệt là trong giới cử tri trẻ và không phải da trắng.
“Xung đột đang tác động đến cách mọi người, đặc biệt là giới trẻ Mỹ nghĩ về bản thân, về tổng thống và về nước Mỹ”, John Della Volpe, Giám đốc thăm dò ý kiến tại Viện Chính trị của Trường Harvard Kennedy, người đã cố vấn cho nhóm vận động tranh cử năm 2020 của ông Biden và vẫn là tiếng nói bên ngoài đáng tin cậy của Nhà Trắng, cho biết.
Video đang HOT
Kết quả thăm dò của tờ New York Times công bố hôm 5/11 đã gây ra làn sóng “hoảng sợ” đối với những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông Biden. Bill Kristol, một nhà chính sách đối ngoại nổi tiếng có quan điểm diều hâu, đã kêu gọi Tổng thống Biden tuyên bố không tái tranh cử vào năm 2024.
Rõ ràng là bối cảnh chính trị, đặc biệt là tình hình ở Dải Gaza, có những ảnh hưởng nhất định đối với triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Biden. Trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Hồi giáo và Arab đã cảnh báo các trợ lý hàng đầu của ông Biden rằng các chính sách của tổng thống có thể gây tổn hại với ông vào năm 2024 trong số các cử tri trong cộng đồng của họ. Mặc dù họ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số cử tri trên toàn quốc, nhưng cử tri người Mỹ gốc Arab có thể là nhóm bỏ phiếu quan trọng trong các cuộc bầu cử ở những bang không có thế áp đảo, đặc biệt là ở bang dao động Michigan.
Wa’el Alzayat, Giám đốc điều hành của nhóm vận động Hồi giáo Emgage, cho biết nhóm của ông và những người khác đã chuyển trực tiếp mối quan ngại của họ đến các cố vấn cấp cao của Tổng thống Biden.
Tuy nhiên, nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Biden không cho rằng kết quả thăm dò của tờ New York Times là một dấu hiệu tiêu cực đối với cuộc bầu cử sắp diễn ra, bày tỏ sự tin tưởng rằng công chúng Mỹ vẫn ủng hộ việc Tổng thống Biden đứng về phía Israel. Các cố vấn của ông Biden cũng lập luận rằng tổng thống trong nhiều năm là người ủng hộ người Mỹ gốc Arab và Hồi giáo, kể cả trong những tuần gần đây, khi ông lên án chủ nghĩa bài Hồi giáo và bắt đầu gây áp lực nhằm kiềm chế Israel trong chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza của họ.
Nhưng một số đảng viên Đảng Dân chủ vẫn lo lắng. Waleed Shahid, một chiến lược gia của đảng Dân chủ, người luôn chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Biden đối với cuộc xung đột Israel – Hamas, nói rằng nhiều cử tri đã bắt đầu lo ngại. Ông nói: “Việc Tổng thống Biden ủng hộ chiến dịch ném bom không ngừng của Israel đã làm hoang mang các cử tri trẻ và cử tri da màu về giá trị cốt lõi. Cuộc bầu cử sắp tới ngày càng giống năm 2016, nơi đảng Dân chủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục cử tri của chính họ thay vì chỉ cho mọi người thấy Đảng Cộng hòa yếu kém đến mức nào”.
Một chiến lược gia từng làm việc cho Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng thừa nhận các cuộc thăm dò của tờ New York Times “là một hồi chuông báo động” đối với nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Biden. Người này nói thêm: “Họ cần thu hút được những cử tri trẻ tuổi trong bối cảnh những cử tri này lo ngại về cuộc sống của người Palestine cũng như cuộc chiến đang diễn ra và phản ứng hiện tại của chính quyền Biden sẽ chỉ khiến họ giảm sự ủng hộ tổng thống hơn”.
Xung đột với Hamas khiến thỏa thuận giữa Israel và Saudi Arabia có nguy cơ tan vỡ
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hy vọng kết thúc nhiệm kỳ bằng một thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia, nhưng điều đó giờ đây dường như khó xảy ra.
Xung đột Israel - Hamas cũng sẽ buộc các quốc gia Arab khác xem xét lại các quyết định gần đây về bình thường hóa quan hệ với Israel.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hy vọng kết thúc nhiệm kỳ của mình bằng một thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia. Ảnh: NYT
Theo tờ Politico ngày 12/10, thỏa thuận ngoại giao do Washington hậu thuẫn giữa Israel và Saudi Arabia sẽ có sự kiện quan trọng là trao đổi đại sứ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo. Nhưng do cuộc tấn công của Hamas và sự đáp trả của Israel, thỏa thuận này đang bị đe dọa.
Cuộc tấn công của lực lượng Hamas cũng sẽ buộc các quốc gia Arab khác phải xem xét lại các quyết định gần đây về bình thường hóa quan hệ với Israel.
Bahrain, Yemen, Liban, Syria và Jordan đều đã chứng kiến một số cuộc biểu tình ủng hộ Hamas. Nhưng khi thương vong gia tăng ở Gaza, những cuộc biểu tình này có thể sẽ lan rộng khắp thế giới Arab. Ước tính có khoảng 200.000 người Palestine ở Gaza đã phải tìm nơi trú ẩn tại các trường học do Liên hợp quốc điều hành và hàng nghìn người khác sẽ trở thành người tị nạn trong những ngày tới khi Israel trả đũa và săn lùng các tay súng Hamas.
"Hãy ra khỏi Gaza", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với người Palestine hôm 8/10. Lời khuyên của ông đã được các chỉ huy quân đội Israel lặp lại khi nói về các tuyến đường an toàn đến các bãi biển và cánh đồng trống ít có khả năng trở thành mục tiêu tấn công.
Khi quân đội Israel tấn công Gaza và có thể tiến hành một chiến dịch trên bộ, các nhà lãnh đạo Arab gần đây đã bình thường hóa quan hệ với nước này sẽ phải tìm cách kiềm chế áp lực đến từ "đường phố Arab", vốn đang kêu gọi họ chỉ trích Israel và cắt đứt mối quan hệ mới với nhà nước Do Thái.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Maroc đều đã mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Israel kể từ khi Hiệp định Abraham được ký kết vào năm 2020, và các chính phủ này vẫn chưa quyết định nên ứng phó như thế nào trước các sự kiện đang diễn ra nhanh chóng ở Gaza.
Không ai trong số họ ủng hộ Hamas và hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan của tổ chức này, nhưng nếu tâm lý chống Israel nổi lên trên toàn thế giới Arab, họ có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đóng cửa các đại sứ quán ở israel.
Vì vậy, khi cuộc khủng hoảng diễn ra, Saudi Arabia hiện phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cho đến gần đây, quốc gia này đã tham gia vào cuộc trấn áp các thủ lĩnh Hamas địa phương. Năm 2019, chính quyền Saudi Arabia đã bắt giữ Mohammed al-Khudari, 81 tuổi, đại diện hàng đầu của Hamas tại nước này, và kết án 15 năm tù. Theo Hamas, khoảng 60 người ủng hộ Hamas đã bị Saudi Arabia bắt giữ.
Nhưng gần đây hơn, Saudi Arabia đã thay đổi chiến thuật trong nước, áp dụng đường lối mềm mỏng hơn với Hamas. Ông Khudari và những người khác đã được thả khỏi các nhà tù của Saudi Arabia, trong khi các thủ lĩnh Hamas ở Qatar và Liban được phép tham gia vào cuộc hành hương đến Mecca.
Đằng sau những động thái này là hy vọng rằng đến lượt Hamas, sẽ giảm bớt những lời chỉ trích về việc Saudi Arabia nối lại quan hệ với Israel - và họ đã làm như vậy. Nhưng điều này có thể thay đổi sau ngày 7/10, khi những cú sốc chính trị mang tính địa chấn bắt đầu tác động đến khu vực.
Mọi giả định trước đây về cơ hội hòa bình giờ đây có nguy cơ bị xóa bỏ. Cuộc tấn công của Hamas là một bước ngoặt và quan trọng hơn, người dân Israel bình thường không có tâm trạng đàm phán hòa bình với các nước Arab sau những gì đã xảy ra. Họ chỉ đơn giản muốn đáp trả.
Nếu chính quyền Saudi Arabia tiếp tục chọn cách phớt lờ tâm lý ủng hộ Hamas và tiếp tục theo đuổi hy vọng bình thường hóa quan hệ với Israel, họ sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi từ công chúng Arab.
Ngược lại, nếu chính quyền Saudi Arabia từ bỏ quá trình bình thường hóa với Israel, họ có nguy cơ mất đi nhiều ưu đãi của Mỹ, bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung và cơ sở hạ tầng hạt nhân dân sự tương xứng với bất cứ thứ gì mà Iran đã phát triển cho đến nay.
Thật khó để tưởng tượng rằng chỉ một tuần trước, cả hai bên đã lặng lẽ kỷ niệm mối quan hệ đang nở rộ, với hai bộ trưởng trong nội các Israel đến Saudi Arabia trong các chuyến thăm riêng. Thành viên thứ ba trong nội các Israel, Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Idit Silman, cũng dự kiến đến Riyadh trong tháng này, nhưng chuyến thăm hiện khó có thể diễn ra.
Tóm lại, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hy vọng kết thúc nhiệm kỳ bằng một thỏa thuận hòa bình mới mang tính lịch sử giữa Israel và quốc gia Arab hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất là Saudi Arabia, nhưng hy vọng đó giờ đang tan vỡ.
Quân đội Israel phân luồng giao thông tạo điều kiện sơ tán dân tại Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ra tuyên bố cho biết IDF sẽ phân luồng một đường cao tốc chính ở Gaza trong vòng 3 giờ để tạo điều kiện cho người dân sơ tán từ khỏi vùng chiến sự tới các khu vực phía Nam. Người dân sơ tán khỏi Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah để...